Gạo lứt tốt như thế nào

Một nghiên cứu khác năm 2004 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (Journal of Nutrition) cũng chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt và rau quả là nguồn thực phẩm quan trọng nhất giúp ngăn ngừa ung thư vú và các loại ung thư do nội tiết tố khác.

5. Lợi ích của gạo lứt đối với việc quản lý cân nặng

Nhiều người đang theo đuổi chế độ ăn kiêng giảm cân thường thắc mắc cơm gạo lứt có tác dụng gì, có giúp giảm cân không? Câu trả lời là “có”. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng việc chuyển sang ăn cơm gạo lứt thay cơm trắng sẽ giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể cân đối. Nguyên do là vì lượng chất xơ trong gạo lứt tạo cảm giác no lâu nên bạn sẽ ít ăn vặt các thực phẩm không lành mạnh hơn. Gạo lứt giúp giảm cân và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, gạo lứt có chứa mangan giúp hỗ trợ sự tổng hợp chất béo của cơ thể.

Một nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng năm 2008 cũng công nhận hiệu quả của việc dùng gạo lứt trong việc điều chỉnh cân nặng và cải thiện hoạt tính enzyme oxy hóa ở phụ nữ béo phì. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn ăn gạo lứt có tốt không thì đừng ngần ngại dùng gạo lứt thay thế cho gạo trắng nhé.

6. Lợi ích của gạo lứt: Tốt cho hệ miễn dịch

Gạo lứt chứa một lượng đáng kể các loại vitamin, khoáng chất và các thành phần phenolic thiết yếu cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi và khả năng chống lại các tác nhân lây nhiễm. Hơn nữa, đặc tính chống oxy hóa của gạo lứt giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do, nhờ đó ngăn ngừa bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa.

7. Công dụng của gạo lứt đối với hệ xương

Ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì? Câu trả lời là thói quen ăn cơm gạo lứt có thể mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho hệ xương. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt chứa nhiều magie (226g gạo lứt đã đủ cung cấp 21% nhu cầu magie hàng ngày) giúp xương chắc khỏe.

Magie là một khoáng chất vi lượng vô cùng quan trọng bên cạnh canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe. Hơn nữa, magie còn rất cần thiết cho việc chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt hóa để hấp thụ canxi, hỗ trợ sự hình thành xương và ngăn ngừa tình trạng khử khoáng xương.

Việc thiếu hụt magie có liên quan đến tình trạng mật độ xương thấp và có thể góp phần gây viêm khớp và loãng xương sau này. Do đó, bạn còn chần chừ gì mà chưa thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống của mình?

8. Công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe đường ruột

Ngoài những lợi ích kể trên thì ăn gạo lứt còn có tác dụng gì hay ăn gạo lứt có tốt không? Gạo lứt chứa chất xơ không hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa. Chất xơ này giúp nhu động ruột diễn ra dễ dàng, giúp giảm nguy cơ bị táo bón cũng như bệnh trĩ.

Gạo lứt cũng chứa một lượng lớn mangan giúp hỗ trợ tiêu hóa chất béo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng chế độ ăn không có gluten vì gạo lứt không chứa gluten.

Khi ăn gạo lứt, bạn nên uống nhiều nước để giúp chất xơ phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa.

9. Tác dụng của gạo lứt đối với hệ thần kinh

Gạo lứt chứa nhiều khoáng chất có công dụng quan trọng với hệ thần kinh như:

  • Mangan: Giúp hình thành các axit béo và hormone cần thiết cho hệ thần kinh. Ngoài ra, mangan cũng giúp cân bằng hoạt động của canxi trong cơ thể, điều khiển hoạt động của hệ thần kinh và cơ để ngăn ngừa co cơ.
  • Vitamin B: Giúp não và hệ thần kinh hoạt động tốt thông qua việc tăng cường trao đổi chất trong não.
  • Kali và canxi: Đóng vai trò quan trọng giúp các tế bào thần kinh và tế bào cơ khỏe mạnh.
  • Vitamin E: Phòng ngừa một số bệnh thần kinh do tổn thương oxy hóa gây ra.

