Độ ẩm trong phòng bao nhiêu là tốt cho trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm với môi trường xung quanh, vậy độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh an toàn là bao nhiêu? Lý do mà chúng ta nên kiểm soát độ ẩm phòng trẻ nhỏ? Những ảnh hưởng từ độ ẩm cao đến trẻ nhỏ như thế nào? Lưu ý về độ ẩm và nhiệt độ phòng cho trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu những thông tin trên trong bài viết dưới đây nhé.

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh mới được sinh ra, sức đề kháng cũng như sức khỏe đều rất yếu. Chỉ một vi khuẩn nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong đó, trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm, chính vì vậy mà không chỉ bác sĩ mà các bậc cha mẹ cũng phải chú ý đến điều này. Đảm bảo được độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh cũng như bầu không gian khô thoáng và sạch sẽ. Để nắm rõ được điều đó hãy theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây nhé.

I. Da trẻ nhỏ sơ sinh nhạy cảm như thế nào?

Khác với người lớn, làn da của trẻ sơ sinh rất dễ bị tác động của các chất kích thích, dễ gặp tổn thương từ vi khuẩn và nấm mốc. Điều này không chỉ khiến da các bé trở nên nhạy cảm hơn và dễ gặp những vấn đề da liễu.

1. Da trẻ sơ sinh mỏng manh

Vì da trẻ sơ sinh chưa trưởng thành nên các chất kích thích và vi khuẩn dễ hấp thụ qua da. Khiến lớp bảo vệ da bị tổn thương và trở nên nhạy cảm hơn. Cụ thể là:

  • Ít sợi đàn hồi: Khi mà da trẻ sơ sinh ít sợi đàn hồi sẽ khiến cho da hấp thụ dễ dàng với những chất kích ứng, vi khuẩn và nấm mốc khi độ ẩm không khí cao xuất hiện. Chúng đi qua da và khiến da trẻ trở nên nhạy cảm hơn.
  • Lớp biểu bì mỏng: Lớp biểu bì của trẻ sơ sinh rất mỏng khoảng 3 - 5 lần so với người lớn. Chúng được tạo nên từ những tế bào nhỏ hơn nên tăng thêm khả năng hấp thụ các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài như chất kích thích, nhiệt độ và độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh.
  • Diện tích bề mặt của da bé lớn: Diện tích bề mặt da của bé cũng lớn hơn khoảng 3 - 5 lần người lớn. Vì thế mà làn da của bé dễ tập trung những nhân tố gây dị ứng, kích ứng và vi khuẩn từ môi trường.

2. Ít khả năng giữ độ ẩm

Độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh cũng là một trong những yếu tố chứng minh sự nhạy cảm của da bé. Vì da của trẻ sơ sinh thường khá khô nên không gian xuất hiện các tác nhân gây bệnh, làn da sẽ bị kích ứng.

Dù có trẻ phát triển từ 8 tháng - 24 tháng rưỡi, đây là lúc mà làn da có độ ẩm tốt hơn so với người lớn. Thế nhưng mức độ ẩm lại dao động liên tục nhiều nên da trẻ sơ sinh cũng gặp trường hợp rất khô.

3. Nhiệt độ cơ thể bé không ổn định

Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh thường không ổn định. Vì vậy, phụ huynh cần phải quản lý những yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể bé. Đặc biệt là trường hợp nhiệt gây nên kích ứng da gây bệnh phát ban đỏ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng ít tuyến mồ hôi nên khó có thể hạ nhiệt như người lớn.

Chính vì thế mà, người lớn cần phải chú ý đến những vấn đề gây ảnh hưởng đến làn da của trẻ nhỏ sơ sinh. Từ ánh sáng, nhiệt độ đến độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh vô cùng cần thiết và quan trọng.

