Dày tổ chức kẽ hai phổi là gì năm 2024

Bệnh phổi mô kẽ [hay bệnh viêm phổi kẽ theo cách gọi thông thường của một số người dân] nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy, viêm phổi kẽ là gì? Triệu chứng viêm phổi kẽ là gì? Hình ảnh viêm phổi kẽ khi chẩn đoán ra sao?

Bệnh phổi mô kẽ/bệnh viêm phổi kẽ là gì?

Bệnh phổi mô kẽ hay bệnh viêm phổi kẽ [interstitial lung disease – ILD] còn gọi là bệnh nhu mô phổi. Đây là một bệnh lý hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm và xơ ở các khoảng kẽ của phổi, tức các mô liên kết quanh phế nang, các vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu phổi, biểu mô mao mạch phổi…

Khi mắc bệnh phổi mô kẽ, những bộ phận của phổi giúp oxy đi vào máu và đi ra các mô bị tổn thương. Tình trạng xơ trong phổi khiến người bệnh khó thở và có thể bị ho mạn tính. Tình trạng thiếu oxy có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi. [1]

Khi tổn thương phổi tiếp tục diễn tiến mà không được can thiệp điều trị thì ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Người mắc bệnh phổi mô kẽ có thể gặp các biến chứng đe dọa tính mạng như nhiễm trùng phổi, suy hô hấp [không đủ oxy hoặc quá nhiều carbon dioxide trong cơ thể]. Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận từ người bệnh phổi mô kẽ:

Hình ảnh X-quang người mắc bệnh phổi mô kẽ.
Hình ảnh X-quang cận cảnh bệnh phổi mô kẽ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ

Nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh phổi mô kẽ hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vậy những nguyên nhân và yếu tố cụ thể dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ là gì?

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh phổi mô kẽ có thể là những nguyên nhân có thể xác định được hoặc những nguyên nhân không rõ. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến bao gồm chất độc trong không khí ở nơi làm việc, thuốc và một số loại phương pháp điều trị bệnh lý.

1.1. Yếu tố nghề nghiệp và môi trường

Tiếp xúc lâu dài với một số chất độc và chất ô nhiễm trong môi trường có thể làm tổn thương phổi. Các chất này bao gồm bụi silic, sợi amiăng, bụi mịn, phân chim…

1.2. Thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây hại cho phổi của bạn và là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ, chẳng hạn như:

  • Thuốc hóa trị: Các loại thuốc có công dụng tiêu diệt tế bào ung thư, chẳng hạn như methotrexate [Otrexup, Trexall…] và cyclophosphamide cũng có thể làm hỏng mô phổi.
  • Thuốc trợ tim: Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh lý tim mạch, chẳng hạn như amiodarone [Nexterone, Pacerone] hoặc propranolol [Inderal, Innopran] cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi mô kẽ.
  • Thuốc kháng sinh: Nitrofurantoin [Macrobid, Macrodantin…] và ethambutol [Myambutol] có thể làm tổn thương phổi, gây ra bệnh viêm phổi kẽ.
  • Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm như rituximab [Rituxan] hoặc sulfasalazine [Azulfidine] cũng được biết đến là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh phổi mô kẽ.

1.3. Vấn đề sức khỏe

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ là gì? Ngoài yếu tố môi trường hay những loại thuốc đang sử dụng thì các bệnh lý, đặc biệt là các bệnh miễn dịch cũng là “thủ phạm” gây ra chứng bệnh phổi mô kẽ, ví dụ như:

  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Xơ cứng bì.
  • Viêm da cơ và viêm đa cơ.
  • Bệnh mô liên kết hỗn hợp…

Mặc dù một số chất hóa học hay các vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ. Thế nhưng cũng có trường hợp không tìm thấy nguyên nhân. Điều này khiến các bác sĩ khi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ là gì không thể đưa ra kết luận chính xác. Các rối loạn không rõ nguyên nhân được nhóm lại với nhau và được gọi là bệnh phổi mô kẽ vô căn, trong đó phổ biến và nguy hiểm hơn cả là xơ phổi vô căn [IPF].

