Đông máu là gì ý nghĩa của đông máu

Xét nghiệm bộ đông máu cơ bản gồm 3 xét nghiệm :

    + APTT [ Thromboplastin – Là yếu tố tổ chức ] : Đánh giá con đường đông máu nội sinh.

    + PT [ Prothrombin ] : đánh giá con đường đông máu ngoại sinh.

    + Fibrinogen [ Chuyển Fibrinogen thành Fibrin ] : Con đường đông máu chung

1. Thời gian prothrombin [PT]: Khảo sát con đường đông máu ngoại sinh:

PT chủ yếu biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu ngoại sinh [II, V, VII, X, fibrinogen...]

Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau:

- Tỷ lệ % phức hệ prothrombin [PT%]: là tỷ lệ hoạt tính của phức hệ trong huyết tương cần thử so với mẫu chuẩn. Bình thường PT% nằm trong khoảng 70-140%

- PT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 10 - 14 giây.

- PTr [PT rate]: là tỷ số giữa PT của bệnh nhân và PT của chứng bình thường. Giá trị của PTr ở trong khoảng 0,9-1,2.

- Chỉ số bình thường hoá quốc tế [INR: international normalized ratio]. INR= [PTr]ISI.. Trong đó ISI [international sensitive index] là chỉ số độ nhạy quốc tế của sinh phẩm thromboplastin sử dụng để làm xét nghiệm [chỉ số này được các nhà sản xuất cung cấp theo từng lô sinh phẩm]. Chỉ cố INR được dùng để theo dõi ở các bệnh nhân dùng thuốc chống đông kháng Vitamin K.

Các yếu tố đông máu là cần thiết để máu đóng cục [đông máu]. Prothrombin, hay yếu tố II, là một trong những yếu tố đông máu do gan tạo ra. Vitamin K là cần thiết để tạo prothrombin và các yếu tố đông máu khác. Thời gian prothrombin là một xét nghiệm quan trọng vì nó kiểm tra xem có năm yếu tố đông máu khác nhau [yếu tố I, II, V, VII và X] hay không.

Thời gian prothrombin bất thường thường được gây ra bởi bệnh gan hoặc chấn thương hoặc điều trị bằng thuốc làm loãng máu.

2. Thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá [APTT]

APTT chủ yếu biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu nội sinh [VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen...]

Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau:

- APTT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 30-40 giây.

- APTTr [APTT rate]: là tỷ số giữa APTT của bệnh nhân và APTT của chứng bình thường. Giá trị của APTTr ở trong khoảng 0,9-1,25.

APTT giây tăng trong những trường hợp bệnh nhân Hemophilia A

Nếu APTT kéo dài nghĩa là mẫu bệnh kéo dài hơn mẫu chứng trên 8 giây hoặc rAPTT >1,2 thì bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu nội sinh [giảm đông] do:

Thiếu hụt yếu tố có thể bẩm sinh [hemophilia,...]

Do yếu tố đông máu đã bị tiêu thụ nằm trong hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch, tiêu sợi huyết

Do suy gan nặng không tổng hợp được yếu tố

Do trong máu có chất ức chế đông máu nội sinh

Bệnh nhân điều trị bằng heparin tiêu chuẩn.

3. Định lượng Fibrinogen:

Bình thường lượng fibrinogen huyết tương là 2 - 4 g/L.

Trong các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư, các bệnh tự miễn, nồng độ fibrinogen giúp đánh giá mức độ của hội chứng viêm [kết hợp với tốc độ lắng hồng cầu và protein phản ứng C [CRP]].

Trong bệnh lý của gan mật, định lượng nồng độ fibrinogen giúp đánh gỉá mức độ nặng của bệnh lý gan [kết hợp với định lượng antithrombin III, thời gian Quỉck, nồng độ aỉbumin và cholesteroi].

Trước khỉ tiến hành đại phẫu thuật, định lượng fibrinogen là một phẩn của bilan trước mổ [kết hợp với xét nghiệm đánh giá thời gian chảy máu, thời gian cephalin, thời gian Quỉck và đếm số lượng tiểu cầu].

Trong trường hợp nghi ngờ bi đông máu rải rác trong lòng mạch [DIC], sẽ thấy giảm nồng độ fibrinogen và số lượng tiểu cầu đi kèm với tăng nồng độ các sản phẩm thoái giáng của fibrin.

Trong chẩn đoán sinh học hội chứng chảy máu, xác định nồng độ fibrinogen giúp phát hiện các chứng giảm hay loạn fibrinogen máu.

Trong tất cả các trường hợp có kéo dài thời gian cephalin, thời gian prothronnbin hay thời gian thrombin mà không giải thích được nguyên nhân, định lượng fibrinogen là xét nghiệm không thể thiếu.

Ở bệnh nhân bị huyết khối nhất là huyết khối động mạch, định lượng fibrinogen là xét nghiệm có giá trị giúp tìm kiếm bệnh căn gây huyết khối.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

a] Ngay sau khi xảy ra chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu, phản ứng đông máu được kích hoạt. Quá trình cầm máu ban đầu diễn ra khi tiểu cầu tạo nút chặn cầm máu tại vết thương.

b] Sự đông máu là một quá trình phức tạp qua đó tạo ra các cục máu đông. Đông máu là một cơ chế quan trọng trong quá trình cầm máu. Khi thành mạch máu bị tổn thương, máu được cầm nhờ chỗ tổn thương được che phủ bởi cục máu đông chứa tiểu cầu và sợi huyết.

c] Khi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu vỡ ra giải phóng enzim biến đổi chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông, ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra nữa.

