Gãy xương đòn bao lâu thì hồi phục

Gãy xương đòn là chấn thương thường gặp khi bệnh nhân bị té đập và chịu tác động của các lực từ bên ngoài. Bệnh có thể gây nên các biến chứng khó lường nếu như người bệnh không áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu về đặc điểm bệnh lý thông qua bài viết sau.

Gãy xương đòn là gì?

Xương đòn thực chất là một loại xương dài, được nối giữa phần xương bả vai và xương ức.  Thân xương thường dẹt cong hình chữ S. Loại xương này còn có tên gọi là xương quai xanh. 

Xương đòn gồm có hai mặt là mặt trên và mặt dưới. Xương cấu tạo gồm hai đầu là đầu ức ở phía bên trong và đầu cùng vai ở phía bên ngoài. Xương đòn được xem như chiếc đòn gánh giúp nâng đỡ cơ thể và toàn bộ phần trọng lượng của cánh tay.  Khi vùng vai chịu bất kỳ sự tổn thương nào đó sẽ có thể làm cho xương bị gãy.

Gãy xương đòn là tình trạng xương đòn bị chấn thương gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân do tai nạn giao thông, ngã đập vai, đập trực tiếp vào xương đòn hoặc ngã và chống tay trong tư thế dạng vai.

Gãy xương đòn được chia thành các thể khác nhau dựa vào phần xương đòn bị gãy và kiểu gãy, bao gồm:

  • Gãy 1/3 trong: Thể này ít gặp và ít bị di lệch
  • Gãy 1/2 ngoài: Thể gãy xương đòn này ít di lệch nếu như dây chằng quạ đòn không đứt, di lệch nhiều gần giống trật khớp cùng đòn nếu như dây chằng quạ đòn bị đứt
  • Gãy 1/3 giữa: Đây là loại thường gặp, xảy ra di lệch nhiều và đường gãy có thể tạo mảnh thứ 3

Triệu chứng gãy xương đòn

Người bệnh bị gãy xương đòn thường xuất hiện những triệu chứng sau một cách đột ngột và sau vài ngày có thể tăng nặng hơn:

  • Đau nhức khu trú ở vùng vai sau khi bị tai nạn, cơn đau tăng nặng hơn khi cử động, vận động vai
  • Vùng vai bị bầm tím
  • Hõm xương vai, vùng vai bị sưng phồng
  • Cứng nhắc, khó khăn khi vận động vai
  • Cố vận động vai sẽ nghe được tiếng rắc, cọ xương
  • Quan sát bằng mắt thường có thể nhìn thấy đầu xương đòn di lệch lồi ra da
  • Đối với trẻ sơ sinh, nếu bé không vận động cánh tay sau sinh thì có thể là dấu hiệu cho biết bị gãy xương đòn sơ sinh

Khi có các triệu chứng gãy xương đòn trên, bạn hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Gãy xương đòn bao lâu mới lành?

Khi bị gãy xương đòn, bệnh nhân sẽ phải mang đai trong thời gian từ 4 đến 8 tuần. Ở thời điểm này, xương sẽ có các can xương. Nếu như bệnh nhân tiến hành điều trị bằng phương pháp mổ thì có thể hoạt động sớm hơn. Mặc dù vậy, khi thực hiện việc phẫu thuật, các bác sĩ sẽ can thiệp và bóc tách nên phần can xương sẽ bị ảnh hưởng.

Khi xương đòn bị gãy, bệnh nhân cần phải mất rất nhiều thời gian để xương có thể được hồi phục. Khoảng thời gian để xương được liền lại là từ 3 đến 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, người bệnh cần phải hạn chế hoạt động mạnh, hạn chế mang vác vật nặng bởi sẽ khiến cho các vai chịu nhiều áp lực và bị kéo xuống. Phần xương gãy sẽ bị di chuyển sang chỗ khác.

Bệnh nhân gãy xương đòn khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thường muốn quay trở lại làm việc trong khoảng thời gian sớm nhất bởi phần dụng cụ y tế được cố định ở trong xương. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cử động khi phần xương chưa được lành có thể khiến cho các vít bị lỏng và tuột ra bên ngoài. Lúc này, bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật lại. Tốt nhất, để bệnh không trở nên trầm trọng, chúng ta không nên vận động quá sớm khi vừa bị gãy xương đòn. Sau 2 đến 3 tháng, tùy thuộc vào sự phục hồi của bệnh lý thì bạn có thể hoạt động như bình thường.

Nếu bị gãy xương quai xanh, bệnh nhân không nhất thiết phải thực hiện các bài tập về vật lý trị liệu. Mặc dù vậy, bệnh nhân cần luyện tập các khớp vai để hạn chế tình trạng co cứng các khớp. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần phải bổ sung chế độ dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu vitamin D và canxi. 

Ngoài ra, để theo dõi được quá trình liền xương, bệnh nhân cần phải tái khám đúng hẹn theo chỉ định của các bác sĩ. Việc tái khám còn giúp các bác sĩ phát hiện và điều trị các biến chứng nguy hiểm có thể sẽ xảy ra.

