Giá thuốc trung bình 6 tháng năm207 năm 2024

Đất nước Trung Quốc rộng lớn được cho là bắt đầu từ những vùng dân cư nông nghiệp sinh sống ở vùng trung nguyên, nằm giữa hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử. Những cư dân này có thể đã từ châu Phi di cư đến cách nay khoảng 65000 năm[1].

Bạn đang xem: TỔNG QUÁT VỀ LỊCH SỬ TRUNG QUỐC

1.1.1. Thời kỳ Tam Hoàng, Ngũ Đế (từ khoảng 2852 – 2205 trước CN)

Theo huyền sử của Trung Quốc, Tam Hoàng [2] là ba vị vua đầu tiên của nước này, Ngũ Đế [3] là năm vị vua tiếp theo, những người đã có công khai hóa đất nước Trung Hoa, đưa nhân dân thoát khỏi thời kỳ sơ khai, mông muội. Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết. Theo truyền thuyết, ba vị vua này được cho là thần tiên hoặc bán thần, những người đã sử dụng các phép màu để giúp dân. Do phẩm chất cao quý nên họ sống lâu và thời kỳ cai trị của họ hòa bình thịnh vượng. Đây là thời kỳ tối cổ của đất nước Trung Hoa, do vậy việc nghiên cứu khó khăn và còn có nhiều ý kiến khác nhau.

1.1.2. Thời kỳ cổ đại của nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu:

Sau thời kỳ Tam hoàng, Ngũ đế, nước Trung Hoa đặt dưới sự cai trị của các triều đại nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu, được cho là trong khoảng thời gian từ 2205 – 256 trước CN. Một số ý kiến cho rằng các triều đại này nối tiếp nhau, một số ý kiến thì cho rằng chúng tồn tại song hành cùng nhau.

Dưới các triều đại Hạ, Thương, Chu, kinh tế xã hội tiếp tục phát triển. Nền nông nghiệp lúa nước được mở mang. Kim khí (đồng, sắt) đã được sử dụng để chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí và đúc các vật dụng, trong đó có trống đồng. Chữ viết tiếp tục phát triển với các văn bản khắc trên mai rùa, sau đó là trên các lu. Các triều đại cũng đã biết xây thành quách tự bảo vệ, tổ chức xã hội dần theo chế độ phong kiến (phong chức, phong ấp cho các chư hầu, công khanh xung quanh Vua trung ương để trị vì) và mở rộng lãnh thổ xuống phía nam sông Dương Tử.

Khoảng thế kỷ thứ 8 tr CN, do các bộ tộc phía tây thường xuyên nổi lên chống phá, cướp bóc, nhà Chu chuyển kinh đô từ phía tây về phía đông sông Hoàng Hà. Vì vậy, lịch sử nhà Chu sau này thường được chia làm 2 giai đoạn Tây Chu và Đông Chu. Để chống lại cuộc tấn công của các bộ tộc, nhà Chu nhờ các chư hầu cùng giúp sức. Nhân cơ hội nhà Chu đã suy yếu, các nước chư hầu đánh dẹp các láng giềng nhỏ hơn, thâu nhập lãnh thổ vào nước mình. Cuối cùng, từ vài chục nước, chỉ còn vài nước hùng mạnh nổi lên tranh ngôi bá chủ, đó là các nước : Tề, Tấn, Sở, Tần, Tống, Ngô, Việt. Về danh nghĩa nhà Chu vẫn nắm quyền thiên tử, nhưng trên thực tế quyền lực nằm ở các nước chư hầu lớn. Lịch sử gọi đây là thời kỳ Xuân Thu.

Sau khi nhà Chu sụp đổ, sự cân bằng mong manh giữa các nước chư hầu cũng tan rã theo. Trung Quốc rơi vào thời kỳ hỗn loạn do các nước lớn gây chiến tranh liên miên nhằm giành quyền thống lĩnh toàn Trung Quốc. Dưới thời Xuân Thu, dân số Trung Quốc tăng mạnh, cộng với việc sử dụng đồ sắt phổ biến đã tạo điều kiện cho các chư hầu thành lập những đội quân chiến đấu nhà nghề đông đảo, với vũ khí gây sát thương cao hơn, khiến cuộc chiến tranh giành ngôi vị giữa các nước trở nên vô cùng quyết liệt, gây ra nhiều sự hỗn loạn, đau thương tang tóc. Lịch sử gọi đây là thời kỳ Chiến quốc.

Giai đoạn thời Xuân Thu – Chiến quốc (khoảng 551 – 233), được mô tả là “vì chính thể tối tăm, xã hội mù mịt, trật tự hỗn độn, giàu nghèo quá chênh lệch, đời sống của nhân dân cùng cực, cho nên tự nhiên có nhiều loại tư tưởng đua nhau xuất hiện để đối phó với thời thế” [4]. Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, thời kỳ này được gọi là thời “Bách gia chư tử”, hay còn gọi là thời kỳ trăm nhà đua tiếng, vì hầu như tất cả các tư tưởng lớn của Trung quốc đã nở rộ trong thời kỳ này đến mức khó tin. Nổi lên là các trường phái Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia và Pháp gia, được hình thành do sự tiếp nối và phát triển của nhiều thế hệ các nhà tư tưởng.

1.1.3. Thời kỳ trung đại, từ nhà Tần đến cuộc chiến tranh thuốc phiện dưới triều đại nhà Thanh

Thời kỳ từ nhà Tần đến nhà Thanh được coi là thời kỳ của Đế chế Trung Quốc. Trong thời kỳ này nước Trung Quốc trải qua nhiều triều đại : Nhà Tần (211- 206 trước CN), nhà Hán (Tây Hán, từ 206 tr CN – 8, và Đông Hán, từ 25 – 220), nhà Tấn (Tây Tấn, từ 265 – 316, và Đông Tấn, 317 – 420), nhà Tùy (581 – 619), nhà Đường (618 – 907), nhà Tống (Bắc Tống , từ 960 – 1127, Nam Tống, từ 1127 – 1279), nhà Nguyên (1271 – 1368), nhà Minh (1368 – 1644), nhà Thanh ( 1644 – 1911).

Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thiết lập đế chế Trung Hoa, ông đã thâu tóm tất cả các quốc gia và tự xưng là hoàng đế vào năm 221 TCN, lập ra nhà Tần, thống nhất quốc gia Trung Quốc về thể chế chính trị, chữ viết và cả hệ thống đo lường. Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo.

Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 207 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN. Sau đó lại đến thời kỳ phân tranh khi các lãnh tụ địa phương nổi lên, tự xưng “Thiên tử” và tuyên bố Thiên mệnh đã thay đổi. Vào năm 580, Trung Quốc tái thống nhất dưới thời nhà Tùy. Nhà Tùy tồn tại được 37 năm thì sụp đổ, thay thế bởi nhà Đường. Vào thời nhà Đường và nhà Tống, Trung Quốc đi vào thời hoàng kim của nó. Trong một thời gian dài, đặc biệt giữa thế kỷ thứ 7 và 14, Trung Quốc là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới về kỹ thuật, văn chương, và nghệ thuật. Nhà Tống cuối cùng bị mất nước vào tay quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đánh đuổi chính quyền người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644. Sau đó người Mãn Châu từ phía đông bắc kéo xuống lật đổ nhà Minh, lập ra nhà Thanh, kéo dài đến vị vua cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1911.

Đặc điểm của thời kỳ trung đại Trung Quốc là sau một thời gian trị vì (dài hoặc ngắn), các triều đại đều đi vào suy yếu, không quản lý được đất nước, khiến các thế lực cát cứ nổi lên tranh giành quyền lực, lãnh thổ. Vì vậy xen kẽ giữa những triều đại nối tiếp nhau, hoặc những thời kỳ phồn thịnh là những thời kỳ loạn lạc kéo dài. Chẳng hạn các thời kỳ : Tam quốc (220 – 280), Ngũ hồ thập lục quốc (304 – 439), Nam Bắc triều (420 – 589), Ngũ đại thập quốc (907 – 960).

Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì triều đại của mình. Chẳng hạn như nhà Thanh (người Mãn Châu) sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.

Vào thế kỷ thứ 18, Trung Quốc tụt hậu hẳn về kinh tế, kỹ thuật so với châu Âu. Trước nguy cơ bị các nước châu Âu xâm chiếm hoặc khống chế, triều đình nhà Thanh thực hiện bế quan tỏa cảng, hạn chế buôn bán với phương Tây. Điều này đã dẫn đến hai cuộc chiến tranh thuốc phiện (còn gọi là chiến tranh nha phiến). Sau cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1838 – 1842) với nước Anh, Trung Quốc thua trận phải ký Hiệp ước Nam Kinh chấp nhận mở 5 cảng buôn bán với Anh và nhượng địa Hồng công. Sau cuộc chiến tranh nha phiến lần 2 năm 1854, cũng với nước Anh, Trung Quốc tiếp tục thua trận, phải ký Hiệp ước Thiên Tân, mở rộng thêm sự có mặt và buôn bán của người Anh ở Trung Quốc. Hai cuộc chiến tranh này là những cái mốc quan trọng đánh dấu một thời kỳ mới của Trung Quốc, thời kỳ Trung Quốc trở thành đất nước nửa thuộc địa và chế độ phong kiến cáo chung.

1.1.4. Thời kỳ cận hiện đại (1840 – 1949)

Đây là một thời kỳ đau thương, loạn lạc trong lịch sử Trung Quốc. Do triều đại phong kiến suy vong, đất nước bị phương Tây xâu xé, bị Nhật Bản xâm lược, các Đảng phái và các chính thể mới ra đời, tranh chấp quyền lãnh đạo đất nước.

Cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, ngày 10/10/1911, dưới ngọn cờ “tam dân” của Tôn Trung Sơn, đã gây ảnh hưởng lớn trên toàn đất nước Trung Hoa, khiến hơn một nửa các tỉnh của Trung Quốc ủng hộ khởi nghĩa và tuyên bố ly khai với nhà Thanh. Dưới áp lực của cuộc khởi nghĩa và của Viên Thế Khải, một viên tướng triều đình thỏa hiệp với cách mạng, vua Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của nhà Thanh buộc phải thoái vị, chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến trên đất nước Trung Quốc.

Ngày 1/1/1012, nhà nước Trung Hoa dân quốc được thành lập, đặt thủ đô tại Nam Kinh, do Tôn Trung Sơn là tổng thống lâm thời đầu tiên. Nhưng do quân khởi nghĩa không có thực lực mạnh, nên buộc phải thỏa hiệp với Viên Thế Khải, chấp nhận để họ Viên giữ chức Tổng thống Trung Hoa dân quốc để tránh nội chiến.

Nhưng sau khi được nhường ghế tổng thống, Viên Thế Khải tìm cách thâu tóm quyền lực nhiều hơn, mưu đồ tái lập nền quân chủ, đồng thời có nhiều nhượng bộ với Nhật, khiến gia tăng sự bất bình trong nhân dân và ngay cả trong hàng ngũ quân đội của Khải. Vì vậy, một năm sau khi tuyên bố thành lập “đế quốc Trung Hoa Mới”, ngày 22/3/1916, họ Viên buộc phải thoái vị và chết sau đó 3 tháng.

Sau khi Viên Thế Khải mất, Trung Quốc bước vào thời kỳ quân phiệt, các nhóm quân phiệt từng vùng nổi lên đánh chiếm lẫn nhau, giành quyền kiểm soát Bắc Kinh. Bản thân Tôn Trung Sơn cũng có lúc từ bỏ hiến pháp, để nắm quyền Tổng tư lệnh phía Nam, ý định dùng vũ lực chinh phục các tướng lĩnh miền Bắc, thống nhất Trung Quốc, nhưng không thành công.

Năm 1923, sau khi liên minh giữa Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn với các thế lực quân phiệt phía Nam tan rã, Tôn Trung Sơn, qua môi giới của Liên Xô bắt tay với Đảng cộng sản Trung Quốc, cùng hợp tác phát triển phong trào quần chúng.

Tháng 3/1925, Tôn Trung Sơn mất, Tưởng Giới Thạch lên nắm quyền Tổng tư lệnh quân đội cách mạng quốc dân, thực hiện cuộc chinh chiến “Bắc phạt” (tức tiêu diệt các thế lực quân phiệt miền Bắc). Năm 1926, nội bộ Quốc dân đảng rạn nứt. Tưởng Giới Thạch bắt đầu gạt bỏ vai trò của Liên Xô và Đảng cộng sản Trung Quốc trong Quốc dân đảng. Trung Quốc lúc này chia ba thế lực với ba thủ đô : Bắc Kinh(của Đoàn Kỳ Thụy), Nam Kinh (của Tưởng Giới Thạch) và Vũ Hán (của Đảng cộng sản và phe cánh tả Quốc dân đảng) . Tuy nhiên đến năm 1927, Đảng cộng sản thoái trào, thất thủ ở Vũ Hán. Tưởng Giới Thạch trở thành thế lực mạnh nhất, đại diện cho Trung Quốc.

Từ năm 1928 – 1937, Quốc dân đảng nắm quyền trên đất nước Trung Hoa, lãnh đạo xây dựng đất nước, phục hồi kinh tế. Tuy nhiên chính quyền của Tưởng Giới Thạch chưa làm được bao nhiêu thì cuộc chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai xảy ra (1937 – 1945). Để tập trung chống Nhật, Quốc dân đảng buộc phải liên minh lần nữa với Đảng cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên liên minh này nhanh chóng tan vỡ.

Từ năm 1938 đến năm 1949, chính quyền Tưởng Giới Thạch phạm nhiều sai lầm trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Trong khi đó, Đảng cộng sản ngày càng mạnh lên, nhờ được lòng dân từ chính sách cải cách ruộng đất và thuế khóa, cộng thêm việc được Hồng quân Liên xô trợ giúp vũ khí từ việc giải giáp quân đội Nhật năm 1945. Vì vậy khi cuộc nội chiến quốc – cộng diễn ra (1945 – 1949), lực lượng Đảng cộng sản nhanh chóng chiếm ưu thế, Quốc dân Đảng ngày càng sa sút, và đến năm 1949 thì hoàn toàn thua trận, phải rút chạy về đảo Đài Loan.

1.2. Các thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành và âm dương gia

1.1.1. Các thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành :

– Các thuyết âm dương, bát quái nằm trong kinh Dịch (kinh là tác phẩm của người, Dịch là sự chuyển dịch, biến động của vũ trụ. Kinh Dịch là sách viết về sự dịch chuyển, biến động của vũ trụ). Theo huyền sử Trung Hoa, Kinh Dịch được cho là có từ thời vua Phục Hy, cách nay mấy ngàn hoặc mấy chục ngàn năm [5]. Cũng theo truyền thuyết kinh Dịch có ba bộ, nhưng hai bộ trước thuộc đời Hạ và Thương đã bị thất truyền, chỉ còn bộ Chu Dịch (kinh đời nhà Chu). Kinh Dịch được bổ sung hoàn chỉnh dần qua nhiều đời từ Phục Hy, nhà Thương, đến nhà Chu, hiện có 64 quẻ, 384 hào và các lời từ. Kinh Dịch đời xưa là sách dùng để bói toán, nhưng trong nó chứa đựng những lý giải sâu xa về vũ trụ và nhân sinh, với những tư tưởng có khả năng biến hóa theo thời gian, vì thế nó dường như không trở thành cổ hủ.

+ Theo quan điểm của kinh Dịch, âm – dương (chỉ chung tất cả những cặp đối lập trong vũ trụ và nhân sinh) là hai cực tương đối, hai lực thôi thúc nhau, giao hợp với nhau liên tục để sinh ra vạn vật trong vũ trụ, hóa thành thiên hình vạn trạng.

Âm dương không phải là hai khái niệm duy lý trừu tượng, mà là hai khuynh hướng biểu hiện của một thực thể ẩn bên trong, đó là thái cực. Thái cực ấy phân hóa ra âm dương, hai khuynh hướng diễn tiến không bao giờ rời nhau. Ở trong dương có âm, ở trong âm có dương. Định luật âm dương là định luật đại đồng, chi phối quá trình biến hóa sinh thành của vũ trụ, chi phối quá trình lượng thành phẩm, biến phẩm ra lượng, chi phối tinh thần cùng vật thể, điều khiển vận động của tư tưởng và thực tại hỗ động. Định luật âm dương ấy là Đạo.

+ Bát quái : hay còn gọi là tám quẻ (càn, khảm, chấn, cấn, đoài, ly, khôn, tốn), (quẻ : nghĩa gốc là hình vẽ để hướng dẫn), là biểu thị cho các trạng thái kết hợp, biến đổi của âm dương. Căn cứ trên hai vạch chính gồm: dương (một nét thẳng) và âm (một nét đứt làm hai), nếu phát triển thành 3 dòng vạch, ngoài hai hình gồm 3 dòng nguyên (tức dương), 3 dòng đứt (tức âm), có thể hòa trộn các nét thẳng với nét đứt để tạo thêm 6 hình vạch không trùng lặp nhau. Và từ 6 hình vạch này, cộng với 2 hình vạch âm và dương, đã tạo nên 8 hình vạch mới, gọi là bát quái .

Một số lý giải cho rằng, việc hình thành 8 quẻ là từ tư duy về sự sinh sản trong gia đình, hình dung đại vũ trụ như một tiểu gia đình. Từ cha (dương – Kiền) và mẹ (âm – Khôn), sự hòa trộn âm dương của cha mẹ có thể cho phép ra đời sáu đứa con, ba con trai và ba con gái, có phân định thứ bậc rõ ràng.

Một số lý giải khác thì cho rằng việc ra đời 8 quẻ là do quan sát vật chất trong vũ trụ, thấy có những sự vật bao trùm đáng chú ý, nên cho trời, hay cha là càn, cho đất, hay mẹ là khôn, sấm sét là chấn, gổ rừng, gió mưa là tốn, nước hay mặt trăng là khảm, lửa và mặt trời là ly, núi là cấn, ao là đoài.

Sau này trong kinh Dịch, có đến 64 quẻ, 384 hào, là do người đời sau (được cho là nhà Chu) đã đem các quẻ chồng lên nhau, đảo trên khắp lượt, mà tạo nên 64 quẻ kép (6vạch) và 384 hào (tức các vạch ngang của quẻ kép)

– Ngũ hành : Quan niệm này xuất phát từ thiên văn chương tối cổ “Hồng phạm cửu trù” xuất hiện đời nhà Hạ.

Ngũ : chỉ năm yếu tố cơ bản tạo nên vũ trụ, đó là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Hành, theo chữ gốc Hán, chỉ sự bước đi, theo nghĩa rộng hơn, chỉ sự biến đổi, chuyển hóa trong vũ trụ. Như vậy ngũ hành là chỉ các thế lực tự nhiên, vì luôn luôn lưu động nên gọi là hành, và phản chiếu vào tinh thần con người thành những biến thái, động tác tâm, sinh lý (còn gọi là ngũ sự).

