Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn

Chi tiết

Được đăng: 26 Tháng 5 2020

 Từ thanh quản trở xuống là khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Viêm phế quản phát triển khi có sưng và kích thích phế quản.

Hầu hết nguyên nhân gây viêm phế quản cấp là do virus, một số do vi khuẩn.

Viêm phế quản cấp là bệnh lý thường gặp nhất trong các nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Bệnh thường diễn tiến lành tính, không để lại di chứng.

Biểu hiện của bệnh viêm phế quản cấp:

Biểu hiện của viêm phế quản cấp thường dễ nhận biết, bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm [người bệnh có sốt, đau đầu, đau nhức mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi]. Sau đó bệnh nhân xuất hiện ho tăng dần, có thể ho đơn thuần không kèm khạc đàm, nhưng nhiều trường hợp có ho khạc đàm.

Một số rất ít trường hợp viêm phế quản cấp có khó thở, hoặc có sốt, thậm chí có đau ngực.

Hầu hết những người bị ho dai dẳng sau khi bị cảm lạnh không cần phải gặp bác sĩ. Bạn nên gặp bác sĩ nếu có bất kỳ điều gì sau đây:

● Ho không cải thiện sau 7 ngày hoặc kéo dài hơn 20 ngày

● Ho nặng hơn, kèm theo sốt mới, đàm đổi màu mới [có thể là dấu hiệu của viêm phổi đang phát triển]

● Đau ngực khi ho, khó thở hoặc ho ra máu.

● Ho kèm theo giảm cân không giải thích được

● Ho trên bệnh nền tim, phổi mạn tính.

● Ho dai dẳng ở người trên 75 tuổi.

● Sốt dai dẳng hoặc sốt mới.

Cần làm thêm các xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp đều được chẩn đoán xác định nhờ việc thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần để phân biệt với một số bệnh khác như viêm phổi.. người bệnh cần được làm thêm một số xét nghiệm như 

Chụp X quang phổi

Một số bệnh nhân được yêu cầu chụp X quang phổi khi có biểu hiện ho, khạc đà

m và kèm thêm một trong các dấu hiệu sau: + Người bệnh có tuổi > 75. + Mạch > 100 lần/phút. + Thở > 24 lần/phút.

+ Nhiệt độ  > 38

0C.
+
ran ẩm, nổ, hội chứng đông đặc khi thăm khám phổi.

Xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh

Có rất ít bệnh nhân cần được làm xét nghiệm tìm căn nguyên gây viêm phế quản cấp, xét nghiệm tìm căn nguyên được chỉ định trong một số tình huống đặc biệt như:

- Thầy thuốc muốn xác định đặc điểm vi sinh gây bệnh viêm phế quản cấp ở địa phương đó, từ đó làm căn cứ để kê thuốc điều trị cho những trường hợp tiếp theo

- Những trường hợp chẩn đoán viêm phế quản cấp, được chỉ định điều trị kháng sinh, nhưng không thấy có hiệu quả. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được soi cấy đàm, để tìm vi khuẩn gây bệnh, từ đó xác định khả năng kháng thuốc, nhạy cảm thuốc kháng sinh của vi khuẩn , làm cơ sở kê đơn kháng sinh hợp lý.

PGS TS BS LÊ TIẾN DŨNG

Khoa Hô hấp- BV Đại học Y Dược TPHCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Albert, RH [1 December 2010]. "Diagnosis and treatment of acute bronchitis". American Family Physician. 82 [11]: 1345–50

2.    Alberta Clinical Guidelines Program. Towards Optimal Practice: guidelines for the management and treatment of acute bronchitis. Edmonton, AB: Alberta Clinical Guidelines Program; 2005.

3.    Fahey T, Stocks N, Thomas R. Quantitative systematic review of randomised controlled trials comparing antibiotic with placebo for acute cough in adults. BMJ. 1998;316[7135]:906–10. 

4.    Fleming, DM; Elliot, AJ [March 2007]. "The management of acute bronchitis in children". Expert Opinion on Pharmacotherapy. 8 [4]: 415–26. 

