Tại sao cần phải phát triển kỹ năng nghề nghiệp

Việc làm nhanh

1. Khái niệm về kỹ năng nghề nghiệp và vai trò của nó trong cuộc sống hiện nay?

Khi nói đến việc đào tạo các kỹ năng, nâng cao tay nghề hay phát triển các nguồn nhân lực tiềm năng cho sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế Đất nước, mọi người thường sẽ nghĩ ngay đến các thuật ngữ như là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng cứng,.. đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp, nhưng liệu bạn đã hiểu thế nào về kỹ năng nghề nghiệp chưa?

Ngoài những kỹ năng về chuyên môn thì kỹ năng nghề nghiệp còn bao gồm cả những kỹ năng mềm khác giúp mỗi người có thể tự đánh giá và đánh giá theo đúng các năng lực của cá nhân và nhận định được tiềm năng của thị trường công việc mà mình đang công tác, để từ đó có thể xác định và theo đuổi chính xác những hướng đi phù hợp cho những mong muốn và khả năng của bản thân. Tuy nhiên khi nói đến kỹ năng nghề nghiệp, người ta thường chỉ nhắc đến định hướng nghề nghiệp tương lai và coi đó là kỹ năng nghề nghiệp duy nhất. Nhưng thực tế, kỹ năng nghề nghiệp ngoài việc chọn ngành nghề phù hợp thì nó còn bao gồm cả các kỹ năng xin việc, kỹ năng mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội, kỹ năng lập kế hoạch phát triển sự nghiệp, kỹ năng giao tiếp và xử lí tình huống phát sinh trong từng môi trường công việc khác nhau, ...Đây là một mảng phát triển tổng hợp nhiều kĩ năng và đòi hỏi sự đào tạo, rèn luyện một cách bài bản. Và một kỹ năng nghề nghiệp hoàn chỉnh sẽ bao gồm các kỹ năng như sau:

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Tư duy phản biện

- Kỹ năng sáng tạo

- Kỹ năng quản lý con người

- Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

- Trí thông minh cảm xúc

- Kỹ năng đánh giá và đưa ra quyết định

- Kỹ năng phục vụ khách hàng

- Kỹ năng thương lượng

- Nhận thức linh hoạt, đón đầu xu thế

Việc bạn có thể đạt được kết quả tối ưu nhất trong công việc của mình, thì việc bạn cần phải đón đầu được những xu hướng có thể sắp diễn ra trong tương lai là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong một sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ như hiện nay, thì để có thể tồn tại và phát triển thì điều này càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhận biết được tầm quan trọng của kỹ năng nghề nghiệp, thì hiện bên cạnh việc đào tạo các kiến thức lý thuyết chuyên ngành thì song song đó các học viên tại các trường Đại học cũng được đào tạo cùng các kiến thức thực tế  để có thể nâng cao được kỹ năng nghề nghiệp thực tế cho sinh viên trước khi ra trường. Mặc dù quan trọng là vậy nhưng làm thế nào để có thể phát triển kỹ năng nghề nghiệp một cách bài bản, đúng cách nhất đây, cùng tham khảo ngay mục dưới đây nhé.

2.1. Bước 1 - Đánh giá bản thân

Hiểu rõ những điểm mạnh, yếu của bản thân là tiền đề để bạn phát huy tốt thế mạnh trong công việc cũng như hạn chế những hậu quả do mặt yếu của mình tạo ra.

Trước khi tìm việc làm , bạn cần có những đánh giá khách quan nhất về bản thân và nguồn thông tin cần tham khảo là từ những người thân quen, đồng nghiệp, bạn bè của bạn. Khi đã xác định được những ưu khuyết của bản thân, bạn sẽ có điều kiện thể hiện tốt nhất trước mặt nhà tuyển dụng và phát huy tận cùng ưu điểm của mình trong công việc.

