Giá để hàng là tài sản cố định gì

Tài sản cố định là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng năm doanh nghiệp cần trích chi phí khấu hao để sử dụng chúng. Vậy thế nào thì được coi là tài sản cố định của doanh nghiệp, phân loại như thế nào, cách tính ra sao? Cùng nội thất văn phòng Govi tìm hiểu chi tiết về tài sản cố định của doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

Thế nào là tài sản cố định?

Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, công ty có giá trị lớn được gọi là tài sản cố định.

Tài sản cố định [ tscđ] là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, công ty có giá trị lớn. Đồng thời chúng cần có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên trên thực tế khái niệm tài sản cố định là gì có thể hiểu rộng hơn là những tài sản chưa sử dụng và đang được sử dụng. Ngoài ra cũng có thể hiểu rằng đó là tài sản chưa hết thời gian sử dụng nhưng không sử dụng nữa hoặc những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sử dụng.

Theo Điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC và Khoản 2, Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành thì tài sản cố định được chia thành những dạng chính sau:

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản được coi là tài sản cố định hữu hình là tư liệu lao động có hình thái vật chất không thay đổi sau nhiều chu kỳ kinh doanh.

Ví dụ về tài sản cố định hữu hình: máy móc, nhà xưởng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải,…

Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất cụ thể.

Những tài sản được xem là tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, nó thể hiện một giá trị nào đó đối với doanh nghiệp.

Ví dụ về tài sản cố định vô hình: chi phí liên quan đến đất sử dụng, chi phí phát minh, bằng sáng chế, chi phí quyền phát hành, bản quyền tác giả,…

Tài sản cố định thuê tài chính

Tài sản cố định thuê tài chính là dùng để chỉ tài sản mà doanh nghiệp thuê của các công ty cho thuê tài chính khác. Sau khi hết hợp đồng thuê, doanh nghiệp có thể mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản theo các điều khoản đã thỏa thuận trước.

Tổng số tiền thuê của tài sản được quy định tại hợp đồng cần đạt tối thiểu giá trị tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Đồng thời mọi tài sản đi thuê nếu không thỏa mãn các điều kiện kể trên sẽ không được coi là tài sản cố định thuê tài chính mà sẽ coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

Tài sản cố định tương tự

Tài sản có công năng tương tự trong kinh doanh chính là loại tài sản cố định tương tự.

Tài sản cố định tương tự được dùng để chỉ tài sản có công năng tương tự trong cùng lĩnh vực kinh doanh và giá trị của tài sản là tương đương.

Vậy tài sản cố định được phân loại như thế nào thì hãy cùng Govi tìm hiểu ở mục tiếp theo của bài viết.

Phân loại tài sản cố định

Theo Điều 6 của Thông tư kể trên đã được quy định rõ về cách phân loại tài sản cố định có trong doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể dựa trên mục đích sử dụng của tài sản mà phân chia thành những loại như sau:

Tài sản dùng cho mục đích kinh doanh

Tài sản cố định được sử dụng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản do doanh nghiệp quản lý được dùng cho mục đích kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Với tài sản cố định hữu hình được chia thành 6 loại như sau:

  • Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc. Đây là các tài sản cố định được hình sau quá trình thi công như trụ sở làm việc, hàng rào, nhà kho, đường xá, cầu cống và các công trình khác.
  • Loại 2: Máy móc, thiết bị. Bao gồm tất cả máy móc, thiết bị được sử dụng với mục đích kinh doanh như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, đường ống nước,…
  • Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn. Phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải qua đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và đường ống. Còn thiết bị truyền dẫn được xác định là hệ thống thông tin, băng tải, hệ thống điện,…
  • Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý. Mục này bao gồm toàn bộ các thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta có thể kể đến như máy tính, thiết bị điện tử, dụng cụ hỗ trợ đo lường, kiểm tra chất lượng,…
  • Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm. Vườn cây lâu năm được xác định là vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả,… Cùng với đó là súc vật cho sản phẩm như trâu, bò, ngựa,…
  • Loại 6: Các loại tài sản cố định khác. Tại đây bao gồm các loại tài sản cố định khác chưa được liệt kê trong các loại kể trên. Ví dụ tranh ảnh nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật trưng bày.

Ngoài ra tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh còn có dạng tài sản cố định vô hình như một số ví dụ đã nêu ở mục trước.

Tài sản dùng cho mục đích kinh doanh là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng vào mục đích kinh doanh.

Tài sản cố định dùng cho mục đích khác

Bên cạnh tài sản cố định được dùng cho mục đích kinh doanh thì doanh nghiệp còn sở hữu nhiều tài sản phục vụ cho mục đích khác.

  • Tài sản dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. Các tài sản này cũng được quy định rõ ràng tại Điều 1 trong Thông tư trên.
  • Tài sản dùng để bảo quản hộ, cất giữ hộ. Đây là những tài sản được Nhà nước, những cơ quan có thẩm quyền mà doanh nghiệp bản quản, cất giữ hộ.

