Em hiểu thế nào là câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"  : Đã cho ta một bài học trong cuộc sống, nhắc nhở ta luôn sống tốt, sống tích cực từ suy nghĩ đến hành động, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã như thế nào đi nữa, mỗi người cũng cần giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, lối sống trong sạch, lương thiện và nhân ái để xây dựng cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn

Bài làm

Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

Ông cha ta muốn gửi gắm điều gì qua câu tục ngữ trên? Trước hết chúng ta cần hiểu, “đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, ông cha ta khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng , không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.

Lời nhắn gửi thật đúng đắn và sâu sắc làm sao. Vậy thì tại sao con người cần “đói cho sạch rách cho thơm”? Trước tiên, cần phải hiểu rằng, không ai trong cuộc sống này được quyết định hoàn cảnh sống, nơi mà mình sinh ra trong cuộc đời, Có người may mắn được sống trong một gia đình giàu có, khá giả, nhận được tình yêu thương từ đầy đủ từ ông bà, cha mẹ, nhưng cũng có những người khi sinh ra đã không may mắn sống trong hoàn cảnh cơ cực từ bé, không người thân, không gia đình, điều kiện khó khăn, nghèo khổ. Với những hoàn cảnh sống “đói “ và “rách” ấy, không ai là muốn mình cứ mãi phải thu mình trong một hoàn cảnh như vậy, họ chọn cách vươn lên số phận, khẳng định chính mình để tìm đến những cơ hội mới, những sự giải thoát mới. Nhưng đâu sẽ là cách mà người ta lựa chọn để vươn lên?

Xem thêm:  Tưởng tượng về một ngày thu Hà Nội

Có những người chống chọi với hoàn cảnh bằng cách làm những điều trái với lương tâm, đạo đức như đi cướp bóc, buôn bán bán phép,..làm những việc gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và những người xung quanh. Họ cho rằng, chỉ cần có tiền, có được cơ hội để thoát khỏi hoàn cảnh thì việc gì họ cũng sẽ làm. Đó là những kẻ mà đã để tâm hôn mình bị vẩn đục, ô uế với những quan niệm, suy nghĩ sai trái. Ngược lại, nếu ta biết vượt lên hoàn cảnh bằng cách không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho mình một cách trong sạch, đi lên từ những bước đi nhỏ nhất , cộng với sự chăm chỉ, quyết tâm thì chắc chắn nỗ lực của ta sẽ được đền đáp xứng đáng. Vậy nên dù cho bản thân có “đói” và “rách”, thì chỉ cần một khi tâm hồn ta vẫn còn trong sạch, lòng tự trọng của ta vẫn còn vẹn nguyên để không làm những điều sai trái với tiêu chuẩn đạo đức, ta vẫn có cơ hội để tìm đến một cuộc sống mới.

Bản thân mỗi người cần biết tự ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình, sống một cách ngay thẳng, lương thiện thì dù cho hoàn cảnh của bạn thế nào, bạn vẫn luôn được người xung quanh yêu mến và tôn trọng. Còn những kẻ vì mọi thứ mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng của mình , sẽ luôn bị bị người đời chê trách và xa lánh. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc giữ gìn lòng tự trọng, nhân phẩm của mình đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cho dù lão Hạc đã lâm đến bước đến cùng của sự nghèo khổ, thiếu thốn, lão vẫn nhất quyết giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cách ăn bả chó để tự kết liễu đời mình, đẻ không phải đi vào con đường tội lỗi, xấu xa như Binh Tư chỉ để kiếm miếng ăn cho chính mình. Do đó, có thể thấy, lòng tự trọng luôn là một cái gì đó mà con người cần hết mực trân trọng và giữ gìn, không để nó bị vẩn đục.