Quan niệm này gần giống quan niệm tứ đại ở Ấn Độ hay số 4 ở Hy Lạp vào cùng thời đại (Thủy, Hỏa, Phong, Thổ). Song ngũ hành ở đây không phải năm nguyên tố vật chất, mà là năm khuynh hướng lưu hành của thế lực tự nhiên. Thế lực ấy đối lập với nhau từng đôi, thủy với hỏa, kim với mộc, biến hóa cái nọ vào cái kia mà kết quả là một thể tổng hợp vào thổ. Như vậy, thổ là thể tổng hợp của trường diễn hóa. Vì vậy, nếu 4 hành kia nói về tính, thì hành thổ nói về đức, vì lúa gặt trên đó là thành quả lao động của con người.

Quan niệm ngũ hành tồn tại độc lập bên cạnh quan niệm về âm dương, bát quái trong nhiều thời kỳ, cho đến thời nhà Hán, hai học phái Âm dương và ngũ hành mới thống nhất lại làm một.

1.1.2. Âm dương gia: Là một giáo phái của Trung Quốc, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 3. Những người theo thuyết âm dương (gồm các danh gia, đạo gia, nho gia) áp dụng âm dương để giải thích địa lý, lịch sử, tiến lên phát triển thuyết âm dương theo hướng kết hợp với các khuynh hướng tư tưởng khác, như kết hợp âm dương với ngũ hành, thành thuyết Âm dương Ngũ hành (thời chiến quốc), hoặc giảng giải đạo lý Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) bằng thuyết Ngũ hành. Từ đó, bát quái cũng được qui vào mô thức Ngũ hành:

– Quẻ Khảm thuộc Thủy ở hướng Bắc

– Quẻ Ly thuộc Hỏa ở hướng Nam

– Quẻ Chấn thuộc Mộc ở hướng Đông

– Quẻ Đoài thuộc Kim ở hướng Tây

1.3. Nho gia (nho giáo)

1.3.1. Tư tưởng Khổng Tử :

Khổng Phu Tử (551 – 479 tr CN), là người gốc nước Tống (nay thuộc tỉnh Sơn Đông – TQ), cha làm quan võ nước Lỗ. Mồ côi cha từ ba tuổi.

Tác phẩm nổi tiếng : Luận Ngữ, thể hiện trọn vẹn tư tưởng nhất quán của Khổng Tử, do môn đệ ghi chép, biên tập lại thành sách khi ông qua đời.

Tư tưởng của Khổng Tử tập trung trên mấy điểm :

+ Chủ nghĩa nhân bản : Theo Khổng, đạo làm người qui về một chữ Nhân. Ông nói : “Đạo của ta chỉ lấy cái Một đó bao hàm Tất cả”. Ông đề cao chính sách nhân trị của Chu Công và Văn Vương đời nhà Chu và chính sách vương đạo của vua Nghiêu, vua Thuấn đời thái cổ.

+ Nhân vị bình đẳng trong xã hội vương đạo : Theo ông gốc đạo Nhân là lòng nhân ái, yêu Người. Từ đó suy ra : đã là người, có lòng nhân, thì ai nấy đều bình đẳng, không có giai cấp. Khổng Tử chủ trương dùng biện pháp giáo hóa để mọi người dẹp bỏ đố kỵ, không phân biệt giàu nghèo. Ông chủ trương dùng học đường để giảm bớt nhà tù. Ông cũng cho rằng đạo không cách xa con người, nên đạo nào xa cách con người bình thường thì không phải là chính đạo.

+ Quan điểm trung dung : “Trung dung” là “con đường giữa”. Theo phái Nho giáo, đứng đầu là Khổng Tử, thì đó là con đường thiết lập nền tảng giữa nhân sinh và vũ trụ. Bởi trung là “trung tâm”, không thiên lệch, do đó nó “chính đáng”. Tư tưởng và hành động không thiên lệch, không cực đoan, là chính đáng. Vì vậy người theo Nho giáo, người quân tử phải tránh xa những tư tưởng cực đoan, gạt bỏ tư tưởng độc đoán, độc tài.

+ Thuyết chính danh: Theo quan điểm của Khổng Tử, mọi sự suy đồi về mặt chính trị và xã hội của một đất nước đều bắt nguồn từ trên cao xuống dưới thấp. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Ông chủ trương giáo hóa, cải cách ôn hòa chứ không dùng bạo lực. Chính Danh là cách tái lập trật tự từ trên xuống dưới, củng cố từ đầu não chính quyền. Mục đích của chính danh là “định phận”. Danh để chỉ định phận sự, đề ra tiêu chuẩn cho việc phân công trong đời sống sinh hoạt xã hội. Mỗi người, mỗi vật đều có một cái tên mà người ta dành cho nó. Muốn chính danh thì tên phải tương ứng với sự thật. Một Danh không tương ứng với một sự thật, là một giả danh, là bất chính. Một xã hội hỗn loạn là do “danh bất chính”. Danh bất chính trước hết là do lỗi người bên trên, nên phải thiết lập chính danh từ trên xuống.

1.3.2. Tư tưởng Mạnh Tử :

Mạnh Tử (371 – 289 tr CN), là người nước Trâu, thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay.

Tác phẩm chính : sách Mạnh Tử, gồm 7 thiên, ghi chép những đề tài tranh luận với các vương hầu và tư tưởng gia đương thời

Mạnh Tử chính là người có nhiều công lao quảng bá tư tưởng của Khổng Tử. Ông đã đi du thuyết ở nhiều nước chư hầu, cổ vũ cho chủ nghĩa nhân đạo và chính sách vương đạo của Khổng Tử, tranh luận đả phá tư tưởng của Mặc gia, Dương gia… Nhưng không chỉ tiếp thu tư tưởng Khổng Tử. Mạnh Tử còn phát triển thêm một số chủ điểm tư tưởng:

Xem thêm : Top 30+ bộ phim xuyên không hay nhất mọi thời đại 2023

+ Thuyết tính thiện : Mạnh Tử cho rằng : “nhân chi sơ, tính bản thiện” , tức là từ sơ sinh, bẩm sinh người ta vốn gốc thiện. Những đức tính nhân, nghĩa, lễ, tín cũng là bản tính tự nhiên của con người. Từ đầu mối tốt lành đó, Mạnh Tử cho rằng người ta ai cũng có thể trở thành thánh nhân, quân tử, nếu biết khởi cái “đoan” (khởi điểm) thánh thiện đó của mình. Vì thế để xã hội lành mạnh, bớt đi cái ác, phải có chính sách giáo hóa, hướng con người ta về gốc thiện.

+ Thuyết nhân nghĩa : Mạnh tử cho rằng Nghĩa lý là con đường dẫn người ta trở về gốc tính Thiện, thể hiện lòng nhân ái với đồng loại. Vì vậy, ông chú trọng phát huy chữ “Nghĩa”. Ông nhấn mạnh vua phải trọng nhân nghĩa, đặc biệt phải hết sức chăm lo cho dân. Ông là nhà Nho đầu tiên nêu cao tư tưởng “dân vi quí”, lấy dân làm gốc. Ông từng đề nghị giới cầm quyền thi hành chính sách cải cách ruộng đất theo phép tỉnh điền[6] . Trên tinh thần “bảo dân”, Mạnh Tử từng tuyên bố: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, tức là “Đáng quí nhất là dân, quốc gia xã hội là thứ yếu, hạng chót là vua”. Tất nhiên tư tưởng “bảo dân” của Mạnh Tử rất khó lọt tai các vị vua bạo quyền thời đó, nên những đề xuất của ông chẳng bao giờ được thực hiện.

1.3.3. Tư tưởng Đổng Trọng Thư

Đổng Trọng Thư (195 – 115 tr CN), người tỉnh Quảng Xuyên, nay là Bắc Kinh, Trung Quốc.

Tác phẩm chính : sách Xuân Thu Phồn Lộ.

Ông là người chấn chỉnh hệ thống tư tưởng Nho gia từ Khổng Tử qua Mạnh Tử, Tuân Tử, làm sáng tỏ Vương đạo qua quá trình lịch sử đối kháng với bá đạo. Ông nêu cao Thiên đạo làm tiêu chuẩn đạo lý chính trị, lấy luật trời đất tự nhiên làm mẫu mực cho nhân sinh, xã hội. Một số chủ điểm tư tưởng của ông :

+ Thiên đạo trong vũ trụ quan âm dương : Khí âm dương bao trùm trời đất, con người sống trong khí âm dương như cá trong nước, không thể tách rời, không thể thiếu được, vì vậy con người phải biết tuân theo lý âm dương của trời đất, phải theo “Thiên đạo” thì mới tồn tại được. Đạo trời chỉ có Một chứ không Hai. Một là chỗ bắt đầu, là khởi điểm của mọi biến hóa, đồng thời cũng là điểm giao hội của mọi sự vận hành khác nhau, gọi là “Nhất Nguyên”, “Nhất Lý” hay “Đại Lý”.

Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm “Thiên – Nhân cảm ứng”. Cho rằng tuy Thiên có quyền lực vô song, nhưng Thiên vẫn chia sẻ với Địa và để cho Con người tham gia vào cuộc hóa sinh, bởi vì Trời, Đất và Con người đồng một thể tính. Nhưng vua đã nắm mệnh trời mà làm sai thì sẽ bị khiển trách bằng thiên tai. Nếu vua không biết sám hối dân có quyền phế truất. Chính tư tưởng này sau đó đã cổ vũ cho nhiều cuộc nổi dậy của nông dân chống các ông vua hèn kém, bạo quyền.