5.    Hueston WJ, Mainous AG, Dacus EN, Hopper JE. Does acute bronchitis really exist? J Fam Practice. 2000;47:401–7. 

6.    Irwin RS, Baumann MH, Bosler DC, Boulet LP, Braman SS, Brightling CE, et al. Diagnosis and management of cough: executive summary: ACCP evidence-based clinical practice guidelines. Chest. 2006;129[1 Suppl]:1S–23S

7.    Singh, Anumeha; Zahn, Elise [2018]"What Causes Bronchitis?". August 4, 2011. StatPearls Publishing.

8.    Smucny J, Becker L, Glazier R. Beta2-agonists for acute bronchitis. Cochrane Database Syst Rev. 2006;[4]:CD001726

9.    Smucny J, Fahey T, Becker L, Glazier R. Antibiotics for acute bronchitis. Cochrane Database Syst Rev. 2004;[4]:CD000245

10. Tackett, KL; Atkins, A [December 2012]. "Evidence-based acute bronchitis therapy". Journal of Pharmacy Practice. 25 [6]: 586–90.

11. Wenzel, RP; Fowler AA, 3rd [16 November 2006]. "Clinical practice. Acute bronchitis". The New England Journal of Medicine. 355 [20]: 2125–30 

12. Worrall G. Acute bronchitis. In: Worrall G, editor. There’s a lot of it about: acute respiratory infection in primary care. Abingdon, Engl: Radcliffe Publishing Ltd; 2006. pp. 58–66

Viêm phế quản phổi ở người lớn là một trong những bệnh lý dễ gặp phải khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết. Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, dễ gây ra các biến chứng đối với hệ hô hấp. Cùng MEDLATEC tìm hiểu những điều cần biết về bệnh viêm phế quản phổi trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về bệnh lý

viêm phế quản phổi ở người lớn diễn ra khi tình trạng viêm của các ống phế quản trong phổi bị viêm nhiễm do các yếu tố gây hại bên ngoài tấn công. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp. Viêm phế quản phổi ở người lớn đặc biệt nguy hiểm đối với người có độ tuổi cao do sức đề kháng quá kém hoặc đã bị suy yếu.

Viêm phế quản phổi là bệnh lý gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đối với hệ thống hô hấp của người bệnh

Hầu hết nguyên nhân gây viêm phế quản cấp là do virus, một số do vi khuẩn. Nguồn gây bệnh có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác thông qua việc ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với chất thải của người bệnh.

2. Các triệu chứng của bệnh lý viêm phế quản phổi ở người lớn

Người mắc viêm phế quản cấp các triệu chứng thường khá rõ ràng, dễ nhận biết. Các dấu hiệu bao gồm: sốt, đau đầu, đau nhức mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi,... Bệnh nhân bắt đầu ho và tăng dần, có thể có hoặc không có đờm.

Ngoài ra, theo ghi nhận, có trường hợp viêm phế quản cấp còn bị khó thở, đau ngực nhưng ít gặp.

Người bị viêm phế quản thường có biểu hiện sốt nhẹ, ho, xuất hiện các dịch đờm trong cổ

3. Nguyên nhân gây bệnh

Theo nghiên cứu, viêm phế quản phổi ở người lớn gây ra bởi nhiều tác nhân, trong đó có thể kể đến những yếu tố như sau:

  • Virus: là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý. Có thể kể đến như: các chủng herpes virus, virus cúm, virus đại thực bào hô hấp,…

  • Vi khuẩn như Chlamydia, nhóm vi khuẩn gây mủ, Mycoplasma,… Tuy nhiên, chúng có tỷ lệ gây bệnh thấp hơn so với các chủng virus.

  • Người bệnh có sức đề kháng kém hoặc đã bị suy yếu: khiến cơ thể dễ dàng bị tấn công với các tác nhân gây hại so với người bình thường.

  • Ảnh hưởng của các bệnh lý như trào ngược dạ dày, nhiễm trùng phổi, các bệnh liên quan đến phổi là nguyên nhân khiến phổi và phế quản bị tổn thường, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Từ đó, tiến triển thành viêm phế quản.

  • Thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi để tình trạng kích ứng niêm mạc hô hấp xảy ra, dẫn tới sưng - viêm phế quản.

  • Do thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, môi trường bị ô nhiễm, hóa chất,…

Khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất,… là những yếu tố kích thích gây viêm phế quản ở người lớn

4. Điều trị viêm phế quản đối với người lớn như thế nào?

Chẩn đoán bệnh lý

Vì các triệu chứng, dấu hiệu khá dễ nhận biết nên bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp có thể chẩn đoán, xác định qua thăm khám lâm sàng. Nhưng trong nhiều trường hợp, để khẳng định và phân biệt với một số bệnh lý khác có dấu hiệu tương tự như viêm phổi, bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm khác như:

  • Nghe phổi.

  • Chụp X - quang ngực.

  • Xét nghiệm máu.

  • Phân tích mẫu đờm.

  • Thực hiện các thử nghiệm chức năng của phổi - PPT nhằm loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng bệnh lý.

Điều trị bệnh

Viêm phế quản phổi ở người lớn cần điều trị theo nguyên nhân gây bệnh để đem lại hiệu quả. Có tới khoảng 90% nguyên nhân gây viêm phế quản đối với người lớn là bởi virus, do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh là không cần thiết và chỉ được chỉ định trong trường hợp nhiễm vi khuẩn. Các loại thuốc kháng virus sẽ được bác sĩ khuyến cáo sử dụng theo trình trạng bệnh lý của người bệnh, không nên sử dụng thường quy.

Bên cạnh đó, các triệu chứng của viêm phế quản cũng sẽ được điều trị với các loại thuốc tương ứng:

  • Paracetamol và ibuprofen giúp hạ sốt.

  • Thuốc long đờm, loãng đờm như carbocistein, acetylcystein, bromhexin,… khi người bệnh có đờm đặc hoặc lượng đờm trong cổ là quá nhiều.

  • Thuốc kháng histamine, thuốc giảm ho.

  • Thuốc giãn phế quản.

  • Vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Paracetamol hay các loại thuốc kháng histamin thường được sử dụng trong điều trị triệu chứng viêm phế quản

5. Cách phòng ngừa bệnh lý

Viêm phế quản phổi ở người lớn phát triển mạnh vào thời điểm thời tiết giao mùa hoặc thay đổi bất thường. Do đó, bên cạnh việc điều trị, mỗi người cần chủ động phòng ngừa viêm phế quản bằng những biện pháp như:

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa các chủng virus, vi khuẩn liên quan đến đường hô hấp.

  • Loại bỏ các yếu tố - tác nhân gây bệnh từ môi trường như khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất,…

  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông hoặc khi trời trở lạnh bất thường.

  • Giữ vệ sinh cá nhân.

  • Giữ vệ sinh - dọn dẹp nhà ở trường xuyên. Điều này giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh về đường hô hấp.

  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng liên quan đến hệ hô hấp, các bệnh về phổi nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

  • Cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục - thể thao.

Ăn uống đủ chất, khoa học giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa mọi bệnh tật

Giai đoạn tiền phát, viêm phế quản phổi ở người lớn chỉ gây ra các cảm giác khó chịu ban đầu đối với người bệnh. Tuy nhiên, khi không được điều trị kịp thời và đúng cách, các biến chứng tiêu cực đối với hệ hô hấp sẽ dễ dàng xảy ra. Do đó, ngay khi có các biểu hiện bất thường của bệnh lý, người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Hiện nay, Chuyên khoa hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu chẩn đoán và điều trị viêm phế quản nói riêng và các bệnh lý về hô hấp nói chung của người bệnh. Tại MEDLATEC, bệnh nhân sẽ được trực tiếp bởi đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong chuyên khoa hô hấp, tiến hành xét nghiệm - chẩn đoán với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại,… cùng các dịch vụ tiện ích khác.

Gọi ngay tới đường dây nóng 1900.56.56.56 để được tư vấn, giải đáp các vấn đề về sức khỏe và sử dụng dịch vụ thăm khám tại MEDLATEC.

Video liên quan

Chủ Đề