Xem thêm:  Từ bài ca dao dân ca những câu hát hay về tình cảm gia đình, em hãy trình bày cảm nhận của mình khi được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình

“Bạn không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”, nếu bạn sinh ra là một viên kim cương, hãy sống sao cho đúng với giá trị của mình. Còn nếu bạn sinh ra là một bông hoa dại dù cho không hương, hãy sống rực rỡ dưới ánh mặt trời bằng vẻ đẹp của chính bạn, để người đời dù không biết đến hương thơm nhưng vẫn nhớ được tên loài hoa ấy.

Hướng dẫn

DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

– Đạo lí của nhân dân ta thường được gửi gắm trong ca dao, tục ngữ.

– Có nhiều câu thể hiện quan niệm sống trong sáng, lành mạnh, chẳng hạn như: Đói cho sạch, rách cho thơm.

2. Giải quyết vấn đề:

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:.

+ Người xưa mượn chuyện ăn và mặc là hai chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người để bày tỏ quan niệm về giữ gìn danh dự, phẩm giá của người lao động.

– Nghĩa hiểu ngôn: dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho.

– Nghĩa hàm ngôn: sống trong sạch, lành mạnh là nền tảng đạo đức của nhân dân ta.

– Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đói rách khốn cùng, nhân cách dễ bị tha hóa. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm giá, đạo đức, bản chất lượng thiện của mình.

+ Quan niệm sống tốt đẹp này đối lập với lối sống tha hóa mà nhân dân ta lên án: Đói ăn vụng, túng làm càn

Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sạch, lương thiện của người lao động trong mọi hoàn cảnh. Đó cũng là sự tự khẳng định và. đề cao phẩm giá của người lao động.

3. Kết thúc vấn đề:

Câu tục ngữ đã nêu lên một quan niệm sống đúng đắn và đẹp đẽ mà chúng ta nên học tập, kế thừa và phát huy để duy trì và bảo vệ đạo lí dân tộc.

BÀI LÀM

Đạo lí làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao, trong sạch, giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn, tục ngữ có câu: Đói cho sạch, rách cho thơm.

Xem thêm:  Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta [văn mẫu 7]

Người xưa mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống hàng ngày của con người là ăn và mặc để thông qua đó phản ánh quan niệm sống của mình. Trong xã hội phong kiến trước đây, người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự khốn cùng này: Đói ăn vụng, túng làm càn. Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh nhưng đó chỉ là rất ít, còn phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, trong sạch, truyền thống của cha ông.

Lúc đói, bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho? Không! Câu tục ngữ này không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống, một nền tảng đạo đức của nhân dân ta.

Câu tục ngữ lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trương cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ? Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức.

Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất, ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.

Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột; là sự khẳng định và đề cao quan điểm sống thanh cao của người lao động. Không có một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.

Trong sạch và lành mạnh trong lối sống. Thơm tho trên phương diện danh dự, đạo lí làm người. Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến… Quan niệm sống ấy là quan niệm sống cao đẹp của nhân dân ta từ ngày xưa truyền lại như đoá sen trong đầm luôn toả mùi hương thơm mát, trong lành, thanh cao.

Theo Bailamvan.edu.vn

Xem thêm:  Tả cảnh sân trường em giờ ra chơi

Dàn ý

1. Mở bài:

  • Đôi khi, trong cuộc sống hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn.
  • Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

2. Thân bài:

Giải thích:

  • đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc

=> Bài học rút ra cho chúng ta đó là: Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng , không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.

Lí giải: Vậy thì tại sao con người cần “đói cho sạch rách cho thơm”?

  • Không ai trong cuộc sống này được quyết định hoàn cảnh sống, nơi mà mình sinh ra trong cuộc đời nhưng cái quan trọng là cách nhìn nhận, vượt qua khó khăn, cách sống và nhân cách của họ
  • Có những người chống chọi với hoàn cảnh bằng cách làm những điều trái với lương tâm, đạo đức như đi cướp bóc, buôn bán bán phép,..làm những việc gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và những người xung quanh.  Đó là những kẻ mà đã để tâm hôn mình bị vẩn đục, ô uế với những quan niệm, suy nghĩ sai trái.
  • Ngược lại, nếu ta biết vượt lên hoàn cảnh bằng cách không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho mình một cách trong sạch, đi lên từ những bước đi nhỏ nhất , cộng với sự chăm chỉ, quyết tâm thì chắc chắn nỗ lực của ta sẽ được đền đáp xứng đáng.