Việc làm bán hàng

2.2. Bước 2 - Nghiên cứu kỹ công việc muốn làm

Có rất nhiều việc làm với những lời mời chào hấp dẫn trên mạng. Bạn cần phải tỉnh táo và nghiền ngẫm kỹ lưỡng, chọn lọc công việc phù hợp với năng lực bản thân nhất, như vậy cơ hội thăng tiến sẽ cao hơn.

2.3. Bước 3 - Đề ra mục tiêu công việc

Khi đã xác định được mục tiêu công việc, bạn sẽ biết bản thân cần chuẩn bị những gì về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho công việc muốn làm.

Ngoài ra, có một điều bạn cần lưu ý là việc làm có mức lương cao chưa hẳn đã tốt hơn một công việc có không gian phát triển. Nếu bạn có mục tiêu lâu dài thì lựa chọn một công việc lương thấp, nhiều thử thách nhưng không gian phát triển lớn sẽ tốt hơn.

>>> Xem thêm: 7 mẹo nhỏ giúp bạn kiếm việc làm văn phòng hiệu quả

2.4. Bước 4 - Tìm kiếm đích đến

Có thể hiểu đích đến ở đây là nơi bạn muốn ứng tuyển. Việc xác định vị trí ứng tuyển, công ty ứng tuyển đúng đắn và tìm hiểu kỹ càng về công việc, công  ty sẽ giúp bạn ghi điểm trong vòng phỏng vấn và thực hiện công việc tốt nhất sau khi được nhận vào làm. Đó là lời khuyên chân thành nếu bạn tìm được việc làm lý tưởng.

2.5. Bước 5 - Thiết lập mối quan hệ và thể hiện năng lực

Thiết lập mối quan hệ trong công ty sẽ giúp bạn có thêm ‘đồng minh’ để dễ dàng hòa nhập vào môi trường văn hóa làm việc mới. Hơn thế nữa, đó cũng có thể sẽ là những người ‘thầy’ truyền đạt cho bạn kinh nghiệm làm việc và hỗ trợ bạn những khi công việc gặp bế tắc. Bên cạnh đó, việc kết nối giữa các phòng ban cũng góp phần mang đến sự tin tưởng cho đồng nghiệp và sếp.

2.6. Bước 6 - Chinh phục thử thách

Ngọc không mài không sáng. Đừng thỏa mãn với thực tại mà hãy nghĩ đến viễn cảnh tương lai xa hơn. Một người chỉ biết tự hào với những gì đã có rất khó có cơ hội phát triển. Bạn hãy tiến lên bằng cách chinh phục thử thách. Sự mới lạ và nhưng khó khăn của thử thách cũng là cơ hội để bạn phát huy và rèn giũa kỹ năng của mình một cách tốt nhất.

Trên đây là một số những chia sẻ của Timviec365.vn về chủ để “kỹ năng nghề nghiệp”, hy vọng rằng thông qua những bài viết mà Timviec365.vn chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc phát triển các kỹ năng nghề nghiệp của bản thân và nhành chóng tạo dựng được những thành công trong công việc và định hướng nghề nghiệp trong tương lai nhé. Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết của chúng mình nhé.

>>> Bạn có thể áp dụng những bước phát triển nghề nghiệp trên đây khi tìm được việc làm hành chính văn phòng tại Đà Nẵng phù hợp với mình vì nó sẽ giúp ích cho sự nghiệp của bạn sau này.

Việc làm marketing - pr

Giai đoạn hiện nay; kỹ năng nghề nghiệp thậm trí còn quan trọng hơn cả bằng cấp. Hầu hết nhà tuyển dụng, doanh nghiệp ưu tiên những ứng viên; nhân sự có nghiệp vụ và đảm nhận được công việc mà công ty, cấp trên giao cho.

Xem ngay: Nghề và nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp là gì?

Khái niệm kỹ năng nghề nghiệp là gì?

Kỹ năng nghề nghiệp [professionnal skills hoặc vocational] là thuật ngữ có nguồn gốc từ thuật ngữ kỹ năng [skills] nhưng nội hàn được mở rộng theo hướng khả năng và năng lực thực hiện công việc trong lĩnh vực cụ thể nào đó của con người.