Biến chứng gãy xương đòn

Tình trạng gãy xương đòn xảy ra là do lực từ bên ngoài tác động vào vị trí của phần xương bị gãy và các mô mềm ở xung quanh. Ngoài ra, phương pháp điều trị không khoa học và việc phục hồi sai nguyên tắc cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng thường gặp khi bệnh nhân bị gãy xương đòn đó là:

  • Xương không liền: Quá thời gian 6 tháng, bệnh nhân vẫn phải chịu đựng các cơn đau vai gáy, khi chụp X-quang thì không thấy những dấu hiệu của xương liền. Lúc này, người bệnh cần phải được theo dõi và áp dụng các phương pháp điều trị thay thế khác.
  • Xương chậm liền: Nếu sau thời điểm 3 tháng kể từ khi bị gãy xương đòn, nếu xương chưa liền hoặc liền rất ít, bệnh nhân cần báo ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
  • Xương bị lệch: Nguyên nhân khiến xương sau liền bị lệch là do các hoạt động thứ phát sau khi nắn chỉnh xương. Xương liền lệch không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thẩm mỹ mà còn làm suy giảm chức năng và hoạt động của các chi.
  • Dập, đứt mạch máu: Những mạch máu có thể khiến cho các xương bị đứt rách do mạch máu nằm ở đầu hai xương gãy. Từ đó khiến cho máy chảy nhiều hơn và khiến cho mạch máu bị tổn thương nặng nề.
  • Gây tổn thương các dây thần kinh: Trong quá trình va đập và bị chấn thương, các dây thần kinh sẽ bị rách. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và đánh mất cảm giác ở các chi sau này.

Gãy xương đòn có cần bó bột không?

Hiện nay khi bị gãy xương đòn người bệnh không cần phải bó bột, bởi:

  • Xương đòn bị gãy rất dễ lành, nếu không có xương đòn đai vai sẽ bị yếu
  • Vị trí xương đòn nằm ở trên lồng ngực nên bó bột khó thực hiện, không bất động được hoàn toàn xương đòn đồng thời can xương dễ bị di lệch gây lệch vai, đai vai bị yếu
  • Xương đòn nằm ngay ở dưới da nên khi bó bột tỉ lệ lành xương thấp hơn, thậm chí có nhiều biến chứng hơn là để xương tự lành
  • Hiện nay, xu hướng phẫu thuật tránh canh lệch xương được áp dụng phổ biến, sau đó người bệnh có thể tập luyện phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Điều trị gãy xương đòn

Có 2 phương pháp điều trị gãy xương đòn là điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp điều trị sao cho phù hợp.

Điều trị bảo tồn

  • Sử dụng băng số 8: Băng thun có bản rộng từ 10 – 12cm hoặc sử dụng bột băng bắt chéo sau lưng như hình số 8 trong 3 – 4 tuần
  • Nép vải xương đòn trong 3 – 4 tuần
  • Dán băng keo thun trong 3 – 4 tuần
  • Phương pháp Rieunau: Người bệnh nằm ở tư thế ngửa dùng gối kê ở dưới vai đều đặn trong 2 tuần. Chỗ xương bị gãy dùng băng dính bản lớn băng chéo, sau 2 tuần ngồi dậy băng treo tay và tiến hành tập khớp vai

Điều trị phẫu thuật

Bác sĩ chỉ định người bị gãy xương đòn trong một số trường hợp như gãy hở, gãy kèm các biến chứng như chèn ép dây thần kinh, ,ạch máu, khớp giả, đe dọa chọc thủng da, bị di lệch nhiều.

Thực hiện phẫu thuật gãy xương đòn bằng cố định xương gãy bằng nẹp mỏng AO hoặc bằng kim Kirschner. Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần luyện tập phục hồi chức năng để xương nhanh lành và tránh các biến chứng như cứng khớp, teo cơ, khớp giả, di lệch…

Gãy xương đòn nên kiêng gì?

Khi bị gãy xương đòn, bệnh nhân nên kiêng các loại thực phẩm như:

  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Một khi canxi được kết hợp với chất béo thì sẽ tạo nên một chất bọt. Chất bọt này sẽ không thể được hấp thu và nhanh chóng bị đào thải ra bên ngoài. Lúc này người bệnh sẽ làm mất đi lượng canxi cần thiết nếu như vẫn tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Cafein: Các loại đồ uống như cà phê, nước ngọt có chứa cafein sẽ khiến cho quá trình hấp thụ canxi bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Để không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, bạn chỉ nên sử dụng 1 đến 2 ly mỗi ngày.
  • Rượu bia: Trong rượu bia có chứa rất nhiều chất cồn làm cho quá trình đông máu bị rối loạn. Chính vì vậy, việc tiêu thụ nhiều rượu bia sẽ khiến cho phần xương đòn bị gãy trở nên khó lành hơn. Không chỉ vậy, việc uống nhiều rượu bia còn khiến cho bệnh nhân đánh mất đi sự tỉnh táo, dễ bị ngã và gãy xương trở lại.

Những thông tin cần thiết về căn bệnh gãy xương đòn đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua phần bài viết trên. Hy vọng bạn đọc sẽ biết cách chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý để bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. 

Video liên quan

Chủ Đề