Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì

Đau lưng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Đau lưng có thể cảm thấy như là một cơn đau âm ỉ, liên tục hoặc cơn đau nhói, đột ngột. Đau lưng có thể là kết quả của:

  • Tai nạn.
  • Ngã.
  • Nâng vật nặng.
  • Những thay đổi xảy ra ở cột sống khi quý vị già đi.
  • Rối loạn hoặc bệnh trạng.

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng cơn đau của quý vị. Quý vị có thể làm một số điều để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ bị đau lưng mạn tính [kéo dài].

Ai có thể bị đau lưng?

Bất kỳ ai cũng có thể bị đau lưng. Quý vị có thể dễ bị đau lưng hơn vì những lý do sau:

  • Mức độ tập thể dục: Đau lưng phổ biến hơn ở những người không khỏe mạnh. Quý vị cũng có thể bị đau lưng nếu quý vị tập thể dục quá sức sau một thời gian không vận động.
  • Béo phì: Nếu quý vị thừa cân hoặc béo phì, điều này cũng có thể tạo áp lực cho lưng và dẫn đến bị đau.
  • Các yếu tố rủi ro liên quan đến công việc: Các công việc đòi hỏi phải nâng, đẩy, kéo hoặc vặn vật nặng có thể làm tổn thương lưng. Công việc bàn giấy cũng có thể là nguyên nhân, đặc biệt là nếu quý vị ngồi gù lưng hoặc ngồi cả ngày trên một chiếc ghế không thoải mái.
  • Mức độ căng thẳng: Nếu quý vị thường xuyên ngủ không ngon giấc, trầm cảm hay lo lắng, tình trạng đau lưng có thể xuất hiện thường xuyên hơn và trầm trọng hơn.
  • Tuổi tác: Quý vị có thể bị đau lưng nhiều hơn khi quý vị lớn tuổi hơn, đặc biệt là khi quý vị bước sang tuổi 45.
  • Tiền sử gia đình: Gen của quý vị cũng là nguyên nhân trong một số rối loạn gây đau lưng.

Có những loại đau lưng nào?

Quý vị có thể cảm thấy cơn đau lưng xảy ra đột ngột hoặc kéo dài vài ngày đến vài tuần, hoặc quý vị cũng có thể bị đau lưng kéo dài hơn, chẳng hạn như từ 4 đến 12 tuần trở lên.

Triệu chứng

Lưng của quý vị có thể bị đau ở một phần cụ thể hoặc cơn đau có thể lan ra khắp lưng. Đau lưng cũng có thể dẫn đến đau ở những vùng khác, chẳng hạn như:

  • Mông.
  • Chân.
  • Bụng.

Tùy thuộc vào loại, nguyên nhân, và vị trí, cơn đau lưng của quý vị có thể trở lên tồi tệ hơn khi:

  • Nâng và uốn.
  • Nằm nghỉ.
  • Ngồi.
  • Đứng.

Cơn đau có thể đến rồi đi. Quý vị cũng có thể cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng khi quý vị thức dậy, và cơn đau sẽ đỡ hơn khi quý vị đi lại xung quanh.

Quý vị nên thăm khám với bác sĩ nếu cơn đau của quý vị không khá hơn sau vài tuần hoặc nếu cơn đau lưng của quý vị có các triệu chứng sau đây:

  • Tê và ngứa ran.
  • Đau lưng rất nặng mà không đỡ hơn khi dùng thuốc [xem phần Điều Trị].
  • Đau lưng sau khi ngã hoặc chấn thương.
  • Đau lưng đi kèm với:
    • Khó tiểu.
    • Yếu, đau hoặc tê ở chân.
    • Sốt.
    • Sụt cân khi quý vị không cố ý giảm cân.

Nguyên nhân gây ra đau lưng?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra đau lưng, chẳng hạn như các vấn đề về thể chất với lưng. Ví dụ:

Chào bác sĩ, gần đây tôi thường có cảm giác đau nhức ở vùng lưng, thậm chí đã nhiều ngày trôi qua nhưng vẫn không thấy khỏi, không biết đây có phải là triệu chứng của bệnh lý nào không ạ?