Cách tính tài sản cố định

Trong số các phương pháp tính tài sản cố định thì phương pháp đường thẳng là được sử dụng phổ biến nhất. Bằng cách này người tính có thể dễ dàng xác định được các yếu tố cấu thành đơn giản và chính xác. Từ đó đem lại kết quả tính tài sản cố định được chuẩn xác nhất.

Công thức tính tài sản cố định dựa trên phương pháp đường thẳng được tính như sau:

  • Mức khấu hao tài sản cố định hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định/ Thời gian sử dụng hữu ích.

Nếu ban muốn xác định chi tiết mức khấu hao tài sản cố định hàng tháng thì lấy mức khấu hao hàng năm chia đều cho 12 tháng.

Ví dụ: Công ty X mua máy móc về với tổng giá trị là 450 triệu đồng. Thời gian sử dụng hữu ích của chiếc máy này là 15 năm. Từ đó chúng ta có thể tính được chi phí khấu hao hàng năm của tài sản là:

Mức khấu hao tài sản cố định hàng năm = 450 / 15 = 30 triệu đồng.

Phương pháp đường thẳng được sử dụng phổ biến nhất để tính tài sản cố định.

Cách xác định nguyên giá tài sản cố định

Ở công thức xác định chi phí khấu hao của tài sản cố định thì bạn có thể thấy mục Nguyên giá tài sản cố định. Bạn có thể hiểu nguyên giá tài sản cố định chính là giá trị còn lại của tài sản cố định hoặc giá trị ban đầu mua về của tài sản.

Việc xác định chính xác giá trị tài sản cố định sẽ giúp bạn tính toán ra kết quả được hoàn hảo nhất. Với mỗi loại hình tài sản sẽ có một cách thức tính toán khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn với một số dạng phổ biến nhất.

Xác định giá trị tài sản cố định hữu hình mua sắm

Tính toán chính xác nguyên giá tài sản ban đầu sẽ hạn chế tối đa việc phóng đại giá cả. Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình có thể được tính toán bằng công thức.

  • Nguyên giá tài sản cố định = Giá trị mua hàng + Thuế + Các chi phí liên quan

Trong đó:

  • Giá trị mua hàng là số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả để sở hữu tài sản.
  • Thuế là các khoản thuế có liên quan mà doanh nghiệp cần đóng như thuế nhập khẩu, thuế môi trường,…
  • Các chi phí liên quan bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp sử dụng để đưa tài sản vào sử dụng.

Ví dụ: Doanh nghiệp B mua một chiếc ô tô Toyota từ nước ngoài với giá 550 triệu đồng. Mức thuế cần chi trả trước bạ là 50 triệu đồng, phí kiểm định ô tô là 240 ngàn đồng và phí cấp mới là 11 triệu đồng. Vì thế:

Nguyên giá trị chiếc ô tô Toyota = 550 + 50 + 0,24 + 11 = 611,24 triệu đồng.

Xác định giá trị tài sản cố định hữu hình tự xây dựng và tự sản xuất

Trong doanh nghiệp, hình thức tài sản cố định tự xây dựng và tự sản xuất cực kỳ phổ biến.

Hình thức tài sản cố định tự xây dựng và tự sản xuất của doanh nghiệp là cực kỳ phổ biến. Để tính toán nguyên giá tài sản thì bạn hãy dựa theo công thức sau:

  • Nguyên giá tài sản tự xây dựng = Giá trị quyết toán công trình
  • Nguyên giá tài sản tự sản xuất = Giá thành sản phẩm + Chi phí chạy thử + Khoản phí khác

Ví dụ: Công ty M xây dựng nhà xưởng để phục vụ mở rộng kinh doanh, sản xuất. Tổng số tiền khi quyết toán công trình là 2 tỷ đồng nên nguyên giá của tài sản này cũng là 2 tỷ đồng.

Ngoài các dạng kể trên thì trên thực tế các bạn cũng có thể bắt gặp một số dạng như: nguyên giá tài sản cố định hữu hình qua trao đổi, nguyên giá tài sản do đầu tư xây dựng,…

Quy định mới về tài sản cố định

Có thể nói tài sản cố định là vấn đề có vai trò cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp. Vì thế Nhà nước cũng quan tâm và cho ra nhiều thông tư, văn bản hướng dẫn về tài sản cố định.

Hiện tại có 2 thông tư mới nhất quy định về tài sản cố định là Thông tư 45/2018/TT-BTC và Thông tư 147/2016/TT-BTC. Hai thông tư này cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được về cách phân loại, tính toán tài sản cố định. Các mẫu thông tư này đều được đăng tải phổ biến trên nền tảng Internet, các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và tham khảo.

Trên đây Govi đã cùng các bạn tìm hiểu tài sản cố định là gì, cách phân loại và cách tính chuẩn xác nhất. Cùng theo dõi chúng tôi trong những bài viết sắp tới để đón chờ thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Xem thêm:

Thông tư 45/2018/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định

Chủ Đề