Xem thêm: Trời nồm phải làm sao? Cách xử lý hiệu quả

II. Lý do nên kiểm soát độ ẩm cho phòng trẻ nhỏ sơ sinh?

Với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ sơ sinh, chúng rất dễ bị kích ứng từ các tác nhân từ độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh hay các chất kích ứng. Nếu không kiểm soát được điều này, trẻ sơ sinh sẽ gặp những các bệnh về da như:

1. Viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc này là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Chúng gây ra các triệu chứng ngứa, phát ban đỏ do tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học hay đó là những phản ứng dị ứng. Các sản phẩm đó có thể là xà phòng, mỹ phẩm hay sản phẩm tẩy rửa,... Đây cũng là những vật dụng dễ bị ảnh hưởng từ độ ẩm cao, gây biến đổi các thành phần cấu tạo nên chúng. Cực kỳ nguy hiểm với trẻ sơ sinh.

2. Độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh cao gây viêm da dị ứng

Tình trạng này có thể thấy rõ nhất là cơ thể bé bị ngứa, và nổi mẩn đỏ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể như vậy là do những yếu tố môi trường tác động. Đó chính là độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh cao dẫn đến sự xuất hiện của vi khuẩn, nấm mốc.  Vì thế phụ huynh cần phải thường xuyên vệ sinh nhà cửa và kiểm soát độ ẩm không khí hiệu quả .

3. Bệnh chàm

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm thường gặp ở trẻ em có thể là do tiếp xúc với chất vải thô ráp, hương liệu từ sản phẩm tắm gội,... hay có thể là do bụi bẩn, vi khuẩn. Vì khi không kiểm soát được độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh, sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn hoành hành, khiến bầu không khí bị nhiễm bệnh.

4. Độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh thấp gây khô da

Da của trẻ nhỏ khá khô nên nếu cho bé tắm nhiều lần hay sử dụng những sản phẩm chăm sóc da và tắm gội không phù hợp sẽ gây nên tình trạng khô da. Ngoài ra, độ ẩm cho trẻ sơ sinh thấp cũng khiến cho da bé trở nên khô hơn bình thường. Cần phải kiểm soát và cấp ẩm cho da bé đúng cách.

Với những bệnh mà độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh khi mà không được kiểm soát sẽ gây hại cho là da của bé và đặc biệt hơn là sức khỏe. Nên việc xử lý ẩm cực kỳ cần thiết và quan trọng. Vậy độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh trong phòng là bao nhiêu an toàn nhất? Hãy theo dõi tiếp nhé.

Xem thêm: Cách giảm độ ẩm không khí đơn giản và hiệu quả

III. Độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh an toàn là bao nhiêu?

Độ ẩm trong không khí tác động trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh lý tưởng trong phòng sẽ là từ 40 - 60%. Còn nhiệt độ lý tưởng từ 26 - 28 độ C. Mức độ ẩm tốt nhất của trẻ và cả người lớn. Ở mức độ ẩm này, vi khuẩn và nấm mốc không thể sinh sôi hay phát triển. Trong môi trường bệnh viện thì mức độ ẩm lý tưởng duy trì ở mức 55%.

Nếu độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh thấp dưới 40%, bé sẽ bị bứt rứt, khó chịu và dễ bị khô da hay nứt nẻ. Còn độ ẩm cao trên mức 60%, cơ thể bé sẽ bị lạnh và dễ mắc các bệnh về hô hấp hay dị ứng.

Do đó, phụ huynh cần phải chú ý đến mức độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh lý tưởng nhất. Để đảm bảo được sức khỏe của bé và tránh gây nên những bệnh về da hay hô hấp. Tăng cường được hệ miễn dịch và bảo vệ của bé hiệu quả nhất.

Xem thêm: Mức độ ẩm lý tưởng cho từng phòng là bao nhiêu?

IV. Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh

Vì hệ miễn dịch và làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh nên phụ huynh cần phải cẩn thận để tránh những tác động, tác nhân gây kích ứng da. Từ nhiệt độ, ánh sáng, quần áo, hay độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh,...

1. Dưỡng ẩm da đúng cách

Trường hợp da bé bị khô thì cha mẹ có thể làm dịu da bé bằng cách tắm nước ấm nhanh chóng 1 lần/ ngày trong nhiệt độ từ 36 - 37 độ C. Chú ý không nên chà xát da bé sau khi tắm, vì có thể gây tình trạng nhạy cảm cho da hơn. Mà nên vỗ nhẹ da bé đến khi khô sẽ tốt hơn.