Đau lưng là căn bệnh phổ biến xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau

Trả lời:

Theo Ths.Bs Lưu Thị Chinh – Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Hà Nội,

Đau lưng là một vấn đề phổ biến mà rất nhiều người gặp phải nhưng lại ít được quan tâm đúng mức. Những cơn đau lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, cụ thể:

  • Đau lưng trên: Tình trạng này thường xảy ra từ cổ tới hết khung sườn. Trường hợp thường gặp nhất là ở đốt sống ngực [T1 – T12]. Các cơn đau có thể khởi phát đột ngột và biến mất hay kéo dài dai dẳng, kèm theo cảm giác bỏng rát, tê, ngứa ran, yếu cơ…
  • Đau lưng dưới: Xảy ra do tiến trình lão hóa tự nhiên, chấn thương, chuyển động đột ngột, sai tư thế trong khi nâng vật nặng, thừa cân, béo phì… Nếu không điều trị sớm, người bệnh phải chịu đựng các cơn đau dai dẳng đi kèm cảm giác nóng rát, co thắt cơ, căng tức khó chịu.
  • Đau lưng giữa: Đây là trường hợp thường gặp, xảy ra ở mọi đối tượng. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau lưng âm ỉ hay dữ dội, tức ngực, tê ngứa ở ngực hay tay, chân…
  • Đau lưng bên phải hoặc bên trái: Cơn đau chỉ xuất hiện một bên lưng. Đây thường là dấu hiệu cho thấy sự sai lệch giữa những khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hay khớp hông. Người bệnh nên đi thăm khám sớm để điều trị tận gốc.

Đau lưng được phân chia thành hai loại, cụ thể:

  • Đau lưng cấp tính: Tình trạng này thường bắt đầu đột ngột, có thể kéo dài tới 6 tuần.
  • Đau lưng mạn tính: Các cơn đau phát triển trong một thời gian dài, thường kéo dài hơn 3 tháng.

Dù là cấp tính hay mạn tính thì đau lưng cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh về cơ xương khớp mà bạn đã vô tình bỏ qua, điển hình là một số bệnh lý dưới đây:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm bị thoát vị sẽ ép vào dây thần kinh cột sống hay các nhánh thần kinh khiến cho bạn thấy đau lưng kèm theo cảm giác tê nhức.
  • Loãng xương, yếu xương: Lưng bạn cũng có thể bị đau do xương yếu, khi đó xương rất giòn, mỏng và dễ vỡ nếu gặp phải lực ép.
  • Gai cột sống: Khi cột sống xuất hiện các “gai”, chúng sẽ chèn ép vào dây thần kinh khiến lưng bạn đau nhức, tương tự như triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Thoái hóa khớp sống lưng: Phần sụn chêm giữa các đốt sống lưng bị mòn khiến xương bị ép trực tiếp gây ra các cơn đau tới lưng, các cơn đau này có xu hướng giảm dần hoặc biến mất khi bạn nằm xuống.
  • Căng cơ hoặc dây chằng: Thường xuyên nâng vật nặng hoặc cử động chuyển hướng bất ngờ có thể làm căng hệ thống cơ cạnh sống và dây chằng cột sống. Tình trạng này xảy ra liên tục sẽ gây ra những cơn đau co thắt lưng.

Khối lượng và cấu trúc xương bị suy thoái sẽ dẫn đến loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương

Đau lưng nếu không điều trị thì không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn như: hạn chế vận động, mất tập trung, giảm trí nhớ,… Nhiều trường hợp trì hoãn việc điều trị quá lâu có thể gây yếu liệt các cơ chi dưới, tê bì hay mất cảm giác hai chân, mất khả năng vận động. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây chèn ép hệ thần kinh, gây rối loạn tiểu. Do đó, để hạn chế tối đa các tác động xấu đến sức khỏe, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Chủ Đề