Giá phiên dịch trung bình 1 tờ giấy năm 2024

Một trong những yếu tố quan trọng mà các cá nhân và tổ chức đặc biệt quan tâm khi đi công chứng, chứng thực chính là mức phí công chứng. Vậy, hãy cùng Dịch Thuật 24h tìm hiểu về biểu phí công chứng áp dụng cho các cá nhân và tổ chức mới nhất qua bài viết bên dưới!

Tìm hiểu về phí công chứng

“Đi công chứng có tốn tiền không, phí công chứng là bao nhiêu?”, đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ công chứng. Trên thực tế, khi yêu cầu công chứng giấy tờ, văn bản,… thì các cá nhân, tổ chức sẽ phải trả phí công chứng và thù lao công chứng cho các tổ chức hành nghề công chứng dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Phí công chứng

Theo Điều 66 của Luật công chứng năm 2014, phí công chứng được hiểu là khoản phí mà người thực hiện các thủ tục công chứng như ký kết hợp đồng, giao dịch, chứng thực các loại văn bản, lưu trữ bản sao,… và phải trả phí cho văn phòng công chứng.

Giá phiên dịch trung bình 1 tờ giấy năm 2024

Các quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo luật pháp Việt Nam. Khi công chứng tại các văn phòng công chứng, mức phí sẽ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng theo quy định của thuế và các văn bản pháp luật liên quan.

Thù lao công chứng

Theo Điều 67 của Luật Công chứng năm 2014, thù lao công chứng được hiểu là các khoản phụ phí công chứng liên quan đến việc đánh máy, in ấn, dịch tài liệu, lưu trữ hồ sơ hoặc công chứng ngoài trụ sở, xác thực thông tin hồ sơ,…

Mức thù lao công chứng được thỏa thuận giữa tổ chức hành nghề công chứng (văn phòng/phòng công chứng) và người yêu cầu công chứng. Tuy nhiên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định mức trần cao nhất cho thù lao công chứng và các tổ chức hành nghề công chứng không được thu thù lao vượt mức này.

Quy định về công chứng và giá trị pháp lý của các văn bản công chứng

Công chứng là quá trình mà một công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng xác nhận tính chính xác và hợp pháp của các loại hợp đồng và giao dịch dân sự bằng văn bản (gọi là hợp đồng, giao dịch). Ngoài ra, công chứng cũng đảm bảo tính xác thực và hợp pháp, không vi phạm đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (gọi là bản dịch) theo quy định của pháp luật, hoặc do cá nhân và tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Theo quy định tại Điều 5 của Luật Công chứng năm 2014, văn bản công chứng có giá trị pháp lý như sau:

  • Văn bản công chứng sẽ được phép sử dụng bắt đầu từ ngày có chữ ký của công chứng viên và dấu mộc từ tổ chức công chứng.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng sẽ được áp dụng thi hành đối với các bên liên quan. Nếu một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ giải quyết theo quy định pháp luật, trừ khi các bên tham gia hợp đồng và giao dịch có thỏa thuận khác.
  • Hợp đồng và các giấy tờ giao dịch cần công chứng có giá trị chứng cứ. Các tình tiết và sự kiện trong hợp đồng và giao dịch được công chứng không cần chứng minh, trừ khi Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
  • Bản dịch đã được công chứng sẽ có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản gốc.

Theo Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí và lệ phí công chứng được quy định như sau:

Người nộp phí, lệ phí:

  • Các cá nhân và tổ chức yêu cầu công chứng các loại văn bản, giấy tờ, hợp đồng, bản dịch, lưu trữ di chúc, cấp bản sao,… phải nộp phí công chứng.
  • Tổ chức và cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản phải nộp phí chứng thực.
  • Các cá nhân nộp hồ sơ kiểm tra kết quả hành nghề công chứng hoặc cá nhân nộp hồ sơ bổ nhiệm lại công chứng viên phải nộp phí thẩm định điều kiện hành nghề.
  • Văn phòng công chứng xin cấp giấy phép hoạt động phải nộp phí để các cơ quan công chứng thẩm định điều kiện hoạt động.
  • Các cá nhân yêu cầu cấp lại hoặc cấp mới thẻ công chứng viên phải hoàn tất lệ phí xin cấp thẻ.

Giá phiên dịch trung bình 1 tờ giấy năm 2024

Tổ chức hành nghề công chứng thu phí, lệ phí:

  • Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng là tổ chức thu phí công chứng và phí chứng thực.
  • Cục Bổ trợ tư pháp (thuộc Bộ Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng.
  • Sở Tư pháp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là Sở Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định điều kiện hoạt động của văn phòng công chứng và thu lệ phí phát hành thẻ công chứng viên.