2. Thay tã thường xuyên

Tã cũng là một trong những tác nhân gây hại cho làn da của bé, dẫn đến tình trạng hăm tã. Vậy nên các bạn chú ý thay tã thường xuyên, và chọn được loại tã thích hợp với da của bé.

3. Lựa chọn chất liệu vải thoáng mát cho bé

Các chất liệu vải như len, hay sợi vải tổng hợp khi bé mặc vào, cọ xát với làn da bé sẽ gây tăng tình trạng nhạy cảm của da bé. Do đó, nên chọn loại quần áo được làm từ chất liệu sợi cotton, vải lanh giúp da bé thoáng mát hơn. Bên cạnh đó, cũng nên sử dụng sản phẩm khử ẩm như máy hút ẩm gia đình để đảm bảo quần áo không bị ẩm ướt, gây xuất hiện những con vi khuẩn, nấm mốc gây hại cho bé.

4. Chống nắng cho bé

Ngoài vấn đề về nhiệt độ và độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh, thì ánh sáng cũng gây ảnh hưởng lớn đến làn da của bé. Bé nên được bảo hộ mỗi khi ra nắng, có thể sử dụng kính râm, và kem chống nắng [dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi]. Sẽ giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh hiệu quả hơn.

Chú ý: Mỗi khi bạn muốn sử dụng bất kỳ sản phẩm kem chống nắng nào, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Xử lý độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh

Độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh cao nếu không được giải quyết một cách tốt nhất sẽ gây nên tình trạng hơi ẩm bám lên các vật dụng, vải,... Gây xuất hiện các loại vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh. Có thể sử dụng dòng sản phẩm máy hút ẩm không khí để khử ẩm hiệu quả.

Bên cạnh đó, vệ sinh nhà cửa thường xuyên cũng cực kỳ quan trọng. Vì đây là cách loại bỏ hơi ẩm cũng như bụi bẩn nhanh chóng. Mang đến bầu không gian phòng trẻ sơ sinh trở nên sạch sẽ và thoáng mát hơn.

Xem thêm: Độ ẩm cao có tốt không? Nguyên nhân và cách khắc phục

V. Lưu ý về nhiệt độ và độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh

Vì nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nên, thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm luôn thay đổi thất thường. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi liên tục theo ngày. Do đó, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm phòng ổn định nhất. Điều này giúp trẻ có thể hạn chế gặp những căn bệnh về đường hô hấp hay dị ứng da và sức khỏe tốt nhất.

  • Sử dụng thiết bị đo độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh ở trong phòng. Vì trong thời tiết hanh khô độ ẩm phòng thường thấp dưới 40%, nên dùng máy tạo ẩm sẽ tốt nhất. Còn độ ẩm cao trên 60% thì có thể sử dụng máy hút ẩm của thương hiệu FujiE, Kosmen, Harison,...
  • Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phòng thường xuyên bằng các loại thiết bị đo nhiệt kế, ẩm kế.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn và muỗi.
  • Không nên đưa trẻ sơ sinh ra ngoài đột ngột vì bé chưa thích nghi được với môi trường mới trong khoảng thời gian ngắn.
  • Trang bị máy hút ẩm lọc không khí, hay máy phun sương. Để khử ẩm và tạo ẩm cho không gian hiệu quả hơn. Đặc biệt khi mua sản phẩm máy hút ẩm để kiểm soát độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh còn có thêm chức năng diệt khuẩn và cảm biến độ ẩm.
  • Có thể sử dụng máy lạnh, quạt gió hay điều hòa để làm mát phòng, nhưng tuyệt đối không được để quạt chĩa thẳng vào bé.
  • Vào mùa đông lạnh, nên dùng điều hòa hai chiều hay máy sưởi. Lưu ý không được để phòng quá kín sẽ khiến bé bị bí bách, khó chịu và ngột ngạt.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về độ ẩm cho trẻ nhỏ sơ sinh mà giaiphaphutam.com chia sẻ. Hy vọng bạn sẽ tìm được cách bảo vệ an toàn cho trẻ sơ sinh một cách tốt nhất. Đảm bảo cuộc sống của bé chất lượng tốt nhất nhé.

Chủ Đề