Ông cũng phát triển các tư tưởng của Khổng, Mạnh thành học thuyết Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ, một học thuyết Nho giáo hoàn chỉnh. Thời Hán Vũ đế, dưới ảnh hưởng của Đổng Trọng Thư, đã ra lệnh “Bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, tức bỏ các phe phái, chỉ dùng một mình phái Nho mà thôi. Từ đó Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của xã hội Trung Quốc mấy nghìn năm sau. Cũng từ đây, Khổng học dần dần bị biến dạng thành tôn giáo. (Phong thánh và lập Văn miếu thờ cúng Khổng Tử, các khuôn thước của Nho giáo trở thành tín điều thiêng liêng)

1.3.4. Tống Nho :

Tư tưởng Tống Nho : chỉ một dòng tư tưởng xuất hiện trong đời Tống (960 – 1279 tr CN), là tổng hợp tinh hoa Phật học, Đạo học và Khổng Học, dẫn đến tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” rất phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam sau đó. Các đại diện tiêu biểu :

+ Chu Đôn Di (1017 – 1073), người tỉnh Hồ Nam. Tác phẩm chính : Thái cực đồ thuyết (Đồ hình vũ trụ), Dịch thông thư (Thông giải kinh Dịch). Trong Thái cực đồ thuyết, Ông giải thích nguồn gốc sự sinh thành vạn vật theo chu trình: Vô cực à Thái cực à Âm và Dương à Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ và Xuân, Hạ, Thu, Đông à vạn vật. Con người là sản phẩm tinh hoa của tú khí trời đất, nên ngay khi sinh ra đã có cảm ứng với khí trời đất, nhờ linh khí mà biết được thiện ác. Thiện hay Ác được xét ở chỗ hành vi đó có thích hợp với Thiên lý hay không (tức với đạo của Trời). Trong Dịch thông thư, ông giải thích, với con người, sự kết hợp Âm Dương là biểu hiện đạo vợ chồng; Ngũ hành tương ứng với 5 đức tính: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín[7]. Đức Thành tín là tiêu chuẩn phán xét thiện ác. Với những quan điểm này ông đã đưa vũ trụ quan siêu hình vào ứng dụng giữa nhân sinh, xã hội.

+ Trình Hạo (1032 – 1085) và Trình Di (1033 – 1107). Là hai anh em ruột nhưng tư tưởng theo hai hướng khác nhau, phát triển thuyết Âm dương và Thiên đạo thành hai học thuyết : Tâm học và Lý học. Trình Hạo (ảnh hưởng tư tưởng vô vi của Lão, Trang và Tâm không của nhà Phật), nên cho rằng đức Nhân của người là nguyên lý của Trời (Thiên), nó nằm sẵn trong Tâm của mọi người. Cứ dưỡng Tâm thanh tĩnh thì nó bừng sáng lên, mất công đi tìm ở đâu. Trình Di thì đi tìm nguyên lý vũ trụ khách quan, và lấy cái lý tuyệt đối đó làm tiêu chuẩn đo lường thực hư, phải trái, thiện ác trong cõi nhân sinh. Ông cho rằng tuy Tâm người cũng là Tâm trời đất, Lý ở một vật cũng giống vạn vật, nhưng Thiên lý siêu ngã thì khác hẳn nhân tâm cá biệt (hay còn gọi là nhân dục, tư dục).Một con người cụ thể khi có ý chí làm gì, dù là làm việc thiện, thì cũng đều là dục vọng, nhưng Thiên lý thì chí công, vô tư, vô dục. Ông cũng cho rằng trong cõi Âm Dương có Lý và Khí. Lý ở bình diện cao hơn, Khí ở bình diện thấp hơn. Lý là hình tượng, Khí là vật chất. Lý tuyệt đối thiện. Khí có thiện, có ác.

+ Chu Hy: (1130 – 1200 tr CN), người đất Mân, tỉnh Phúc Kiến hiện nay. Tác phẩm chính : Chú giải Tứ thư, kinh Dịch, kinh Thi. Phát triển tư tưởng triết học Tống Nho, đặc biệt là thuyết Lý, Khí của Trình Di. Chu Hy cho rằng, trong cõi nhân sinh, Lý nhập vào Khí để hình thành từng người, từng vật cụ thể, mỗi vật có một Lý thì cùng một tính khí. Từ cơ sở Lý Khí luận trên, ông nói về nghĩa lý Tính Mệnh. Ông nói “cái Trời phú cho gọi là Mệnh, phần ta nhận được gọi là Tính”. Nhưng chỉ khi hai Khí Âm dương kết hợp với nhau, có hình rồi thì sự vật mới có tính khí chất. Tính như Thái cực, Tâm như Âm dương, vì vậy Tính không tách rời khỏi Âm Dương, tức nó nằm trong Tâm. Và bởi Âm Dương luôn biến chuyển, nên Tính vốn tĩnh lặng, khởi động lên là Tâm…Tâm thống lĩnh tất cả. Tâm ví như nước, lúc tĩnh lặng là Tính, lúc trôi chảy náo động là Tình, đến lúc dâng cao tràn bờ là Dục, năng lực hoạt động của nó là Tài… Tâm, Tình, Tài có thể biến chuyển thăng trầm, nhưng Tính trời là tĩnh lặng trong Nguyên lý bất di bất dịch. Giáo dục là để bảo tồn Lý Tính (thiện) mà trời ban cho ấy.

Bên cạnh phát triển các quan điểm Tống Nho, Chu Hy ngược lại kịch liệt phản đối thuyết “Không” của nhà Phật. Ông phê phán tất cả các hệ phái Phật giáo, từ Tiểu thừa, Đại thừa tới Thiền tông…,gọi các lý thuyết của họ là Hư vô luận.

1.4. Đạo gia và Đạo giáo :

1.4.1. Tư tưởng Lão Tử:

Lão Tử : Không rõ lý lịch. Một số người cho là sống cùng thời với Khổng Tử (thời Xuân Thu), một số cho là trong thời Chiến Quốc. Tác phẩm : Đạo Đức kinh. Có ý kiến cho là cuốn sách này do một người tên là Hàn Uyên, tự coi mình là học trò của Lão Tử, đã tập hợp lời đồn truyền và biên soạn vào thời Chiến Quốc.

Chủ điểm tư tưởng:

+ Đạo sinh, Đức dưỡng :

Ông cho rằng Đạo vạch đường hướng sáng tạo từ lúc hỗn độn, tự xuất sinh từ trước khi sinh ra Trời và Đất, độc lập, một mình, lặng lẽ, vĩnh viễn, tản mạn khắp nơi, không đâu không tới. Nó sinh ra tất cả, có thể làm Mẹ thế gian. Không biết gọi bằng tên gì, tạm gọi đó là Đạo.

Dòng vận hành của Đạo, từ Vô cực hóa ra vạn hữu là do sự vận hành động – tĩnh, khiến nảy sinh Dương, nảy sinh Âm. Âm Dương giao hợp sinh Bát quái. Từ Bát quái sinh ra vạn vật.

Năng lực sáng hóa của Đạo ẩn hiện ở Đức. Đạo thì sinh, Đức thì dưỡng. Đạo và Đức là sự sáng hóa tự nhiên, không kể công, không xưng danh, còn gọi là vô kỷ, vô công, vô danh. Con người nên học theo tinh thần vô kỷ, vô công, vô danh này mà sống, đó là theo Đạo tự nhiên, là Vô vi.

+ Ông quan tâm đến luật Mâu thuẫn và luật Phản phục trong vũ trụ. Luật Mâu thuẫn là những khái niệm, những cặp đối chọi trong vạn vật, như Sáng – Tối, Đồng – Dị, Tốt – Xấu, Cao – Thấp…. Ông cho rằng chân lý nằm ở giữa những cặp tương đối đó. Về luật Phản phục, theo Lão Tử, thì Đạo rất rộng lớn, vĩ đại, luôn bành trướng, mở rộng, đi đến cùng sẽ lại quay vòng trở về. Quay trở lại là đường hướng vận động của Đạo. Như vận hành của Trời bảy ngày vòng trở lại. Đạo là Mẹ, nên Đức là quay trở về nguyên thủy. Con người cũng nên theo Đức trở về sống trong lòng Mẹ thật thà.

+ Từ những quan điểm trên, Lão Tử chủ trương con người nên sống theo hướng Tổn và Tĩnh. Tổn là không đi đến cùng điểm, là trung dung. Tĩnh là Vô vi, không đổi cơ Trời, làm theo đạo pháp Tự nhiên. Lão Tử cũng chủ trương “Nhu Đạo”, vận dụng tính uyển chuyển, mềm mại trong tự nhiên vào cuộc sống. Ông nói cái cứng là cái chết, cái mềm là sự sống.

+ Quan điểm của Lão Tử đối chọi với quan điểm Nho giáo. Ông coi thường thuyết Nhân nghĩa, lễ nghi Nho gia. Ông nói: Mất Đạo mới bày ra Đức, mất Đức mới đặt ra Nhân, mất Nhân mới bày đặt ra Lễ nghĩa. Ông coi thường tranh danh cầu lợi. Trong suốt 20 thế kỷ, tư tưởng của Lão giáo (sau phát triển thành Đạo giáo) luôn tồn tại song hành đối chọi với Nho giáo, như hai nửa Âm – Dương, tạo thế cân bằng trong tư tưởng Trung Hoa.

1.4.2. Tư tưởng Trang Tử:

Trang Tử : (khoảng 360 – 280 tr CN)

Tác phẩm chính : Trang Tử Nam Hoa Kinh

Là người xuất sắc nhất của phái Lão Tử. Phát triển tư tưởng trên một số chủ điểm:

+ Con người không thể nắm bắt chân lý toàn thể và toàn diện. Do kinh nghiệm sống và phán đoán của con người lệ thuộc vào hoàn cảnh và ngôn ngữ tương đối. Vì vậy người ta phải tìm cách tự giải thoát khỏi những tiêu chuẩn, qui ước, quan điểm cục bộ, hẹp hòi, nhất thời mới hy vọng tiếp cận được chân lý đại đồng. Ngược lại, nhận lầm cái tương đối vạn vật là tuyệt đối thường dẫn thiên hạ tới mâu thuẫn, tương tranh khốc liệt.