Bài học : Bản thân mỗi người cần biết tự ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình, sống một cách ngay thẳng, lương thiện thì dù cho hoàn cảnh của bạn thế nào

Dẫn chứng: Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc giữ gìn lòng tự trọng

3. Kết bài: Khẳng định lại bài học:  “Bạn không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”, nếu bạn sinh ra là một viên kim cương, hãy sống sao cho đúng với giá trị của mình. 

Bài viết

Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.Ông cha ta muốn gửi gắm điều gì qua câu tục ngữ trên? Trước hết chúng ta cần hiểu, “đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, ông cha ta khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng , không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.Lời nhắn gửi thật đúng đắn và sâu sắc làm sao. Vậy thì tại sao con người cần “đói cho sạch rách cho thơm”? Trước tiên, cần phải hiểu rằng, không ai trong cuộc sống này được quyết định hoàn cảnh sống, nơi mà mình sinh ra trong cuộc đời. Có người may mắn được sống trong một gia đình giàu có, khá giả, nhận được tình yêu thương từ đầy đủ từ ông bà, cha mẹ, nhưng cũng có những người khi sinh ra đã không may mắn sống trong hoàn cảnh cơ cực từ bé, không người thân, không gia đình, điều kiện khó khăn, nghèo khổ. Với những hoàn cảnh sống “đói “ và “rách” ấy, không ai là muốn mình cứ mãi phải thu mình trong một hoàn cảnh như vậy, họ chọn cách vươn lên số phận, khẳng định chính mình để tìm đến những cơ hội mới, những sự giải thoát mới. Nhưng đâu sẽ là cách mà người ta lựa chọn để vươn lên?Có những người chống chọi với hoàn cảnh bằng cách làm những điều trái với lương tâm, đạo đức như đi cướp bóc, buôn bán bán phép,..làm những việc gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và những người xung quanh. Họ cho rằng, chỉ cần có tiền, có được cơ hội để thoát khỏi hoàn cảnh thì việc gì họ cũng sẽ làm. Đó là những kẻ mà đã để tâm hôn mình bị vẩn đục, ô uế với những quan niệm, suy nghĩ sai trái. Ngược lại, nếu ta biết vượt lên hoàn cảnh bằng cách không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho mình một cách trong sạch, đi lên từ những bước đi nhỏ nhất , cộng với sự chăm chỉ, quyết tâm thì chắc chắn nỗ lực của ta sẽ được đền đáp xứng đáng. Vậy nên dù cho bản thân có “đói” và “rách”, thì chỉ cần một khi tâm hồn ta vẫn còn trong sạch, lòng tự trọng của ta vẫn còn vẹn nguyên để không làm những điều sai trái với tiêu chuẩn đạo đức, ta vẫn có cơ hội để tìm đến một cuộc sống mới.Bản thân mỗi người cần biết tự ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình, sống một cách ngay thẳng, lương thiện thì dù cho hoàn cảnh của bạn thế nào, bạn vẫn luôn được người xung quanh yêu mến và tôn trọng. Còn những kẻ vì mọi thứ mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng của mình , sẽ luôn bị bị người đời chê trách và xa lánh. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc giữ gìn lòng tự trọng, nhân phẩm của mình đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cho dù lão Hạc đã lâm đến bước đến cùng của sự nghèo khổ, thiếu thốn, lão vẫn nhất quyết giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cách ăn bả chó để tự kết liễu đời mình, đẻ không phải đi vào con đường tội lỗi, xấu xa như Binh Tư chỉ để kiếm miếng ăn cho chính mình. Do đó, có thể thấy, lòng tự trọng luôn là một cái gì đó mà con người cần hết mực trân trọng và giữ gìn, không để nó bị vẩn đục.

