Đơn vị có hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D không

Ngày nay, R&D trở thành thuật ngữ quen thuộc và rất quan trọng trong sự phát triển của nhiều công ty, doanh nghiệp lớn. Vậy R&D là gì? Chức năng và nhiệm vụ của R&D như thế nào? Người làm R&D cần có những kỹ năng gì để thành công? Chefjob.vn sẽ giải đáp tường tận các câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Đơn vị có hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D không

R&D đóng vai trò quan trọng trong các công ty và doanh nghiệp – Ảnh: Internet

R&D là gì?

R&D (Research and Development) có nghĩa là nghiên cứu và phát triển bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc tạo ra sự đổi mới trong các dịch vụ, sản phẩm, quy trình hiện có hoặc phát hiện những cải tiến mới để tạo ra sản phẩm mới. Hiểu một cách đơn giản, R&D là quá trình nghiên cứu nhằm mục tiêu tạo ra cải tiến và sự đổi mới tích cực cho doanh nghiệp. Phần lớn các công ty hiện nay đều dành ngân sách và nguồn lực đầu tư cho các hoạt động của R&D để phát triển sản phẩm mới hoặc nâng các quy trình, sản phẩm đã có.

Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận R&D

Bộ phận R&D vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập và phát triển chung của thế giới. Chức năng và nhiệm vụ chính của bộ phận này gồm:

Phân tích tổng hợp: Đây là công việc thường xuyên nhất của R&D. Nhân viên của phòng phải luôn cập nhật thông tin liên quan đến các dự án mới và thị trường cần tiếp cận, sau đó xác định nguồn thông tin có đáng tin cậy hay không rồi tiến hành phân tích, chắt lọc thông tin theo hướng dễ hiểu nhất, tiết kiệm tối đa thời gian cho các bên liên quan.

Phân tích dữ liệu: Những dữ án có khối lượng dữ liệu lớn, mang tính trọng điểm và có sự tương tác của hàng triệu khách hàng cùng lúc thì bộ phận R&D có nhiệm vụ ghi chép và tổng hợp dữ liệu đầy đủ để phân tích chuyên sâu và đưa ra góc nhìn khách quan, giúp các bộ phận khác hoàn thành công việc tốt hơn.

Nghiên cứu khách hàng: Bô phận R&D đảm nhiệm công việc nghiên cứu độ tuổi, hành vi, tính cách, sở thích, mức thu nhập, khu vực sinh sống… của khách hàng. Nếu công việc này được làm tốt, quy trình chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Chia sẻ thông tin: Dựa vào các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn trong và ngoài nước, bộ phận R&D sẽ làm các báo cáo chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ, từ đó giúp người tiêu dùng có cái nhìn rõ hơn về tổng quan ngành.

Đơn vị có hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D không
R&D có nhiệm vụ phân tích và nghiên cứu dữ liệu – Ảnh: Internet

Phân loại – Công việc của R&D

Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)

Hoạt động nghiên cứu – phát triển sản phẩm của bộ phận R&D nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm mới hay cải tiến, nâng cao chất lượng của những sản phẩm hiện có. Riêng trong các đơn vị cung cấp dịch vụ như resort, khách sạn, R&D sẽ phụ trách nghiên cứu và đưa ra những dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: Dịch vụ chăm sóc da, tắm bùn, xông hơi…

Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)

Mục đích của Technology R&D là tạo ra công nghệ mới để cải tiến sản phẩm cũ, ứng dụng vào sản phẩm mới có chất lượng và giá thành tốt hơn. Nhiệm vụ này bao gồm cả nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ.

Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì)

Đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm tiêu dùng, nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển bao bì của bộ phận R&D đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo nên chất liệu, kiểu dáng bao bì mới hoặc phương thức đóng gói bao bì tối ưu nhất. Hoạt động này sẽ giúp thu hút khách hàng và tăng lượng sản phẩm tiêu thụ.

Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)

Nhiệm vụ này của bộ phận R&D được xem là hoạt động nghiên cứu – phát triển “phần mềm” để cải tiến các quy trình vận hành, sản xuất, phục vụ… Một quy trình thành công sẽ mang lại năng suất cao hơn cho doanh nghiệp. Đối với những đơn vị cung cấp dịch vụ thì Process R&D quyết định đến sự thành – bại của loại hình dịch vụ đó.

Kỹ năng cần có của nhân viên R&D

Hiểu biết về các nghành nghề

Nhân viên R&D là người trực tiếp nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm, dịch vụ cho công ty nên chắc chắn phải am hiểu về các ngành nghề và sản phẩm mà mình đảm nhận để có được hiệu quả công việc tốt nhất.

Kỹ năng giao tiếp

Người làm R&D phải thường xuyên làm việc nhóm với đồng nghiệp để cùng nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như kết hợp với những bộ phận khác trong quá trình thử nghiệm và sản xuất. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp rất cần thiết với nhân viên R&D để giúp quá trình làm việc diễn ra thuận lợi hơn.