+ Bậc chân nhân thường khinh thị kiến thức, học vấn mà người ta gom góp qua sách vở, qua ngôn ngữ, tranh cãi phải trái, thị phi. Chân nhân là người tìm cách trở về Thiên nhiên, phục hồi bản tính tự nhiên của mình. Ông nói “phản kỳ chân, phục kỳ bản”, ấy là trở về Đạo Tự nhiên.

+ Đạo tự nhiên cho mọi loài, mọi vật quyền tự do và bình đẳng tuyệt đối, được sống theo bản tính tự nhiên của mình. Đạo có Thiên đạo và Nhân đạo, khác xa nhau. Người theo Trời thì hành xử theo đạo Vô vi. Đức của Vô vi là Vô ngã. Cái sống, cái chết của con người, hay muôn loài là tự nhiên, bình đẳng, nằm trong qui luật biến hóa của vũ trụ, vạn vật. Chết là Hóa theo trời đất bốn mùa.

Các tư tưởng của Trang Tử thường được trình bày qua những câu chuyện ngụ ngôn hoặc ẩn dụ, với một giọng văn phóng khoáng, cao thâm. Từ cuối đời Hán, nhiều người đọc Trang Tử để hiểu thêm về Lão Tử, nên mới có thuật ngữ “tư tưởng Lão Trang”.

1.4.3. Sự ra đời và phát triển của Đạo giáo: Những tư tưởng của Lão Trang, sau còn được tiếp tục phát triển bởi các triết gia nổi tiếng như Dương Chu, Tống Hinh, Doãn Văn đã tạo nền tảng triết học cho sự ra đời của một tôn giáo mới, đó là Đạo giáo. Đạo giáo xuất hiện khoảng 300 năm trước CN, ban đầu, nền tảng tư tưởng của nó là đi tìm hạnh phúc ở chính mình, không chạy theo ngoại vật. Nhưng trong xã hội thời ấy đầy rẫy mê tín, cúng tế quỷ thần, phù phép đồng bóng và bói toán tử vi, đặc biệt là mê tín chạy theo thần tiên nên tư tưởng trên không còn đơn thuần nữa, người ta tìm hạnh phúc cho mình bằng các yếu tố thờ cúng, pháp thuật, vì cho rằng thông qua pháp thuật có thể nắm bắt (ở mức độ nào đó) sức mạnh siêu nhiên để tác động vào tự nhiên và con người. Đến lúc này, tinh thần của Đạo giáo là tính thống nhất 3 mặt giữa con người, thần linh và vũ trụ tự nhiên. Quỷ thần có thể chi phối số phận con người, và ngược lại, con người có thể tiếp xúc với quỷ thần qua môi giới là các đạo sĩ, là các thầy pháp sư, phù thủy (ta vẫn gọi nôm na là ông đồng, bà cốt).

Như vậy, Đạo giáo là từ một hệ tư tưởng triết học (Lão Trang), pha trộn thêm nhiều hình thức lễ bái, tín ngưỡng, dần biến thành một hình thức tôn giáo. Đạo giáo sử dụng nhiều công cụ trang trí (như tranh, tượng, bát bửu…), công cụ phòng vệ (như nhẫn, bùa, ngải…), đồng thời với nhiều dạng thức ma thuật (xiên lình, hú hồn, cầu hồn, lên đồng, đuổi ma quỉ…) Tượng trưng cho hình thức tín ngưỡng tôn giáo này là biểu tượng Âm Dương bao quanh bằng bát quái.

1.5. Mặc gia : Phái Mặc gia là những người đi theo thuyết “Kiêm Ái”, một trào lưu tư tưởng xuất hiện trong thời Chiến Quốc do Mặc Tử chủ xướng.

Mặc Tử, (khoảng 470 – 391 tr CN), ở nước Lỗ (hoặc Tống), tức Quảng Đông (hay Hà Nam) hiện nay.

Tác phẩm : Sách Mặc Tử, do phái Mặc Gia kết tập lời giáo huấn của ông.

Chủ điểm tư tưởng của Mặc Tử:

+ Thuyết Kiêm ái : Mặc Tử đề cao tình nhân loại, rộng yêu tất cả để dẹp bỏ vị kỷ, hy sinh tư lợi vì công ích xã hội. Ông phản đối đường lối Nhân ái căn cứ vào lễ nghĩa Nho gia, vì theo ông yêu người thì không cần phân biệt tôn ti hay họ hàng thân sơ. Ông cũng phản đối quan điểm của Tăng Tử (một môn đồ của Khổng Tử) thu hẹp đạo Nhân thành đạo Hiếu, rằng như thế là quá thương yêu gia đình mà lãng quên quốc gia, xã tắc. Ông chê trách Khổng Tử chỉ biết tôn trọng giới quí tộc và kẻ cầm quyền, coi đại chúng như đám tôi tớ, suốt kiếp phải làm lụng vất vả phục vụ cho thiểu số cai trị. Mặc gia chủ trương ưu ái mọi người, không phân biệt giai cấp, nỗ lực làm việc vì lợi ích chung cho nhau.

+ Thuyết Thiên chí: Theo Mặc, Thiên chí là ý Trời muốn mọi người phải thương yêu nhau, là tinh thần chí công vô tư, quảng đại, là chuẩn đích tối cao để đo lường sự thật trong cõi người ta. Như vậy, Thiên chí của ông khác xa Thiên mệnh của Khổng Tử. Ông tin có Trời, nhưng không tin ở định Mệnh. Ông bảo đó là cái chưa từng nghe, chưa từng thấy, nên không có.

+ Chí hướng nhân bản thực tiễn: Theo Mặc, con người khác con vật ở chỗ biết lo cho nhau, biết nghĩ đến lợi ích và hạnh phúc của mọi người, mọi nhà. Người Kiêm ái thì tình yêu thương người khác phải thể hiện thực tế ở chỗ lo cho người đói có cái ăn, người lạnh có cái mặc và người lao lực được nghỉ ngơi. Từ tinh thần ấy, ông ủng hộ thuyết vương đạo của Nho gia, bài bác lối sống lễ nghĩa xa hoa của giới quí tộc, bóc lột thậm tệ nhân dân. Ông cũng ủng hộ quan điểm của Nho gia về “Thượng hiền”, trọng đãi người tài đức để họ giúp dân giúp nước. Đi xa hơn, phái Mặc gia còn có ý muốn phục hồi nhân vị cho người dân đen, những kẻ cùng khổ nhất trong xã hội loài người. Mặc gia đòi quyền sống, quyền bình đẳng phi giai cấp cho mọi người. Tư tưởng đó của phái Mặc gia tất nhiên rất được lòng quần chúng nhân dân. Bản thân Mặc Tử cũng sống theo lối khổ hạnh, lam lũ, sẵn sàng hy sinh vì mọi người. Vì vậy thanh thế đương thời của Mặc gia rất lớn, có lúc còn lấn át cả Nho gia. Tư tưởng của Mặc Tử được coi là “lý tưởng cộng sản sơ khai”.

1.6. Pháp gia : (còn gọi là Thuật sĩ)

Sau khi thời kỳ Xuân Thu qua đi, Trung Quốc bước sang thời kỳ Chiến Quốc (hay còn gọi là thời kỳ Tiên Tần, tức thời kỳ trước khi thiết lập nhà Tần). Khuynh hướng chính trị của thời đại này đang tiến triền từ chính thể phong kiến quý tộc đến quân chủ tập quyền. Quốc gia xã hội mỗi ngày một mở rộng phạm vi hoạt động, và tổ chức quốc gia xã hội cũng càng ngày càng thêm phức tạp. Những phương pháp cai trị của chế độ cũ dựa trên Lễ không còn thích hợp. Một số quan lại bắt đầu có những cải cách, đề ra pháp luật và dùng pháp luật để cai trị, tạo ra những biến chuyển xã hội theo hướng tích cực. Từ đó xuất hiện phái Pháp gia gồm những người dùng luận thuyết để đề cao vai trò cai trị xã hội bằng pháp luật thực tiễn, trợ giúp giai cấp thống trị trong cuộc cải cách thể chế thời kỳ này. Học thuyết Pháp gia phát triển nhất ở các nước Tề, Hán, Ngụy, Triệu và Tấn. Những người được coi là đã có công tạo dựng phái Pháp gia gồm những nhà cải cách Tề Văn Công, Tống Văn Công (thế kỷ 7 trc CN), các quan lại và học giả: Quản Trọng, Tử Sản, Thương Ưởng, Hàn Phi Tử và các môn đệ của ông

1.6.1. Tử Sản : được cho là người đã sản sinh ra học phái Pháp gia. Ông là người nước Trịnh . Nước Trịnh lúc này là một nước nhỏ nằm giữa hai nước lớn bá chủ là Tấn và Sở. Để tránh bị hai nước này thôn tính, nước Trịnh cần phải có chính sách nội chính và ngoại giao khôn khéo. Tử Sản quan niệm pháp luật một cách thực tiễn. Ông cho đúc đỉnh đồng và ghi chép luật pháp gọi là Hình thư vào năm 536 tr Cn. Tư tưởng của ông đã bị Thúc Hướng, đại phu nước Tấn và Khổng Tử chỉ trích, cho rằng hình phạt một khi đã công bố và ghi chép rõ ràng như thế thì về hình thức mọi người bình đẳng trước pháp luật, không còn người quí, kẻ tiện, còn làm thế nào mà hành chính lập quốc được nữa. Tư tưởng hành chính của Thúc Hướng và Khổng Tử nửa lý, nửa tình, khác với tư tưởng pháp luật thực tiễn của Tử Sản. Thực tế, việc áp dụng tư tưởng pháp luật của Tử Sản đã khiến xã hội nước Trịnh thời Đông Chu biến hóa rất mạnh. Từ tư tưởng của Tử Sản, học phái Pháp gia, đại diện cho hạng thương gia và hạng chủ điền, đã ra đời ở nước Trịnh.