2. Các yếu tố nguy viêm phổi kẽ cơ khác

Bên cạnh những nguyên nhân cụ thể kể trên, còn một số yếu tố tuy không trực tiếp dẫn đến bệnh phổi mô kẽ nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Tuổi tác: Bệnh viêm phổi kẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến người lớn hơn, mặc dù trẻ sơ sinh và trẻ em đôi khi cũng mắc phải căn bệnh hô hấp nguy hiểm này.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại và môi trường ô nhiễm: Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực khai thác mỏ, nông nghiệp, xây dựng hoặc vì bất kỳ lý do gì phải thường xuyên tiếp xúc với các chất ô nhiễm có thể gây tổn hại phổi, nguy cơ mắc bệnh phổi mô kẽ sẽ tăng lên.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Những người bị trào ngược axit dạ dày hoặc khó tiêu nếu không điều trị dứt điểm sẽ dễ bị bệnh phổi mô kẽ hơn.
  • Hút thuốc: Một số dạng bệnh phổi kẽ có nhiều khả năng xảy ra ở những người có tiền sử hút thuốc. Các trường hợp đang mắc bệnh hô hấp nói chung và bệnh viêm phổi kẽ nói riêng nếu vẫn tiếp tục hút thuốc lá sẽ làm cho bệnh tình nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi có kèm theo bệnh khí thũng.
  • Xạ trị: Xạ trị là một trong những yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ mắc bệnh phổi mô kẽ hơn.

Triệu chứng viêm phổi kẽ

Triệu chứng bệnh viêm phổi kẽ là gì, có dễ nhận biết hay không? Các dấu hiệu của bệnh lý hô hấp này hầu hết là triệu chứng không đặc hiệu, tức là những triệu chứng phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một người bị bệnh phổi mô kẽ thường có các triệu chứng như:

  • Ho khan.
  • Hụt hơi.
  • Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức, vận động mạnh.
  • Mệt mỏi.

Một dấu hiệu khác kém phổ biến hơn ở những người mắc bệnh phổi mô kẽ chính là ngón tay dùi trống – tình trạng móng tay to, cong hơn bình thường do các vấn đề sức khỏe.

Ho khan là một triệu chứng của viêm phổi kẽ.

Chẩn đoán bệnh phổi kẽ

Bệnh phổi mô kẽ không có những dấu hiệu đặc trưng nên việc làm sao để có thể chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ, phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phổi kẽ là gì cũng được nhiều người quan tâm. Để chẩn đoán một người có mắc viêm phổi kẽ hay không, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng và chỉ định cho người bệnh xét nghiệm máu, thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, bao gồm: [2]

1. Khám lâm sàng và tiền sử bệnh

Người bệnh khi đến bệnh viện sẽ được tiến hành kiểm tra các chỉ số sức khỏe và thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể hỏi xem người bệnh đang có những dấu hiệu gì, tiền sử bệnh và việc dùng thuốc trong thời gian gần đây ra sao, môi trường sinh hoạt, làm việc thế nào,… để cân nhắc về nguyên nhân gây bệnh phổi mô kẽ là gì.

2. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp CT: Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến và thường được áp dụng hơn cả trong việc chẩn đoán bệnh viêm phổi chính là chụp cắt lớp vi tính [chụp CT]. Kỹ thuật này có thể đặc biệt hữu ích trong việc xác định mức độ tổn thương phổi do bệnh phổi mô kẽ.
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim cho phép bác sĩ đánh giá tổng quan về tình trạng tim của người bệnh đang hoạt động như thế nào, từ đó có thể đánh giá mức độ áp lực xảy ra ở phía bên phải của tim.

3. Xét nghiệm máu

Một số phương pháp xét nghiệm máu cũng được áp dụng trong chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ. Vai trò của việc xét nghiệm là có thể giúp phát hiện protein, kháng thể và các dấu hiệu khác của bệnh tự miễn hoặc phản ứng viêm khi tiếp xúc với môi trường. Từ đó bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ là gì.

4. Xét nghiệm chức năng phổi

  • Phế dung kế: Đây là xét nghiệm giúp đánh giá lượng không khí phổi có thể giữ được và tốc độ không khí có thể di chuyển ra khỏi phổi. Phế dung kế cũng có chức năng đo mức độ oxy từ phổi vào máu.
  • Đo SpO2: Phương pháp đo SpO2 dùng để đo độ bão hòa oxy trong máu, theo dõi diễn biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh phổi mô kẽ..

Điều trị viêm kẽ phổi

bệnh phổi mô kẽ gây ra sẹo phổi không thể hồi phục được. Thông thường, việc điều trị bệnh phổi mô kẽ tập trung vào hai nhóm mục tiêu là làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh cũng như làm chậm sự tiến triển của bệnh, từ đó giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy các phương pháp điều trị thường được áp dụng cho người bệnh phổi mô kẽ là gì? Đó là dùng thuốc, liệu pháp oxy và các bài tập phục hồi chức năng phổi.