“Bạn không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”, nếu bạn sinh ra là một viên kim cương, hãy sống sao cho đúng với giá trị của mình. Còn nếu bạn sinh ra là một bông hoa dại dù cho không hương, hãy sống rực rỡ dưới ánh mặt trời bằng vẻ đẹp của chính bạn, để người đời dù không biết đến hương thơm nhưng vẫn nhớ được tên loài hoa ấy.

Dàn ý

1. Mở bài:

  • Đạo lí của nhân dân ta thường được gửi gắm trong ca dao, tục ngữ.
  • Có nhiều câu thể hiện quan niệm sống trong sáng, lành mạnh, chẳng hạn như: Đói cho sạch, rách cho thơm.

2. Thân bài:

Giải quyết vấn đề:

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: .

  • Người xưa mượn chuyện ăn và mặc là hai chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người để bày tỏ quan niệm về giữ gìn danh dự, phẩm giá của người lao động.
    • Nghĩa hiểu ngôn: dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho.
    • Nghĩa hàm ngôn: sống trong sạch, lành mạnh là nền tảng đạo đức của nhân dân ta.
    • Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đói rách khốn cùng, nhân cách dễ bị tha hóa. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm giá, đạo đức, bản chất lượng thiện của mình.
  • Quan niệm sống tốt đẹp này đối lập với lối sống tha hóa mà nhân dân ta lên án: Đói ăn vụng, túng làm càn
    • Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sạch, lương thiện của người lao động trong mọi hoàn cảnh. Đó cũng là sự tự khẳng định và . đề cao phẩm giá của người lao động.

3. Kết bài:

  • Câu tục ngữ đã nêu lên một quan niệm sống đúng đắn và đẹp đẽ mà chúng ta nên học tập, kế thừa và phát huy để duy trì và bảo vệ đạo lí dân tộc.

Bài viết

Đạo lí làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao, trong sạch, giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn, tục ngữ có câu: Đói cho sạch, rách cho thơm.

Người xưa mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống hàng ngày của con người là ăn và mặc để thông qua đó phản ánh quan niệm sống của mình. Trong xã hội phong kiến trước đây, người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự khốn cùng này: Đói ăn vụng, túng làm càn. Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh nhưng đó chỉ là rất ít, còn phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, trong sạch, truyền thống của cha ông.

Lúc đói, bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho? Không! Câu tục ngữ này không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống, một nền tảng đạo đức của nhân dân ta.

Câu tục ngữ lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trương cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ? Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức.

Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất, ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.

Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột; là sự khẳng định và đề cao quan điểm sống thanh cao của người lao động. Không có một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.

Trong sạch và lành mạnh trong lối sống. Thơm tho trên phương diện danh dự, đạo lí làm người. Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến… Quan niệm sống ấy là quan niệm sống cao đẹp của nhân dân ta từ ngày xưa truyền lại như đoá sen trong đầm luôn toả mùi hương thơm mát, trong lành, thanh cao.

Dàn ý

1. Mở bài:

  • Giá trị của một con người không được đánh giá bằng vẻ bề ngoài hay khối tài sản mà họ đang sở hữu mà được minh chứng bởi vẻ đẹp cốt cách ở bên trong. 
  • Câu tục ngữ “đói cho sạch rách cho thơm” vừa là lời khuyên răn vừa là lời cảnh tỉnh cho con người về cách sống, hãy sống sao cho không hổ thẹn với lương tâm và làm mất đi giá trị của chính mình.