1.6.2. Hàn Phi Tử: (Khoảng 280 – 233 tr CN), người nước Hàn. Tác phẩm : Sách Hàn Phi Tử. Chủ điểm tư tưởng :

– Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Tuân Tử về thuyết tính Ác, Hàn Phi Tử cho rằng bản tính con người là ích kỷ, thích thưởng, sợ phạt, vì vậy thưởng phạt là biện pháp chính của nhà cầm quyền. Chính quyền mạnh cần luật pháp, uy quyền và thủ đoạn. Vua không có thuật cai trị thì yếu, triều thần không có chính pháp sẽ sinh ra hỗn loạn.

– Hình danh : Ông chịu ảnh hưởng thuyết chính danh của Khổng Tử, nên đề ra tư tưởng “Danh có chính thì vật mới định được. Danh bất chính thì sự vật thay đổi hỗn loạn…”. Vua muốn ngăn cấm điều gian thì phải ấn định tương quan chính xác giữa Danh và Thực, lời nói phải đi đôi với việc làm. Vua nắm giữ cái Danh,thần dân lấy đó làm Thực, hai cái đồng nhất thì trên dưới sẽ đồng bộ với nhau với nhau một cách vẹn toàn. Ông đề ra tiêu chuẩn “Hình danh”, theo đó kẻ làm việc đúng y lời, y lệnh thì được thưởng công, ngược lại công không đúng với danh, việc không đúng với phận sự, làm thiếu trách nhiệm thì phải chịu phạt. Quần thần đòi hỏi danh, lợi cao mà công không xứng thì cũng bị phạt, hoặc ngược lại, có công lớn trong khi danh bất chính cũng bị phạt. Thuyết “Hình danh” này của ông sau này đã trở thành con dao hai lưỡi dưới tay bạo vương Tần Thủy Hoàng.

– Thuyết Vô vi: Hàn Phi Tử cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Đạo giáo, vì vậy ông phát triển tư tưởng Vô vi theo hướng Pháp trị. Theo ông, một vị vua giỏi là biết sử dụng luật pháp và biết dùng người thực hiện luật pháp ấy. Khi sử dụng đúng người, đúng việc thì vua không cần phải làm, tự những người bên dưới sẽ hoàn thành mọi việc, tất cả xã hội sẽ vận hành trơn tru tự nhiên như thời tiết 4 mùa, như vạn vật tự sinh sôi, nảy nở vậy.

1.7. Tư tưởng cải lương và cách mạng tư sản. Sự truyền bá học thuyết Mác và Lênin:

1.7.1. Hoàn cảnh lịch sử Trung Quốc và sự du nhập tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây: Từ thế kỷ 18, Trung Quốc đã bắt đầu tụt hậu so với phương Tây, tuy nhiên Triều đình Mãn Thanh ngày càng mục nát, trì trệ, không chấp nhận cải cách, canh tân đất nước. Vì vậy vào thời kỳ cận đại, Trung Quốc có số phận gần giống các nước châu Á khác, bị các nước phương Tây chèn ép, xâu xé, trở thành một nước nửa thuộc địa. Trước tình hình của đất nước, nhiều học giả Trung Quốc đã để công nghiên cứu về nguồn gốc sức mạnh của phương Tây, từ tư tưởng, chính thể đến tổ chức xã hội, nhằm tìm cách học tập, vận dụng vào Trung Quốc, đưa đất nước hùng mạnh lên …Xuất phát từ nhu cầu đó, tư tưởng dân chủ của phương Tây bắt đầu được thâu nhập và truyền bá vào Trung Quốc.

1.7.2. Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu và Đàm Tự Đồng

– Khang Hữu Vi: (1858 – 1927), người tỉnh Quảng Đông. Tác phẩm chính : Đại Đồng thư, Khổng Tử cải cách khảo, Trung Dung chú, Luận ngữ chú. Chủ điểm tư tưởng: Là người chịu ảnh hưởng tư tưởng “Nhân” của Khổng Tử, thuyết “Kiêm ái” của Mặc Tử và thuyết “Tứ diệu đế” của Phật giáo, đồng thời chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính trị dân chủ Âu tây, nên ông đề ra chủ nghĩa “Đại đồng” trên toàn thế giới. Theo ông, thế giới không chia quốc gia, không cần gia đình, không tư hữu tài sản, mọi người cùng chung sống trong những mái nhà chung, trong những nhà ăn chung; phụ nữ, trẻ em, người già, người bệnh… đều được cả xã hội chăm sóc trong các nhà trẻ, bệnh viện, nhà dưỡng lão…; sử dụng hình phạt nghiêm cho những kẻ lười biếng, tưởng thưởng thỏa đáng cho những người có công trạng. Mọi người trong xã hội đều mặc đồng phục; chết thì tất cả đều hỏa táng…Sách Đại đồng thư của ông gồm mười vạn lời, trình bày cặn kẽ về tiêu chuẩn thiện ác, nguyên lai của sướng khổ nơi con người, đặt điều trọng yếu để cải tạo xã hội vào việc hủy bỏ chế độ quốc gia, gia đình và tư hữu, đề cao chủ nghĩa tương trợ, tinh thần Nhân ái giữa con người. Có thể nói tư tưởng của ông, chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa duy vật châu Âu và phát triển thành một Chủ nghĩa xã hội cực đoan.

– Đàm Tự Đồng (1865 – 1898), người Bắc Kinh. Tác phẩm chính : Nhân học. Ông là học trò của Khang Hữu Vi. Chủ điểm tư tưởng: Chịu ảnh hưởng của các tư tưởng truyền thống Trung Quốc và thầy Khang Hữu Vi, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây, ông là nhân vật điển hình cho phong trào cách tân hóa truyền thống Trung Hoa hầu ứng phó với sự xâm thực của phương Tây. Ông nhận thấy truyền thống học từ chương, khoa cử là nguyên do đưa đến tình trạng lạc hậu của văn minh Trung Hoa. Ông cho rằng tâm điểm của tư tưởng Trung Hoa vẫn là tinh thần nhân ái của Khổng Giáo và xung quanh tâm điểm nhân đạo là lý tưởng Kiêm Ái của Mặc Tử, Từ Bi của Phật, Bác Ái của Kito. Học thuyết nhân đạo của ông chấp nhận mọi tư tưởng nhân bản, tự do dân chủ từ Tây sang Đông, miễn là nó không phản trái với lý tưởng đại đồng từ thời Khổng Mạnh. Quan điểm của ông cũng khác với Lương Khải Siêu, bạn đồng học, ở chỗ họ Lương chủ trương Duy Tân, bỏ cũ theo mới, thì ông lại chủ trương ôn cố tri tân, dùng kiến thức mới để chứng minh tiềm năng ưu việt của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông có niềm tin mãnh liệt rằng cuộc tổng hợp tinh hoa Đông Tây sẽ đưa nhân loại tới thế giới đại đồng một ngày không xa.

– Lương Khải Siêu : (1873 – 1930), người Quảng Đông. Tác phẩm chính : Ẩm băng thất văn tập, Trung Quốc học, Thuật tư tưởng biến thiên sử, Thanh đại học thuật khái luận. Chủ điểm tư tưởng : Ông từng theo học Nho học thầy Khang Hữu Vi ba năm, nhưng sau đó bỏ cựu học theo tân học. Ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo và tư tưởng của nhà triết học Đức Fichte, quan tâm và đề cao đến sự tồn tại vĩnh cửu của tinh thần. Rằng khi con người chết đi, thì tinh thần của người đó sẽ tồn tại mãi và là cái nhân trong chuỗi luân hồi nghiệp báo của con người. Ông cũng đề cao tư tưởng của Fichte về lấy bản ngã chế ngự thiên nhiên, tu dưỡng không nhất thiết là phải hạn chế vật dục, cũng không nhất thiết phải chủ “tĩnh”, coi “tĩnh” là “Thiên tính” như lâu nay truyền thống Trung Hoa quan niệm, mà “tính” là vật sinh động, không phải vật chết, cho nên lấy sống động làm nguồn gốc. Vì vậy tu dưỡng là phải biết hành động khỏe bền, theo đuổi không ngừng nghỉ, nghĩa là phải có chí tiến thủ. Bản thân Lương Khải Siêu cũng là một nhà hoạt động xã hội không lúc nào ngừng chí tiến thủ. Với mong muốn đem lại một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước Trung Hoa, ông luôn sẵn sàng thay đổi suy nghĩ cũng như hành động của mình, khi thì bỏ cựu học, theo tân học, lúc thì ủng hộ bảo hoàng, khi thì theo cộng hòa, hoạt động mạnh mẽ cả trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên hoài bão của ông đã bị đứt ngang. Ông mất sớm khi mới 56 tuổi.

1.7.3. Tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản của Tôn Trung Sơn

– Tôn Trung Sơn (Tôn Dật Tiên), sinh năm 1866 tại Quảng Đông. Từ năm 1925 ở Bắc Kinh. Các tác phẩm chính : Tôn Văn Học thuyết (1918), Tam dân chủ nghĩa (1924), Kiến quốc đại cương (1924).

Xem thêm : Cách đo chiều cao bằng điện thoại chính xác nhất

– Chủ điểm tư tưởng :

+ Chủ nghĩa “Tam dân”: Dân tộc, dân chủ và dân sinh (kinh tế). Dân chủ phải được xây dựng trên nền tảng bình đẳng, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được thụ hưởng mọi cơ hội phát huy tài đức của mình.

+ “Ngũ hành quyền” : Một nền dân chủ lý tưởng phải bao gồm 5 quyền phân lập : lập pháp, hành pháp, tư pháp, bầu cử và giám sát. Quan điểm này là sự kết hợp tư tưởng “tam quyền phân lập” của Tây Âu với tư tưởng “ngũ hành” của phương Đông. Một cơ quan giám sát giống như hành Thổ, bao quát điều động bốn hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa.