Khả năng chịu áp lực

Môi trường làm việc của bộ phận R&D rất năng động và chuyên nghiệp nhưng phải chịu không ít áp lực và căng thẳng. Do đó, ngoài vốn kiến thức, kỹ năng giao tiếp thì khả năng chịu áp lực tốt cũng là một trong những ưu điểm để trở thành một R&D giỏi. Ngoài ra, người làm R&D cần phải sáng tạo, có khả năng ngoại ngữ tốt, am hiểu thị trường và các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để không ngừng phát triển và tạo ra những bước đột phá mới trong công việc.

Đơn vị có hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D không

Người làm R&D cần năng động, có vốn hiểu biết rộng và chịu áp lực tốt – Ảnh: Internet

Qua những chia sẻ của Chefjob.vn, bạn đã hiểu rõ R&D là gì chưa? Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Chefjob để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

Tin liên quan

General Manager Là Gì? Công Việc, Mức Lương Của General Manager

C&B Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên C&B

Nghiên cứu và phát triển (tiếng Anh: Research and Development, viết tắt: R&D) là các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để đổi mới, cải thiện qui trình, dịch vụ, sản phẩm sẵn có hoặc để tạo ra những sản phẩm mới.

Đơn vị có hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D không

Hình minh họa. Nguồn: americanexperiment.org

Khái niệm

Nghiên cứu và phát triển trong tiếng Anh là Research and Development, viết tắt là R&D.

Nghiên cứu và phát triển (R&D) đề cập đến các hoạt động mà các công ty thực hiện để đổi mới và ra mắt các sản phẩm và dịch vụ mới. Mục tiêu của R&D thường là đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường và làm tăng lợi nhuận của công ty.

Các hoạt động R&D được thực hiện bởi các công ty trong mọi lĩnh vực và ngành công nghiệp. Doanh nghiệp tăng trưởng thông qua những cải tiến và sự phát triển của hàng hóa và dịch vụ mới. 

Các công ty dược phẩm, chất bán dẫn và phần mềm, công nghệ có xu hướng chi tiêu nhiều nhất cho R&D.

Bản chất của R&D

Thuật ngữ R&D thường được gắn với sự đổi mới cả trong thế giới doanh nghiệp và chính phủ hoặc khu vực công và tư nhân. R&D giữ cho một công ty ở vị trí đứng đầu trong cuộc cạnh tranh. 

Nếu không có chương trình R&D, một công ty có thể không tự tồn tại được và phải dựa vào các cách khác để đổi mới, chẳng hạn như tham gia vào các vụ sáp nhập và mua lại hoặc quan hệ đối tác. Thông qua R&D, các công ty có thể thiết kế các sản phẩm mới và cải thiện dịch vụ hiện có.

R&D tách biệt với hầu hết các hoạt động khác mà một công ty thực hiện. Các công ty thường không kì vọng hoạt động nghiên cứu hoặc phát triển sẽ mang lại lợi nhuận ngay lập tức. Thay vào đó, chúng được dự kiến sẽ đóng góp vào lợi nhuận dài hạn.

R&D có thể dẫn đến công ty thu được bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu của các khám phá và của các sản phẩm được tạo ra.

Các công ty thành lập bộ phận R&D phải có sự cam kết vốn đáng kể cho hoạt động này. Càng đầu tư nhiều tiền vào R&D thì mức độ rủi ro vốn càng tăng. Các công ty khác có thể chọn thuê ngoài R&D vì nhiều lí do, bao gồm qui mô và chi phí.

Các mô hình tổ chức R&D cơ bản

Một mô hình R&D là một bộ phận của công ty chủ yếu gồm các kĩ sư phát triển sản phẩm mới - đây là một nhiệm vụ thường liên quan đến nghiên cứu sâu rộng. Mô hình này không có mục tiêu hay ứng dụng cụ thể, mà chỉ đơn thuần được thực hiện vì mục đích nghiên cứu.

Mô hình thứ hai liên quan đến một bộ phận bao gồm các nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu công nghiệp, tất cả những người được giao nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực kĩ thuật, khoa học hoặc công nghiệp. Mô hình này tạo điều kiện phát triển các sản phẩm trong tương lai, hoặc cải tiến các sản phẩm hiện tại và quĩ trình vận hành.

Ngoài ra còn có mô hình mà các tập đoàn lớn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Các tập đoàn hỗ trợ và tài trợ vốn cho các công ty này với hi vọng rằng những cải tiến mới sẽ mang lại lợi ích cho họ.

Ngoài ra, mua bán và sáp nhập, và quan hệ đối tác cũng là các hình thức R&D khi các công ty bắt tay để tận dụng kiến thức và tài năng của các công ty khác.

Ai chi tiêu nhiều nhất cho R & D?

Các công ty chi hàng tỉ USD cho R&D để sản xuất các sản phẩm mới nhất, được người mua tìm kiếm nhiều nhất. Theo PriceWaterhouseCoopers, 10 công ty sau đây đã chi nhiều nhất cho R&D trong năm 2018:  

Amazon: 22,6 tỉ USD

Alphabet: 16,2 tỉ USD

Volkswagen: 15,8 tỉ USD 

Samsung: 15,3 tỉ USD

Intel: 13,1 tỉ USD

Microsoft: 12,3 tỉ USD

Apple: 11,6 tỉ USD

Roche: 10,8 tỉ USD

Johnson & Johnson: 10,6 tỉ USD

Merck: 10,2 tỉ USD

(Theo investopedia)

Hằng Hà