2. Thân bài:

Giải thích:

  • “Đói, rách” vốn là từ ngữ chỉ việc ăn mặc không đầy đủ tươm tất của con người, là biểu hiện cụ thể nhất về sự khó khăn trong đời sống vật chất.
  •  “Sạch, thơm” là những tính từ nói về sự thơm tho, sạch sẽ trong cách ăn mặc của con người. Khi đặt vào trong câu tục ngữ nó có ý nghĩa thể hiện phẩm chất trong sạch lương thiện của mỗi con người

=> khuyên răn con cháu dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được lương tâm phẩm giá trong sạch, không làm điều gì khuất tất hổ thẹn với lòng mình.

Lí giải, dấn chứng:

  •  “Đói cho sạch rách cho thơm” là quan niệm sống tốt đẹp đậm chất nhân văn của con người Việt Nam ta.
  • Hoàn cảnh sống éo le đè nặng lên kiếp sống như thế nếu như không vững vàng giữ lấy phẩm chất thiên lương con người rất dễ cùng quẫn mà đi vào con đường tội lỗi.
    • Dẫn chứng: Chị dậu, Lão Hạc chính là tấm gương sáng về lẽ sống “đói cho sạch rách cho thơm” mà cha ông luôn khuyên răn nhắc nhở.

Rút ra bài học thực tiến:

  •  Con người trong xã hội mới cũng cần phải tỉnh táo để không đánh mất đi phẩm giá của chính mình. Không vì để đạt được mục đích mà nịnh hót người này, hãm hại người kia. 
  • Không toan tính vụ lợi, không ích kỉ bon chen, dù hoàn cảnh ra sao cũng phải biết yêu thương, bao dung với mọi người.
  • Là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần phải biết tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, bắt đầu từ những việc làm thiết thực nhất như không quay cóp bài, không nói dối thầy cô, biết giúp đỡ, yêu thương bạn bè.

3. Kết bài: Câu tục ngữ “đói cho sạch rách cho thơm” vừa là lời khuyên răn vừa là lời nhắn nhủ tới tất cả mọi người về cách sống của mình. Đó là bài học nhân sinh về quan niệm sống phải biết giữ lấy phẩm chất, lương tri của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Bài viết

Giá trị của một con người không được đánh giá bằng vẻ bề ngoài hay khối tài sản mà họ đang sở hữu mà được minh chứng bởi vẻ đẹp cốt cách ở bên trong. Cuộc sống với bao lo toan bộn bề với đầy rẫy những cám dỗ xấu xa, nếu không thực sự tỉnh táo và bản lĩnh con người rất có thể bị xa ngã, không bảo toàn được nhân cách phẩm chất mình. Câu tục ngữ “đói cho sạch rách cho thơm” vừa là lời khuyên răn vừa là lời cảnh tỉnh cho con người về cách sống, hãy sống sao cho không hổ thẹn với lương tâm và làm mất đi giá trị của chính mình.

Câu tục ngữ với hai vế đối rất chỉnh cùng những hình ảnh gần gũi quen thuộc đã nói lên bài học đạo đức sâu sắc được cha ông ta gửi gắm. “Đói, rách” vốn là từ ngữ chỉ việc ăn mặc không đầy đủ tươm tất của con người, là biểu hiện cụ thể nhất về sự khó khăn trong đời sống vật chất. Suy rộng ra đây là những hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống éo le, khổ cực, bất hạnh của con người. “Sạch, thơm” là những tính từ nói về sự thơm tho, sạch sẽ trong cách ăn mặc của con người. Sống trong hoàn cảnh khốn làm sao ta có thể giữ cho mình được vẻ thơm tho, sạch đẹp. Câu tục ngữ có vẻ chất chứa đầy mâu thuẫn phải suy nghĩ kĩ lưỡng thì ta mới có thể nhận ra nội hàm sâu sa của nó. Thực tế, cuộc sống khốn khó, nghèo nàn có thể làm mai một đi vẻ bề ngoài của con người nhưng tận sâu bên trong đó là linh hồn, phẩm chất thì không gì có thể thay đổi. Đặt trong ý nghĩa sâu sa ấy, hai tính chất “sạch, thơm” nhằm hướng đến phẩm chất trong sạch lương thiện của mỗi con người. Từ đây, cha ông ta muốn khuyên răn con cháu dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được lương tâm phẩm giá trong sạch, không làm điều gì khuất tất hổ thẹn với lòng mình.