+ Dân sinh mới, tức là nền kinh tế Dân quốc, cần có chính sách cải cách điền địa, phân chia ruộng đất theo tôn chỉ “người cầy có ruộng”, đất đai phải thuộc về nông dân.

+ “Tri nan, hành dị”, tức quan điểm biết khó, làm dễ. Câu nói này thể hiện tư tưởng thực dụng của Tôn Trung Sơn, chú trọng vào thực hành. Nó là sự đảo ngược lời cổ nhân vẫn nói “tri dị, hành nan”, tức biết dễ, làm mới khó, nhằm vận động mọi người dấn thân vào hoạt động xã hội.

Tư tưởng của Tôn Trung Sơn là kết tinh của cả truyền thống Á Đông và tư tưởng thực dụng Tây Phương, vạch đường hướng mới và đề ra giải pháp quyết định từng vấn đề cụ thể liên quan đến cá nhân và hoàn cảnh xã hội thời hiện đại. Với tinh thần thực tiễn, tiên sinh đã chuyển hóa cả xã hội, tạo gương mặt mới và sinh khí hào hùng cho một nước Trung Hoa hoàn toàn đổi mới từ đầu thế kỷ 20.

1.7.4. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Trung Quốc và tư tưởng Mao Trạch Đông: Đầu thế kỷ 20, tiếp theo sự thâm nhập của tư tưởng dân chủ tư sản, hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng bắt đầu ảnh hưởng đến Trung Quốc. Tư tưởng này đặc biệt lan rộng sau cách mạng tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc tế cộng sản III và việc thành lập trường Đại học phương Đông dành cho những thanh niên châu Á có chí hướng cộng sản chủ nghĩa. Năm 1921, Đảng cộng sản Trung quốc, tập hợp những thanh niên theo chủ nghĩa Mác – Lênin, ra đời. Mao Trạch Đông nổi lên trong Đảng nhờ học sâu tư tưởng Mác-xít Nga và vận dụng được sách lược của Lênin rất hiệu quả. Xuất thân từ tầng lớp nông dân, ông biết cách lôi kéo quần chúng vào các phong trào của mình. Năm 1949, Đảng cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã đánh thắng Quốc dân Đảng trong cuộc nội chiến, làm chủ toàn bộ đại lục Trung Hoa, lập nên nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Quốc dân Đảng phải chạy về Đài Loan và thiết lập tại hòn đảo này một nhà nước khác có tên Trung Hoa dân quốc.

– Tư tưởng Mao Trạch Đông :

+ Sinh năm 1893, người tỉnh Hồ Nam. Mất năm 1976 tại Bắc Kinh. Các tác phẩm chính: Luận về thực hành (1937), Bàn về mâu thuẫn (1937), Bàn về dân chủ nhân dân, Luận về văn học nghệ thuật (1972), Chính sách xử lý những mâu thuẫn trong quần chúng (1957).

+ Chủ điểm tư tưởng:

· Bản chất thế giới là mâu thuẫn, cần phải vận dụng biện chứng pháp để xử lý nó. Quan điểm này của Mao Trạch Đông trước hết tiếp thu các quan điểm phương Tây, như của Hêghen, Mác -Angghen, Lênin, Stalin…Các nhà duy vật biện chứng này cho rằng, mọi sự mọi vật đều có quan hệ hữu cơ, tất cả đều vận động biến chuyển không ngừng. Nguyên nhân của sự biến chuyển đó là tự thân mỗi sự vật đều có “mâu thuẫn nội tại”, nghĩa là tự thân nó có hai lực giằng co chống đối lẫn nhau. Theo Mao mâu thuẫn này là động lực tiến bộ của lịch sử. Trong xã hội, đấu tranh giai cấp là thể hiện cụ thể của qui luật mâu thuẫn nội tại. Gây mâu thuẫn cũng là một cách kích thích đấu tranh để tiến bộ. Quan điểm này của Mao còn xuất phát từ Dịch lý, với quan niệm về hai lực âm dương. Ông suy luận câu “tương thôi” trong câu “Âm dương tương thôi nhi sinh biến hóa” là “mâu thuẫn đấu tranh”. Thực ra cách hiểu này của Mao là sai với tinh thần Dịch lý, ví âm dương thôi thúc nhau để tạo thành vận động, cái này làm nảy sinh cái kia, chứ không mâu thuẫn theo nghĩa hủy diệt lẫn nhau.

· Tri thức của con người nảy sinh từ thực hành, và chỉ có thực hành là tiêu chuẩn độc đáo nhất của chân lý. Vì vậy muốn có tri thức về vấn đề gì thì phải trực tiếp làm vấn đề đó. Chẳng hạn, muốn hiểu được giai cấp nông dân thì phải trải qua việc làm nông dân, việc thực hành này sẽ kiểm nghiệm tri thức của người ta về nông dân đúng hay sai.

· Trong một đất nước bán phong kiến, bán thuộc địa như Trung Quốc, thì Chủ nghĩa xã hội cần hai giai đoạn thực hiện: 1. Dân chủ tập trung; 2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa (tiến lên chủ nghĩa cộng sản). Mao cho rằng việc xây dựng xã hội “dân chủ tập trung” là xây dựng một nền dân chủ mới, không theo kiểu dân chủ phương Tây, chỉ dành riêng cho Trung Quốc. Vì giai cấp tư sản Trung Quốc èo uột, không thể gánh vác sứ mệnh, nên cuộc cách mạng xây dựng nền dân chủ của Trung Quốc phải do giai cấp vô sản tiến hành, đó chính là nền “dân chủ mới”. Giai cấp vô sản muốn tiến hành cách mạng phải thông qua cơ cấu tổ chức của Đảng cộng sản. Giai cấp vô sản, sau khi hợp tác với giai cấp tư sản, đập tan được kẻ thù đế quốc, phong kiến rồi thì lại đấu tranh với giai cấp tư sản để giành chính quyền và mọi tư liệu sản xuất trong tay tư bản, thành lập nên nhà nước độc tài và kinh tế tập thể, bước một bước vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bước tiếp theo để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là phải tiến hành Cách mạng văn hóa xã hội chủ nghĩa.

· Vào những năm cuối đời, Mao triển khai lý thuyết Cách mạng trường kỳ và liên tục. Mao cho rằng dù Đảng cộng sản đã nắm chính quyền thì vẫn cần phải tiến hành cách mạng liên tục để thanh trừng những phần tử lạc hậu hay phản động trong nội bộ Đảng, mà đối tượng đầu tiên là thành phần tiểu tư sản bất đắc dĩ phải gia nhập Đảng để tồn tại. Tất cả những cuộc đấu tranh trên được Mao cho là diễn ra đúng theo qui luật biện chứng “mâu thuẫn nội tại”.

· Văn chương nghệ thuật là vũ khí đấu tranh giai cấp, phải sắt thép. Văn nghệ sĩ là công cụ, đầy tớ của nhân dân, của công, nông, binh, phải phục vụ giai cấp chuyên chính vô sản. Đó là một nền nghệ thuật “Vị nhân sinh”. Vì thế văn nghệ sĩ phải đứng vào lập trường quần chúng vô sản, biết phân biệt bạn thù và tỏ thái độ căm thù địch. Phải thường xuyên học tập chủ nghĩa Mác để thấm nhuần lập trường giai cấp vô sản.

Cho đến nay người ta vẫn chưa có đánh giá toàn diện về thành bại của Chủ nghĩa Mao. Nhưng trong lịch sử 70 năm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thời kỳ Mao Trạch Đông nắm quyền là thời kỳ đen tối của đất nước đông dân nhất thế giới này.

Kết luận về tư tưởng Trung Hoa : Có mấy đặc điểm sau

1. Chú trọng nhân sinh, chính trị hơn tri thức và vũ trụ

2. Nặng về luân lý, tu thân, xử thế

3. Đồng hóa Trời và người, lấy Trời làm gốc, làm ông tòa. Trọng đạo tự nhiên

4. Suy luận bằng trực giác hơn bằng lý luận, bằng dẫn chứng

5. Không ai cố ý lập một tôn giáo. Nếu không có đạo ngoại lai thì Trung Hoa không có đạo nào cả

6. Có tư tưởng khoa học nhưng khoa học phát triển chậm

Chương 2: Lịch sử tư tưởng Ấn Độ

1.1. Khái quát lịch sử Ấn Độ:

Ấn độ là một trong những đất nước có nền văn minh cổ xưa lâu đời nhất trên thế giới. Dấu vết sự sống của con người đã xuất hiện ở Ấn Độ từ khoảng 500.000 – 200.000 năm trước CN. Và con người hiện đại đã định cư ở tiểu lục địa này khoảng 12.000 năm trước CN. Khoảng 3300 năm trước, người dân bước vào thời đại đồ đồng, mở đầu thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (hay còn gọi văn hóa Harappa) nằm ở tây bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Nền văn minh này tồn tại trong khoảng 2800 – 1800 năm trước CN, nổi tiếng với nhiều thành phố được xây dựng giống nhau trong vùng thung lũng sông Ấn. Các thành phố đều được qui hoạch khoa học và hợp vệ sinh với việc thiết lập hệ thống cung cấp nước, hệ thống nước thải sinh hoạt và bố trí nhà cửa, đường xá theo ô bàn cờ. Người nông dân sông Ấn đã biết trồng lúa mì, thuần hóa bò và sử dụng đồ gốm từ năm 5.500 trước CN. Khoảng 4000 năm trước CN họ biết trồng chà là, đậu, vừng, bông vải và thuần phục trâu nước.Họ cũng đã có chữ viết riêng của mình. Khoảng 1900 năm trước CN, nền văn minh này đột nhiên biến mất.