Đông máu là biểu hiện của quá trình sinh vật và sinh hóa, là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự biến chuyển của một protein hòa tan thành một gen rắn [sợi huyết]. Sự biến chuyển này nhằm mục đích cuối cùng là hạn chế sự mất máu ở nơi có tổn thương thành mạch. Quá trình đông máu còn tham gia giữ toàn vẹn của mạch máu và tình trạng lỏng của máu.

Quá trình đông cầm máu là sự tác động lẫn nhau giữa ba thành phần cơ bản: thành mạch máu, tế bào máu và các protein huyết tương dưới hình thức các phản ứng men.

Các phản ứng men hoạt động theo yếu cầu và bị điều hòa bởi các yếu tố tác động ngược chiều gọi là các chất ức chế sinh lý khiến cho sự hoạt hóa đông máu chỉ khu trú ở nơi tổn thương.

Nhờ sự cân bằng sinh lý giữa hai hệ thống một bên là xu hướng làm đông, một bên là hạn chế đông làm cho máu luôn giữ ở dạng lỏng để lưu hành trong hệ tuần hoàn và duy trì sự sống. Mất sự cân bằng này sẽ dẫn đến hậu quả tắc mạch hoặc chảy máu.

1. Cơ chế đông máu

Bản chất của quá trình đông máu chính là sự thay đổi tính chất của máu, máu chuyển từ thể lỏng [khi chảy trong lòng mạch] thành thể rắn [khi thoát ra khỏi lòng mạch] nhờ sự tham gia của nhiều yếu tố.

Nguyên nhân đông máu

Do sự va chạm của các tiểu cầu lên vết xước thành mạch, kích thích chuyển fibrinogen thành fibrin [các sợi tơ huyết]. Chúng liên kết lại tạo thành một mạng lưới, ôm các tế bào máu và kết lại một cục tạo thành cục máu đông.

Các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu:

  • Fibrinogen: là tiền chất để tạo thành các sợi tơ huyết Fibrin.
  • Prothrombin: là một loại protein huyết thanh có tác dụng hình thành nên Thrombin xúc tác cho quá trình chuyển Fibrinogen thành Fibrin.
  • Phức hợp Prothrombinase xúc tác chuyển Prothrombin thành Thrombin. 
  • Thromboplastin: được sản xuất bởi mô tổn thương, tham gia vào quá trình đông máu ngoại sinh. Chúng có tác dụng thay thế phospholipid tiểu cầu và protein huyết tương.
  • Ca++ có vai trò tham gia vào quá trình đông máu. Nếu không có ion này thì quá trình đông máu không xảy ra.
  • Các tế bào máu: tiểu cầu giải phóng nhiều chất tham gia vào quá trình đông máu. Hồng cầu, bạch cầu giúp hình thành cục máu đông.

Cơ chế đông máu:

Cơ chế ngoại sinh

Khi mạch máu tổn thương, máu tiếp xúc với vị trí tổn thương. Mô ở vị trí tổn thương giải phóng ra yếu tố III [thromboplastin mô] và  phospholipid. Yếu tố III, IV [calci] cùng yếu tố VII, và phosphlipid mô hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X hoạt hóa cùng với yếu V, phospholipid mô và ion calci tạo thành phức hợp prothrombinase.

Cơ chế nội sinh

Đồng thời khi máu tiếp xúc với vị trí tổn thương sẽ làm hoạt hóa yếu tố XII  và tiểu cầu làm giải phóng phospho lipid. Yếu tố XII hoạt hóa yếu tố XI và yếu tố XI hoạt hóa yếu tố IX. Yếu tố IX cùng với yếu tố VIII hoạt hóa, phospho lipid tiểu cầu và Ca +2 hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X, yếu tố V, cùng với phospho lipid tiểu cầu và Ca +2 tạo nên phức hợp prothrombinase.

  • Hình thành nút tiểu cầu: để bịt kín các vết rách li ti trên thành mạch. Khi tiểu cầu tiếp xúc với sợi collagen dưới nội mạch tại vị trí mạch máu bị tổn thương, chúng phồng to lên, xù xì, đồng thời tiết ra các chất như Thromboxan A2 và ADP để hoạt hoá các tiểu cầu xung quanh tạo thành một nút tiểu cầu bịt kín vết rách.
  • Hình thành cục máu đông: gồm 3 giai đoạn:
  • Tiểu cầu giải phóng phospholipid, kết hợp cùng với một số yếu tố khác tạo thành phức hợp prothrombinase.
  • Phức hợp prothrombinase xúc tác quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.
  • Thrombin có tác dụng xúc tác chuyển fibrinogen thành fibrin.
  • Mạng lưới fibrin bắt giữ các tế bào máu hình thành nên cục máu đông bịt kín chỗ tổn thương lớn.

Ý nghĩa quá trình đông máu:

  • Bịt kín các lỗ trên thành mạch để tránh máu thoát ra khỏi mạch máu đi vào khoảng gian bào.
  • Bịt kín các vết thương lớn, cầm máu tránh hiện tượng mất máu cấp tính do tai nạn gây nguy hiểm tính mạng.
  • Trong các xét nghiệm y học [xét nghiệm kháng thể], người ta ứng dụng quá trình đông máu để tách huyết thanh làm nguyên liệu xét nghiệm.

Video liên quan

Chủ Đề