“Đói cho sạch rách cho thơm” là quan niệm sống tốt đẹp đậm chất nhân văn của con người Việt Nam ta. Con người xem trọng nhau là ở cốt cách, phẩm chất. Một người nghèo nhưng không hèn chắc chắc sẽ được nể trọng hơn một kẻ vì cuộc sống giàu sang mà để nhân cách bị tha hóa. Xưa kia, trong xã hội phong kiến người nông dân bị chèn ép, bóc lột, kìm kẹp đến khốn cùng bởi sưu cao thuế nặng. Hoàn cảnh sống éo le đè nặng lên kiếp sống như thế nếu như không vững vàng giữ lấy phẩm chất thiên lương con người rất dễ cùng quẫn mà đi vào con đường tội lỗi.

Câu chuyện về Chí Phèo từ môt người nông dân lương thiện bị cái nghèo đói, cái bất công phi lí đẩy vào con đường tù tội trở thành bóng ma làng Vũ Đại vẫn để lại trong ta nhiều ám ảnh. Sự tha hóa về nhân cách, không làm chủ được bản thân để cho cái xấu cái ác khống chế của Chí Phèo muôn đời bị lên án, phê phán.

Ngược lại, Chị Dậu cũng là những người nông dân lâm vào cảnh bần cùng bởi sưu cao thuế nặng phải bán chó bán con nhưng chị vẫn giữ gìn cốt cách của một người phụ nữ nông dân kiên cường. Hay câu chuyện về Lão Hạc một con người hiền lành tự tôn tự trọng thà ăn củ khoai củ chuối qua ngày chứ quyết không bán đi mảnh vườn của con, vì lừa một con chó mà quyết tự lỗi bằng cái chết đau đớn.

Những người như Chị dậu, Lão Hạc chính là tấm gương sáng về lẽ sống “đói cho sạch rách cho thơm” mà cha ông luôn khuyên răn nhắc nhở.

Trong xã hội ngày nay, cuộc sống công nghiệp hiện đại và phát triển hơn đời sống vật chất của con người cũng đầy đủ hơn, không còn phải ăn đói mặc rách. Tuy nhiên, những trở ngại trong cuộc sống, nhưng bế tặc trong công việc cũng còn rất nhiều. Con người trong xã hội mới cũng cần phải tỉnh táo để không đánh mất đi phẩm giá của chính mình. Không vì để đạt được mục đích mà nịnh hót người này, hãm hại người kia. Càng không vì đồng tiền, vì ham muốn cá nhân mà làm những việc xấu có ảnh hưởng tới tính mạng và cuộc sống của người khác như trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy,…

Ngoài ra mỗi chúng ta không chỉ trong sạch trong lối sống mà con người cần phải trong sạch trong nếp nghĩ. Không toan tính vụ lợi, không ích kỉ bon chen, dù hoàn cảnh ra sao cũng phải biết yêu thương, bao dung với mọi người. Là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần phải biết tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, bắt đầu từ những việc làm thiết thực nhất như không quay cóp bài, không nói dối thầy cô, biết giúp đỡ, yêu thương bạn bè.

Câu tục ngữ “đói cho sạch rách cho thơm” vừa là lời khuyên răn vừa là lời nhắn nhủ tới tất cả mọi người về cách sống của mình. Đó là bài học nhân sinh về quan niệm sống phải biết giữ lấy phẩm chất, lương tri của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Giá trị của con người bắt nguồn từ chính những lẽ sống như thế cho nên mỗi người cần phải trân trọng và gìn giữ nếp sống tốt đẹp của mình.

Video liên quan

Chủ Đề