Mức thu lệ phí, biểu phí công chứng mới nhất

Theo Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC (Đã sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 111/2017/TT-BTC), bảng giá công chứng được quy định gồm các loại sau đây:

Lệ phí sao y bản chính

Các quy định hiện nay về lệ phí sao y bản chính theo Thông tư 257/2016/TT-BTC được áp dụng như sau:

  • Mức lệ phí công chứng sao y bản chính là 5.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở đi, mỗi trang sẽ thu 3.000 đồng, nhưng không vượt quá 100.000 đồng/bản.
  • Phí chứng thực bản sao từ bản chính sẽ được thu theo mức 2.000 đồng/trang cho trang thứ nhất và trang thứ hai. Từ trang thứ ba trở đi, mỗi trang sẽ thu 1.000 đồng, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng một bản.
  • Mức phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được quy định là 10.000 đồng/trường hợp.

Mức thu phí công chứng theo giá trị tài sản, giao dịch

Thứ nhất, Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch

– Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất, tặng đất, chia tách, nhập, góp vốn,… bằng quyền sử dụng đất thì mức phí công chứng sẽ được thu dựa trên giá trị của quyền sử dụng đất.

– Phí công chứng mua bán nhà, tặng, chia tách, nhập, góp vốn bằng quyền sử dụng đất liên quan đến tài sản hữu hình như nhà ở, công trình xây dựng trên đất, thì mức phí công chứng nhà đất sẽ tính trên tổng giá trị của quyền sử dụng đất và giá trị của tài sản gắn liền với đất, bao gồm giá trị nhà ở và công trình xây dựng trên đất. Ví dụ, phí công chứng sang tên sổ đỏ sẽ được tính dựa trên giá trị nhà đất tại thời điểm đó.

– Đối với việc công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, hoặc góp vốn bằng tài sản khác, mức phí sẽ được tính dựa trên giá trị của tài sản đó. Ví dụ, phí công chứng mua bán xe máy sẽ được thu dựa trên giá trị xe giao dịch tại thời điểm đó.

Giá phiên dịch trung bình 1 tờ giấy năm 2024

– Khi công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản, mức phí công chứng sẽ được tính dựa trên giá trị của di sản.

– Trong trường hợp công chứng hợp đồng vay tiền, mức phí sẽ tính trên giá trị của khoản vay.

– Phí công chứng hợp đồng thế chấp tài sản hoặc cầm cố tài sản, nếu trong hợp đồng có ghi rõ giá trị khoản vay, thì mức phí công chứng thế chấp sẽ được tính dựa trên giá trị khoản vay.

– Đối với việc công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh, mức phí sẽ được tính dựa trên giá trị của tài sản hoặc giá trị của hợp đồng, giao dịch.

Thứ hai, mức phí công chứng dựa trên giá trị hợp đồng, giao dịch hoặc giá trị tài sản

Giá phiên dịch trung bình 1 tờ giấy năm 2024

Thứ ba, mức thu phí quyền sử dụng đất; phí công chứng hợp đồng thuê nhà ở; thuê lại tài sản:

Thứ tư, mức phí công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thu dựa trên giá trị tài sản bán được:

– Đối với tài sản có giá trị dưới 5 triệu đồng, mức phí công chứng là 90 nghìn đồng.

– Đối với tài sản có giá trị từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng, mức phí công chứng là 270 nghìn đồng.

– Đối với tài sản có giá trị từ 20 tỷ đồng trở lên, mức phí công chứng là 450 nghìn đồng.

Đối với các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc tài sản có giá trị được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giá trị sử dụng đất hoặc giá trị tài sản trong việc tính phí công chứng sẽ được xác định theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó.

Giá phiên dịch trung bình 1 tờ giấy năm 2024

Với trường hợp giá đất hoặc giá trị tài sản bởi các bên thỏa thuận thấp hơn mức giá do cơ quan có thẩm quyền quy định, phí công chứng sẽ được tính như sau:

∗Giá trị sử dụng đất hoặc giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất hoặc số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch x Giá trị tài sản hoặc giá đất do cơ quan nhà nước quy định.

Mức thu phí công chứng không theo giá trị tài sản, giao dịch

– Đối với công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, mức phí công chứng là 40 nghìn đồng/trường hợp.

– Đối với công chứng hợp đồng bảo lãnh, mức phí công chứng là 100 nghìn đồng/trường hợp.