“Năng lực thực hiện” là thuật ngữ được dịch vụ tiếng Anh hoặc tiếng Đức dùng trong các tài liệu của hiều tác giả trình bày về quan điểm giáo dục đào tạo theo cách tiếp cận năng lực thực hiện.

Theo quan niệm này, năng lực thực hiện được coi là sự tích hợp nhuần nhuyễn của ba thành yếu tố kiến thức, kỹ năng; thái độ cần thiết để hoàn thành từng công việc cụ thể của nghề; chứ không phải là sự tồn tại độc lập giữa chúng với nhau và ít liên quan đến công việc của nghề.

Kỹ năng nghề nghiệp theo nghĩa hẹp

Nếu kỹ năng thuần túy được hiểu theo nghĩa hẹp, hướng tới thao tác khả năng hoạt động cụ thể thì kỹ năng của nghề nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hướng tới khả năng năng lực thực hiện hành động của người trong lĩnh vực nghề nghiệp Kỹ năng theo nghĩa hẹp chỉ là một thành tố của năng lực [năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ].

Trong hoạt động nghề nghiệp, con người luôn được biểu hiện những khả năng nhất định để thực hiện công việc nào đó khi thực hiện những hoạt động ấy, con người cần thiết phải có tri thức kinh nghiệm cần thiết tương ứng với hoạt động có khả năng tập trung ý chí tư duy tưởng tượng.  Có làm như vậy con người mới thực hiện hoạt động theo mục đích tất cả những yếu tố đó biểu hiện khả năng thực hiện hoạt động nghề nghiệp của con người. Có người gọi đó là kỹ năng của nghề nghiệp, có người gọi là năng lực nghề nghiệp, có người đơn giản chỉ gọi đó là kỹ năng. Chính vậy mà kỹ  năng nghề nghiệp cần được hiểu theo nghĩa rộng.

Kỹ năng nghề nghiệp theo nghĩa rộng là năng lực

Kỹ năng của nghề nghiệp phải được hiểu theo nghĩa rộng, tức là năng lực mới thấy được đầy đủ ý nghĩa của nó. Ngày nay với cách tiếp cận thực hiện trong đào tạo các nhà sư phạm nhấn mạnh đến việc dạy học tích hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để người học có thể vận dụng vào công việc thực hiện từng công việc cụ thể một nghề.

Theo đó, kỹ năng của nghề nghiệp hay năng lực nghề nghiệp được hiểu như nhau về nội hàm và đều hướng tới khả năng thực hiện công việc của con người trong hoạt động nghề nghiệp.

Kỹ năng của nghề nghiệp được phân chia thành nhiều loại khác nhau, dựa vào một số tiêu chuẩn xác định.

  • Nếu căn cứ vào mức độ của hành động, có các loại kỹ năng đơn giản như đọc, viết… và các kỹ năng phức tạp như học tập, vận hành máy móc…
  • Nêu căn cứ vào mức độ biểu hiện của kỹ năng có: – Kỹ năng chung: Là loại kỹ năng biểu hiện ở mọi hoạt động của con người như kỹ năng sử dụng các công cụ lao động, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu…

    – Kỹ năng riêng: Là kỹ năng trong hoạt động nghề nghiệp nhất định nào đó. Ở mỗi nghề tùy thuộc vào từng trình độ đòi hỏi người lao động phải có các kỹ năng tương ứng.

  • Nếu căn cứ vào mức độ quan trọng của kỹ năng, người ta phân ra các loại: – Kỹ năng cơ bản: Gồm những kỹ năng áp dụng để làm việc nói chung, không dành riêng cho một nghề hoặc một ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. – Kỹ năng chung: Gồm những kỹ năng có thể áp dụng chung cho nhiều lĩnh vực ngành nghề có liên quan.

    – Kỹ năng cốt lõi: Gồm những kỹ năng cần thiết; bắt buộc phải có để được công nhận là trình độ nghề nghiệp nhất định nào đó.