Những lưu ý bạn nên biết khi ăn gạo lứt

  • Bạn nên kiểm tra chất lượng của gạo trước khi mua.
  • Gạo lứt có thể trữ trong môi trường chân không tới 6 tháng ở nhiệt độ phòng.
  • Bạn không nên trữ quá nhiều gạo lứt vì lớp dầu tự nhiên của gạo có thể bị hư khi trữ quá lâu.
  • Bạn không nên để cơm gạo lứt quá lâu và không nên hâm cơm gạo lứt quá một lần. Gạo lứt có lớp xơ bên ngoài nên sẽ lâu chín và hút nhiều nước hơn gạo trắng. Do đó, khi nấu, bạn cần cho nhiều nước hơn để hạt gạo nở, mềm.

Tác dụng của gạo lứt không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có công dụng hỗ trợ phòng các bệnh nguy hiểm như ung thư hay loãng xương. Bạn hãy thử bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món ăn với gạo lứt để vừa thay đổi khẩu vị vừa tăng cường sức khỏe nhé!

Hiện nay, rất nhiều người đã dùng gạo lứt để thay cho gạo trắng trong các bữa ăn hàng ngày với mục đích cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, kiểm soát bệnh tiểu đường và hỗ trợ giảm cân,… Vậy cụ thể giá trị dinh dưỡng trong gạo lứt ra sao và thường xuyên ăn gạo lứt có tốt không?


16/09/2021 | Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt có gì khác biệt so với gạo trắng?

1. Gạo lứt là gì? Có mấy loại gạo lứt? 

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt, đã được loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, để lại phần cám gạo và mầm, có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Có thể phân loại gạo lứt như sau: 

Gạo lứt tốt như thế nào

Gạo lứt đen có chứa ít đường và giàu chất xơ

Phân loại theo tính chất gạo: 

Gạo lứt sẽ chia làm gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp. Trong đó: 

+ Gạo lứt tẻ: Gạo lứt tẻ cũng có nhiều loại khác nhau như gạo lứt hạt ngắn, gạo lứt hạt vừa và gạo lứt hạt dài,… Trước khi nấu, cần vo gạo rồi ngâm gạo với nước để thời gian nấu chín gạo nhanh hơn và giúp dễ tiêu hơn. 

+ Gạo lứt nếp: Loại gạo này thường có nguồn gốc từ các loại gạo nếp như gạo nếp hương, gạo nếp cái hoa vàng,… Đặc điểm của loại gạo này là mềm dẻo nên có thể dùng để nấu xôi, làm bánh,…

Phân loại theo màu sắc

+ Gạo lứt trắng: Loại gạo này phổ biến nhất, giàu dưỡng chất và phù hợp với nhiều đối tượng. 

+ Gạo lứt đỏ: Gạo có màu đỏ và có chứa nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp với những người ăn chay, người cao tuổi hay bệnh nhân tiểu đường,… Cần lưu ý phân biệt gạo lứt đỏ với gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng có thể làm tăng chỉ số đường huyết vì thế không phù hợp với những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường. 

+ Gạo lứt đen: Loại gạo này có chứa ít đường và giàu chất xơ, chất chống oxy hóa cùng với nhiều dưỡng chất khác, rất tốt cho sức khỏe. 

Như vậy, không chỉ có một loại gạo lứt mà có rất nhiều loại gạo lứt khác nhau và phần lớn mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Bạn có thể ăn đa dạng các loại gạo này để bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. 

2. Gạo lứt có tốt không?

Do không phải trải qua quá trình xay, giã nên gạo lứt có thể giữ được giá trị dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều so với gạo trắng. Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo, carb, Niacin (B3), Thiamin (B1), Axit pantothenic (B5), Pyridoxine (B6), sắt, canxi, folate, mangan, các hợp chất chống oxy hóa,… 

Gạo lứt tốt như thế nào

Gạo lứt tốt cho sức khỏe tim mạch

Nhiều người thắc mắc “gạo lứt có tốt không”. Vì nguồn dưỡng chất phong phú mà gạo lứt mang lại, thì câu trả lời là “có”. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà gạo lứt có thể mang lại cho sức khỏe của chúng ta: 

Gạo lứt rất tốt cho sức khỏe tim mạch

Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và một số loại hợp chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Chất xơ sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, bệnh về đường hô hấp. 

Hợp chất lignans trong gạo lứt cũng mang đến tác dụng giảm huyết áp, giảm cholesterol và đồng thời giảm xơ vữa động mạch. Từ đó có thể ngăn chặn hiệu quả nguy cơ gây bệnh tim mạch. 

Hơn nữa, loại gạo này cũng có chứa nhiều magie, rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ suy tim và tử vong. 