– Đối với công chứng hợp đồng ủy quyền, mức phí công chứng hợp đồng ủy quyền là 50 nghìn đồng/trường hợp.

– Đối với công chứng giấy tờ ủy quyền, mức phí công chứng là 20 nghìn đồng.

– Đối với công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng giao dịch trong trường hợp tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, mức phí công chứng tương ứng là 40 nghìn đồng.

– Đối với công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch, mức phí công chứng là 25 nghìn đồng.

– Đối với công chứng di chúc, mức phí công chứng là 50 nghìn đồng.

– Đối với công chứng văn bản từ chối nhận di sản, mức phí công chứng là 20 nghìn đồng.

– Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác sẽ có mức phí là 40 nghìn đồng/trường hợp.

Mức thu phí nhận, lưu giữ di chúc

Mức phí công chứng di chúc là 100 nghìn đồng/ trường hợp.

Mức thu phí công chứng bản dịch

Với các trường hợp công chứng bản dịch, mức phí công chứng là 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất. Từ bản dịch thứ hai trở lên, cơ quan công chứng sẽ thu 5 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, thứ hai. Thu thêm 3 nghìn đồng/trang từ trang thứ ba trở đi. Nhưng mức thu phí công chứng sẽ không quá 200 nghìn đồng/bản dịch.

Mức thu thù lao công chứng mới nhất

Mức trần thù lao của khu vực TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh:

Thù lao công chứng tại TP. Hà Nội

Giá phiên dịch trung bình 1 tờ giấy năm 2024

Theo Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND, thù lao công chứng tại TP. Hà Nội được quy định như sau:

  • Soạn thảo các hợp đồng, di chúc: 1.000.000 đồng. Đối với việc soạn thảo giấy cam đoan, giấy uỷ quyền, văn bản từ chối nhận di sản, mức thù lao là 700.000 đồng.
  • Dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là 150.000 đồng/trang, và dịch thuật ngược lại là 120.000 đồng/trang. Đối với các thứ tiếng khác, mức thù lao không vượt quá 30% so với mức thù lao đã nêu trên.

Thù lao công chứng tại TP. Hồ Chí Minh

Theo Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND, thù lao công chứng tại TP. Hồ Chí Minh được quy định như sau:

  • Soạn thảo hợp đồng có mức thù lao dao động từ 50.000 đồng (cho trường hợp đơn giản) đến không vượt quá 300.000 đồng (cho trường hợp phức tạp).
  • Dịch thuật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt có mức thù lao từ 120.000 đến 150.000 đồng/trang, tùy thuộc vào từng loại ngôn ngữ khác nhau. Dịch thuật ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài có mức thù lao từ 150.000 đến 180.000 đồng/trang. Với bài dịch thứ hai, mức thù lao công chứng sẽ là 5.000 đồng/trang. Nhưng tổng mức thù lao sẽ không không vượt quá 50.000 đồng/bản dịch.

Dịch vụ công chứng uy tín, chất lượng tại Dịch thuật 24h

Dịch Thuật 24h sẽ là đối tác đáng tin cậy cho bạn khi cần công chứng các loại giấy tờ, văn bản. Với gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật công chứng, Dịch Thuật 24h đã nhận được hàng trăm nghìn đánh giá tích cực từ quý khách hàng cá nhân cũng như các tổ chức lớn, nhỏ khắp cả nước.

Giá phiên dịch trung bình 1 tờ giấy năm 2024

Dịch Thuật 24h sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

– Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật công chứng. Hỗ trợ dịch thuật công chứng thành thạo 50 ngôn ngữ và 100 lĩnh vực khác nhau.

– Cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ công chứng như: hợp pháp hóa lãnh sự, sao y bản chính, chứng thực bản sao, phiên dịch song song, phiên dịch cabin, phiên dịch nối tiếp,… với mức giá cạnh tranh và chất lượng dịch vụ hàng đầu.

– Xử lý hồ sơ công chứng nhanh chóng, đúng thời hạn đã thỏa thuận với khách hàng.

– Hỗ trợ khách hàng 24/7, khách hàng có thể liên lạc và nhận được sự trợ giúp nhanh chóng từ đội ngũ tư vấn viên tận tâm, chuyên nghiệp.

Trên đây là một số thông tin về mức phí công chứng áp dụng cho các cá nhân và tổ chức mới nhất. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức phí phải chi trả cho các loại giấy tờ cần công chứng. Chúc các bạn công chứng thuận lợi!