Đề bài - bài 7 trang 102 sbt toán 7 tập 2

Theo cách vẽ ta có \[EB = EA = EC = \dfrac{{BC}}{2}\] hay tam giác \[ABC\] có đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền nên theo câu a] ta có \[\Delta ABC\] vuông tại \[A\] hay \[AC \bot AB\] tại \[A.\]

Đề bài

a] Chứng minh rằng: Nếu tam giác \[ABC\] có đường trung tuyến \[AM\] bằng nửa cạnh \[BC\] thì tam giác đó vuông tại \[A.\]

b] Ứng dụng: Một tờ giấy bị rách ở mép [h.110]. Hãy dùng thước và compa vẽ đường vuông góc với \[AB\] tại \[A.\]

Hướng dẫn: Vẽ điểm \[C\] sao cho \[CA = CB,\] rồi vẽ điểm \[E\] thuộc tia đối của tia \[CB\] sao cho \[CE = CB.\]

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng:

+] Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau

+] Tổng ba góc trong tam giác bằng \[180^\circ \]

Lời giải chi tiết

a]

Xét tam giác \[AMB\] cân tại \[M\] [vì \[MA = MB = \dfrac{{BC}}{2}\] ] nên \[\widehat {MBA} = \widehat {MAB}\] [tính chất]

Xét tam giác \[AMC\] cân tại \[M\] [vì \[MA = MC = \dfrac{{BC}}{2}\] ] nên \[\widehat {MCA} = \widehat {MAC}\] [tính chất]

Suy ra \[\widehat {MBA} + \widehat {MCA} = \widehat {MAB} + \widehat {MAC}\]\[ = \widehat {BAC}\] hay \[\widehat {ABC} + \widehat {ACB} = \widehat {BAC}\] [1]

Xét tam giác \[ABC\] có \[\widehat {BAC} + \widehat {ABC} + \widehat {ACB} \]\[= 180^\circ \] [2] [định lý tổng ba góc trong tam giác]

Từ [1] và [2] suy ra \[\widehat {BAC} = \dfrac{{\widehat {ABC} + \widehat {BAC} + \widehat {ACB}}}{2} \]\[= \dfrac{{180^\circ }}{2} = 90^\circ \]

Hay tam giác \[ABC\] vuông tại \[A.\]

b]

Cách vẽ:

+] Vẽ điểm \[E\] sao cho \[EA = EB\]

+] Vẽ đường tròn tâm \[E\] bán kính \[EB\], sau đó kẻ đường kính \[BC.\]

+] Nối \[AC\] ta có \[AC \bot AB\] tại \[A.\]

Chứng minh:

Theo cách vẽ ta có \[EB = EA = EC = \dfrac{{BC}}{2}\] hay tam giác \[ABC\] có đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền nên theo câu a] ta có \[\Delta ABC\] vuông tại \[A\] hay \[AC \bot AB\] tại \[A.\]

Video liên quan

Chủ Đề