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Sử dụng gạo lứt cũng là một thói quen giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì loại gạo này có lợi ích kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Gạo lứt tốt như thế nào

Gạo lứt tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên chú ý nhiều đến chế độ ăn của mình để đảm bảo một bữa ăn cân bằng dưỡng chất. Tốt nhất hãy kết hợp gạo lứt với những thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất khác như các loại rau củ quả, chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn. 

Không chứa gluten

Đây là một loại protein có thể tìm thấy trong lúa mạch, lúa mì. Thời gian gần đây, nhiều người đã thực hiện chế độ ăn không chứa gluten, vì chất này có thể gây ra những vấn đề như sau: 

+ Một số trường hợp không dung nạp được gluten và khi tiêu thụ chất này có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, gây đầy hơi, đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,…

+ Hơn nữa, gluten cũng không tốt cho những người mắc bệnh tự miễn. 

Điều quan trọng là gạo lứt hông có chứa gluten vì thế nó đã được nhiều người lựa chọn để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo không dung nạp gluten. 

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nếu bạn hỏi “gạo lứt có tốt không” và muốn bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn kiêng nhằm thực hiện mục tiêu giảm cân thì câu trả lời là “có”. Thay vì ăn gạo trắng mỗi ngày, bạn có thể ăn gạo lứt để giảm cân hiệu quả hơn. 

Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, trung bình khoảng 158 gram gạo lứt thì có chứa 3,5 gram chất xơ. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, đồng thời giảm cơn thèm ăn vặt và hạn chế nạp thêm calo cho cơ thể. Vì thế, nếu có ý định giảm cân, bạn có thể bổ sung loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày. 

Tăng cường sức khỏe xương

Trong gạo lứt có chứa nhiều magie - rất tốt cho xương, giúp xương luôn chắc khỏe. Hơn nữa, khi ăn gạo lứt thì quá trình hoạt hóa vitamin D trong cơ thể cũng diễn ra thuận lợi hơn và từ đó giúp hấp thụ canxi tốt hơn, ngăn ngừa những bệnh về xương khớp. 

Gạo lứt tốt như thế nào

Lưu ý người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn gạo lứt

Gạo lứt có thể bổ sung nhiều dưỡng chất nhưng không phải tốt với tất cả mọi người. Những trường hợp dưới đây nên hạn chế ăn gạo lứt:

+ Người có chức năng tiêu hóa kém, đã từng trải qua phẫu thuật đường tiêu hóa: Chất xơ trong gạo lứt có thể khiến cho hệ tiêu hóa của bạn vốn đã hoạt động kém lại tăng thêm áp lực. Vì thế, trường hợp này không nên ăn nhiều gạo lứt. 

+ Người có khả năng miễn dịch kém: Những trường hợp này ăn nhiều gạo lứt có thể dẫn đến hấp thụ protein và chất béo giảm, gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể. 

+ Người mắc bệnh thận cũng không nên ăn nhiều gạo lứt. 

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “ăn gạo lứt có tốt không”. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về gạo lứt và một số vấn đề về dinh dưỡng, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết cho bạn.

Ăn gạo lứt tốt như thế nào?

Tiêu thụ nhiều gạo lứt giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là bệnh mạch vành. Không chỉ là thực phẩm giàu chất xơ, gạo lứt còn chứa lignans, đây cũng là hợp chất có thể giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim bao gồm giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm độ cứng của động mạch.

Tại sao gạo lứt lại tốt?

Gạo lứt có lợi thế hơn gạo trắng về hàm lượng dinh dưỡng. Gạo lứt có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng hơn. Trong khi đó, gạo trắng rất ít chất dinh dưỡng thiết yếu. Trong 100g gạo lứt nấu chín cung cấp 1,8g chất xơ; còn 100g gạo trắng chỉ cung cấp 0,4g chất xơ.

Ngày nào cũng ăn gạo lứt có tốt không?

Không nên ăn gạo lứt quá thường xuyên mà chỉ cần ăn 2 - 3 lần mỗi tuần, xen kẽ với gạo trắng. Còn đối với những đối tượng không nên ăn gạo lứt kể trên thì nên hạn chế tối đa việc ăn gạo lứt hoặc phải cách chế biến phù hợp, nếu không sẽ gây hại đến cơ thể hoặc suy dinh dưỡng.

Cơm gạo lứt có chất gì?

Gạo lứt, không giống như gạo trắng, vẫn vỏ bên ngoài và cám cung cấp "sự trọn vẹn tự nhiên" với hạt ngũ cốc và rất giàu protein, thiamin, canxi, magiê, chất xơ và kali.