  • Nếu căn cứ vào tính chất của kỹ năng, người ta còn phân loại ra các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: – Kỹ năng cứng: Là kỹ năng chuyên môn nghề kỹ năng kỹ thuật cụ thể như khả năng học vấn trình độ chuyên môn cho mỗi công việc ngành nghề nhất định và kinh nghiệm. Là kỹ năng chuyên môn nghề.  Kỹ năng kỹ thuật cụ thể như: khả năng học vấn trình độ chuyên môn cho mỗi công việc ngành nghề nhất định và kinh nghiệm.

    – Kỹ năng mềm: Thương hiệu là các kỹ năng không mang tính kỹ thuật.  Là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ cảm xúc dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người.

Thực tế cho thấy khi 99% thành công trong công việc được mang lại từ các kỹ năng mềm; kỹ năng mềm là khả năng linh hoạt ứng dụng và vận dụng tổng hợp hòa các kỹ năng phối hợp xử lý và giải quyết vấn đề mang lại hiệu quả  mong đợi.

Phát triển kỹ năng nghề nghiệp

Các giai đoạn phát triển

  • Kỹ năng có một số nội dung là những quá trình tâm lý vì nó là tổ hợp của hàng loạt các yếu tố hợp thành như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có khả năng tư duy…
  • Kỹ năng có tính linh hoạt và có thể di chuyển từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác kỹ năng có tính kỹ thuật, tức là có cấu trúc thao tác và trình tự tổ chức các thao tác đó.
  • Kỹ năng được hình thành do luyện tập được hình thành trong quá trình hoạt động của con người.

Lộ trình phát triển

  • Giai đoạn bắt chước: Chỉ hành động theo mẫu
  • Giai đoạn làm được: Hiểu nhiệm vụ quy trình làm việc nhưng còn có những sai sót; thời gian hoàn thành chậm và đôi khi còn cần có sự chỉ dẫn.
  • Giai đoạn làm chính xác: Làm việc theo quy trình; chính xác và hoàn thiện công việc nhanh chóng.
  • Giai đoạn thành kỹ xảo: Kỹ năng được tự động hóa, trên cơ sở đó hình thành nên kỹ xảo
  • Giai đoạn làm biến hóa: Thể hiện khả năng di chuyển kỹ năng sang các tình huống mới hoặc hình thành các kỹ năng phức tạp
Các giai đoạn phát triển kỹ năng

Kỹ năng có được do quá trình lập đi lập lại một hoặc nhóm hành động nhất định nào đó, kỹ năng theo nghĩa hẹp, Hàn chỉ đến những thao tác hành động cụ thể của con người, kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng hướng nhiều đến khả năng đến năng lực của con người.

Phát triển kỹ năng nghề nghiệp như thế nào?

Phát triển kỹ năng của nghề nghiệp được hiểu là phương châm và biện pháp mang tính toàn diện hệ thống về việc đào tạo lực lượng lao động với những kỹ năng, kỹ thuật trình độ nhất định; để họ có thể tiếp cận với công việc trong thị trường lao động. Phát triển kỹ năng là phát triển cả hệ thống đào tạo nghề nghiệp từ đường lối quan điểm đến mạng lưới cơ sở đào tạo đội ngũ giáo viên, chương trình giáo trình Nhân tập trung vào người học sau quá trình đào tạo.

Tuy nhiên, Phát triển kỹ năng của nghề nghiệp khác phát triển đào tạo nghề nghiệp ở chỗ Khi nói tới đào tạo nghề nghiệp, tức là đặt trọng tâm ở đầu vào trọng vào nhà trường và giáo viên; còn khi nói tới phát triển kỹ năng, tức là người ta quan tâm tới đầu ra lấy người học là trung tâm.

Tôi là Nguyễn Văn Thịnh người sáng lập ra thương hiệu ISAAC và ISAAC GROUP là đội ngũ đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ cho khách hàng ISAAC tự tin đáp ứng được mọi yêu cầu của bạn. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”.

Video liên quan

Chủ Đề