Đồng bào nam bộ là dân nước việt nam song có thể cạn, núi có thể mòn

Ngày 5-6-1911, từ Bến cảng Nhà Rồng, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành khi đó 21 tuổi ra đi tìm đường cứu nước. Những năm sau đó, chính Người đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh chống đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai ở miền Nam.

21 năm đất nước bị chia cắt làm 2 miền Nam, Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đau đáu: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.

Ngày 31-5-1946, trước khi lên đường sang Pháp tìm giải pháp hòa bình ở Việt Nam, Bác Hồ đã gửi thư cho đồng bào Nam bộ khẳng định đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Người tin tưởng: “Với quyết tâm của đồng bào, với quyết tâm của toàn thể nhân dân, Nam bộ nhất định trở lại cùng thân ái chung trong lòng Tổ quốc”. Tại Hội nghị Việt - Pháp ở Fontainebleau, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nam bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Bác Hồ rất trân trọng tình cảm của người dân miền Nam đối với Bác. Cây vú sữa của miền Nam mà các cán bộ tập kết gửi ra miền Bắc được Bác Hồ trồng ngay cạnh ngôi nhà ở góc vườn Phủ Chủ tịch. Khi chuyển về ở và làm việc tại nhà sàn, Người cho chuyển cây vú sữa về trồng cạnh nhà sàn để hằng ngày được chăm sóc và luôn cảm thấy gần đồng bào chiến sĩ miền Nam.

Năm 1962, khi đoàn đại biểu Mặt trận giải phóng miền Nam do Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu ra thăm miền Bắc,  Bác Hồ nhận quà quý của đồng bào miền Nam và đặt bàn tay lên ngực trái rồi cảm động nói: "Miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi".

Năm 1963, Quốc hội quyết định trao tặng cho Bác Huân chương Sao Vàng, Bác đã cảm ơn Quốc hội và đề nghị cho phép chưa nhận mà chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho Người huân chương cao quý đó.

Năm 1965, gặp đoàn anh hùng dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc, cả đoàn đều khóc vì sung sướng, cảm động và vây quanh Bác. Người xúc động nói: “Bác mong các cháu lắm, Bác nhớ đồng bào miền Nam lắm”.

Trong những năm cuối đời, khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của Người càng cháy bỏng. Người dự liệu những việc sẽ làm khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta. Kế đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta”.

Thế nhưng, mong ước ấy của Bác đã không được thực hiện. Ngày 30-4-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước sum họp một nhà, còn Bác đã mãi ra đi.

Là những chiến sỹ trực tiếp tham gia trận đánh khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn ngày 30-4-1975, giữa lằn ranh của sự sống và cái chết, các chiến sỹ luôn một lòng tin theo Đảng, tin vào sự thắng lợi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy từ trước đó. Trong ngày giải phóng miền Nam, nhân dân hai miền đã hát vang bài ca Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng để tưởng nhớ những hy sinh, công lao to lớn của Người đối với dân tộc Việt Nam”.

Sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, độc lập, thông qua những trang sử hào hùng của dân tộc, qua sách báo, thế hệ trẻ hôm nay rất tự hào và hãnh diện vì là những người con đất Việt. Biết bao thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương, ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc, để có được cuộc sống như ngày hôm nay. Càng tự hào hơn khi dân tộc Việt Nam có được một lãnh tụ xuất chúng như Bác Hồ. Mặc dù đã 53 năm trôi qua, nhưng những gì Bác để lại trong bản Di chúc vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Điều đó đòi hỏi mỗi người trong chúng ta cần tiếp tục nỗ lực, phấn đấu để xứng đáng với tình cảm mà Bác đã dành cho non sông đất nước hôm nay.

Tháng 2/1946, Người nói chuyện với hơn 10 vạn nhân dân thủ đô Hà Nội sau cuộc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Đầu năm 1946, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, nhất là nguy cơ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu tâm trạng lo lắng và nguyện vọng thiết tha được độc lập, thống nhất Nam – Bắc một nhà của đồng bào miền Nam. Trước khi lên đường sang Paris để mở cuộc đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp, Người đã gửi thư bày tỏ sự đồng cảm và khơi dậy niềm tin của đồng bào Nam bộ vào thắng lợi tất yếu trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thực tiễn sau 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chân lý trên đã trở thành hiện thực: Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế và trong nước có những thay đổi nhanh chóng, đan xen giữa thời cơ và thách thức; song Đảng ta luôn nhất quán với tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước; tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.

Thấm nhuần lời Bác dạy, Quân đội ta luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, trung thành tuyệt đối và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới; vào sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội trong tình hình mới. Quan tâm lãnh đạo tốt việc xây dựng mối đoàn kết, gắn bó cán bộ, chiến sĩ giữa các vùng miền, giữa người kinh với người dân tộc thiểu số; chăm lo bồi dưỡng nâng cao chất lượng huấn luyện đối với bộ đội là con em dân tộc ít người, vùng sâu, vùng sa; thực hiện tốt chức năng đội quân công tác, làm tốt công tác dân vận góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây chia rẽ giữa các dân tộc anh em, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao…

Thành Vinh [Sưu tầm]

Video liên quan

Chủ Đề