1. Thuốc điều trị viêm phổi kẽ

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc corticosteroid, pirfenidone [Esbriet] và nintedanib [Ofev]… hoặc các loại thuốc khác tùy theo nguyên nhân gây bệnh phổi mô kẽ là gì và tình trạng sức khỏe của người bệnh hiện tại đang như thế nào.

Viêm phổi kẽ có thể dùng thuốc điều trị để ngăn ngừa triệu chứng bệnh.

2. Liệu pháp oxy

Liệu pháp oxy cũng được áp dụng trong liệu trình điều trị bệnh phổi mô kẽ. Qua đó, người bệnh có thể cảm thấy đỡ khó thở hơn, ngủ ngon hơn, không còn cảm giác hụt hơi khi vận động.

3. Bài tập phục hồi chức năng phổi

Bài tập phục hồi chức năng phổi bao gồm các bài tập thở và các bài tập vận động nhẹ nhàng. Thực hiện những bài tập phục hồi chức năng phổi thường xuyên không chỉ giúp người bệnh dễ chịu hơn mà còn là cách làm thư giãn tinh thần.

Cách phòng ngừa bệnh phổi mô kẽ

Cách phòng ngừa bệnh phổi mô kẽ là gì? Có khó thực hiện không? Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi mô kẽ không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, mỗi người có thể áp dụng một số biện pháp để làm giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:

  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế hít phải các chất độc hại. Bạn nên đeo khẩu trang trong trường hợp phải sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, có nhiều bụi mịn và chất hóa học độc hại.
  • Nếu đang mắc các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ, người bệnh nên thăm khám và điều trị dứt điểm để tránh gặp biến chứng bệnh.

Địa chỉ khám và điều trị bệnh phổi mô kẽ uy tín

Khi có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bệnh hô hấp nói chung và bệnh phổi mô kẽ nói riêng, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ là gì và cần điều trị như thế nào. Người bệnh có thể đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên sâu về hô hấp, có trang bị nhiều máy móc hiện đại phục vụ tốt cho quá trình chẩn đoán nhiều bệnh lý hô hấp. Bệnh viện còn có khu khám VIP khang trang, rộng rãi, phòng chờ sạch sẽ, riêng tư, yên tĩnh, tạo cảm giác thoải mái nhất trong quá trình thăm khám sức khỏe.

Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tư vấn cho người bệnh về bệnh phổi mô kẽ là gì, cần chữa trị như thế nào.

Câu hỏi thường gặp

1. Bệnh phổi mô kẽ chữa được không?

Bệnh viêm phổi kẽ chữa được không? Các xơ sẹo phổi gây ra bệnh phổi mô kẽ không thể điều trị được. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tập trung vào việc giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng, ngăn chặn bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn. Nhìn chung, người bệnh vẫn nên sớm thăm khám và điều trị để đảm bảo sức khỏe luôn được duy trì ở mức tối ưu.

2. Bệnh phổi mô kẽ có lây không?

Bệnh phổi kẽ là một bệnh không lây nhiễm như một số bệnh lý hô hấp khác. Do đó, khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh phổi mô kẽ, không nên quá lo lắng.

3. Bệnh viêm phổi kẽ có nguy hiểm không?

Bệnh phổi mô kẽ là một bệnh nghiêm trọng có thể gây viêm và xơ để lại sẹo cho phổi. Những trường hợp nặng không được điều trị có thể phát triển các biến chứng đe dọa tính mạng bao gồm huyết áp cao, suy tim hoặc suy hô hấp.

4. Bệnh bệnh phổi mô kẽ có tái phát không?

Người bị bệnh phổi mô kẽ được điều trị kịp thời và đúng lúc có thể hồi phục theo thời gian. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát và diễn tiến nghiêm trọng trong tương lai. Người bệnh không nên chủ quan, cần chăm sóc sức khỏe và áp dụng các phương pháp phòng ngừa đúng cách để hạn chế nguy cơ tái phát.

5. Bệnh phổi mô kẽ sống được mấy năm?

Hơn 50% số người bị ảnh hưởng bởi bệnh phổi mô kẽ tử vong trong vòng 6 tháng, thường là do suy hô hấp. Với các trường hợp nhẹ, được điều trị kịp thời và đúng cách thì tuổi thọ của người bệnh có thể kéo dài hơn, trung bình từ 3 – 5 năm.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Thông qua bài viết này, mong rằng bạn đọc đã biết bệnh viêm phổi kẽ là gì, nguyên nhân gây bệnh ra sao,… Không chỉ bệnh phổi mô kẽ mà bất kỳ bệnh lý hô hấp nào cũng có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào người bệnh cũng không nên chủ quan tự chữa tại nhà, hãy đến bệnh viện điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Chủ Đề