2.1.1 Thời kỳ Veda (Thế kỷ XV – thế kỷ VI TCN): Khoảng năm 2000 – 1500 trước CN, người Aryen (có thể có nguồn gốc từ người Ba Tư, Tiểu Á…) di cư vào vùng tây bắc Ấn Độ. Văn hóa người Aryen đã đồng hóa với văn hóa Dravidien bản địa tạo nên nền văn hóa Aryen – Ấn Độ, với đặc tính chính là tinh thần dung hòa. Người Aryen cũng sống trà trộn với dân bản xứ ở miền Bắc Ấn, thành lập nên nhiều bang quốc tranh chấp nhau. Lúc này nền văn minh Ấn Độ chuyển dần sang đồ sắt. Còn tư tưởng, chịu ảnh hưởng của Văn hóa Aryen bắt đầu nảy nở khuynh hướng tâm linh học và khởi xướng những đại học ở trong rừng. Các bộ sách Veda bắt đầu xuất hiện dưới dạng thi ca, chứa đựng những hiểu biết của người Aryen.

2.1.2. Ấn Độ thế kỷ VI trước CN đến thế kỷ XIII:

Đến thế kỷ thứ VI, sự thay đổi lối sống bộ lạc dẫn đến sự ra đời của 16 vương quốc lớn trên vùng đồng bằng Ấn – Hằng, gọi là các Mahajanapadas. Ngoài ra còn có những vương quốc nhỏ hơn nằm rải khắp tiểu lục địa. Nhiều đô thị xuất hiện. Đây là đợt đô thị hóa thứ hai sau văn minh thung lũng sông Ấn. Tuy nhiên sự tồn tại của các vương quốc, cũng như lịch sử Ấn Độ biến đổi rất nhiều trong các thế kỷ tiếp theo. Khoảng năm 520 TCN, miền tây bắc Ấn Độ bị Ba Tư, rồi sau đó là Maxeđônia xâm chiếm hơn hai thế kỷ, mang theo vào Ấn Độ các ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư và Hy Lạp, tác động nhiều đến văn hóa Phật giáo Đại thừa sau này. Miền trung và nam Ấn Độ nhiều vương triều và vương quốc xuất hiện rồi sụp đổ trong các cuộc tranh giành ngôi bá chủ. Một số vương triều phía nam mở rộng ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á. Mặc dù các triều đại thay đổi, thế kỷ 7 đến 13 vẫn là thời kỳ hoàng kim của văn hóa Ấn Độ, với sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật, kiến trúc và các tư tưởng triết học. Kinh tế Ấn Độ cũng rất phát triển, đặc biệt về thương mại quốc tế và khai thác kim cương.

Từ thế kỷ thứ 8, Hồi giáo đã bắt đầu tiến công vào Ấn Độ. Các vương quốc Ấn Độ chống chọi trong nhiều thế kỷ nhưng thất bại. Một số vương quốc Hồi giáo ra đời và mở rộng dần ra toàn vùng Bắc Ấn Độ. Còn miền Nam Ấn Độ, do hoạt động giao thương phát triển mạnh với người Hồi giáo nên văn hóa Hồi giáo cũng xâm nhập mạnh, đồng hóa văn hóa Hindu bản địa, tạo nên các vương quốc Hồi giáo Bahmani và Deccan phát triển phồn thịnh ở miền Nam.

2.1.3. Ấn Độ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX:

Thế kỷ XII và XIII, người Thổ và Pastun xâm chiếm toàn lãnh thổ bắc Ấn lập nên quốc gia Hồi giáo Delhi. Sự thâm nhập của văn hóa Hồi giáo đã dẫn đến sự pha trộn Ấn Hồi trong kiến trúc, âm nhạc, văn học, tín ngưỡng, trang phục và tiếng nói. Thế kỷ XIV, triều Delhi sụp đổ bởi sự tấn công của người Tur- Mông cổ. Nhưng những kẻ xâm lược chỉ tiến vào tàn phá Delhi rồi rút đi. Thế kỷ XVI, Babur, một hậu duệ cuả người Timur và Mông Cổ đánh chiếm Ấn Độ lập nên đế chế Môgul, tồn tại hơn 200 năm. Vào năm 1600, triều Môgul thống trị gần hết tiểu lục địa Ấn Độ và diệt vong vào năm 1857, do thất bại trong phong trào khởi nghĩa Ấn Độ. Triều Môgul, mặc dù là một triều đại Hồi giáo, nhưng đã có những chính sách xoa dịu người Ấn Độ theo Ấn độ giáo, hội nhập với văn hóa Ấn Độ nên tồn tại khá lâu và là một vương triều giầu có. Các vị vua sau cùng của triều Môgul không thi hành tốt chính sách này, áp chế người Ấn Độ giáo theo Hồi giáo nên cuối cùng đã dẫn đến sụp đổ. Sau triều đại Môgul, tại Ấn Độ nhiều thế lực cát cứ nổi lên lập vương quốc riêng, trong đó mạnh nhất là đế chế Maratha chiếm hơn phân nửa tiểu lục địa Ấn Độ. Nhưng đây là đế chế cuối cùng của người Hinđu. Người phương Tây, mở rộng buôn bán với Ấn Độ từ thế kỷ XV và đến lúc này họ trở thành một thế lực mạnh lấn át dần các vương triều. Nổi lên trong các quốc gia phương Tây buôn bán với Ấn Độ có Công ty Đông Ấn. Quân đội của Công ty này đã đánh bại đội quân của các vương triều, giành quyển tự do buôn bán ở nhiều khu vực. Kết quả, vào năm 1857, Công ty Đông Ấn kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ, sau khi đánh bại Khởi nghĩa Ấn Độ. Sau sự kiện này, Công ty Đông Ấn trao quyền kiểm soát Ấn Độ cho nhà nước Anh. Ấn Độ trở thành một thuộc địa của nước Anh. Dưới sự cai trị của người Anh, Ấn Độ từng nhiều lần bị nạn đói hoành hành và bị dịch bệnh, với hàng chục triệu người chết. Năm 1947, nước Anh đã trao trả độc lập cho Ấn Độ sau những cuộc đấu tranh rộng rãi của người Ấn dưới sự lãnh đạo của Mohadas Karamchamd Gandhi

1.2. Các tư tưởng tôn giáo Ấn Độ:

1.2.1. Bộ Vệ đà (Veda) và đạo Rig Veda:

– Vệ đà là bộ sách chứa hiểu biết của người Aryen. Về năm ra đời của Vệ đà người ta còn tranh cãi. Người Aryen cho rằng nội dung của Vệ đà là do Phạm Thiên (tức Đấng tối cao – Đấng sáng tạo)) mạc khải. Bộ Vệ đà có 4 cuốn : Rig Veda, Yajur Veda, Sama Veda, Arthava Veda. Cổ nhất và quan yếu nhất là Rig Veda, chứa đựng những bài ca tụng thần thánh của người Arya. Có thể ví như KinhThi trong tư tưởng Trung Quốc. Yajur Veda là những bài đọc lúc tế tự. Sama Veda là những thánh vịnh. Còn Arthava Veda là của tác giả có tên là Arthava. Ngoài bốn bộ kinh điển trên thì Vệ đà còn có các phụ lục khác như Mantra, Brahmana, Sutra và đặc biệt là bộ Upanishsad (Vedanda hay Áo nghĩa thư). Nội dung của Vệ đà phần nhiều nặng về tán tụng những hiện tượng thiên nhiên và thần thánh với tinh thần khát vọng thoát tục.

– Rig Veda là thần điển quan trọng nhất bộ Veda. Nó là cột trụ của tư tưởng Ấn Độ thời thái cổ. Tôn giáo đầu tiên lấy nó là xương sống, nên gọi là tôn giáo Rig Veda. Các chủ điểm tư tưởng của đạo Rig Veda:

+ Đa thần giáo. Các thần can thiệp vào vận hành của vũ trụ và vào sinh hoạt xã hội. Các thần đều được đặt tên, có tôn ti, được tế tự chu đáo.

+ Quan niệm thần linh, vũ trụ, nhân sinh dính với nhau mật thiết.

+ Trong các thần, có thần Purusa là thần tự sinh và sinh ra các thần khác, tạo ra vũ trụ và con người, sáng tạo ra các nghi lễ tế tự. Vì vậy, xét về thần học lý thuyết thì Rig Veda là độc thần giáo

+ “Áo nghĩa thư” (Upanishsad) là sách giải thích nghĩa cao siêu và mục đích của thánh kinh Vệ đà. Tư tưởng chính của Áo nghĩa thư là : a. Vũ trụ có chung một nguyên lực sáng tạo, hay một bản thể tuyệt đối, đó là Brahman. Brahman là đại ngã, là chân lý tuyệt đối, Tự ngã – ta – cũng là một Brahman, nhưng gọi là Atman. Brahman là Atman, cũng có nghĩa là mọi linh hồn đều hợp nhất với nhau trong một chủ thể sáng tạo thế giới vạn vật, và mỗi cá thể là một biểu hiện của Đại ngã. Sự đồng nhất giữa tiểu ngã Atman và đại ngã Brahman được gọi là “Advaita” – bất nhị; b. Hồn con người luân hồi trong vũ trụ, quá trình luân hồi nhiều kiếp là quá trình để con người tiến tới giác ngộ chân lý. Khi con người giác ngộ chân lý thì Atman sẽ nhập vào Brahman, tức được giải thoát. Áo nghĩa thư có 13 quyển. Tư tưởng lạc quan trong Áo nghĩa thư kêu gọi người ta tự giải phóng, vượt thoát vòng luân hồi có ảnh hưởng quyết định đến Phật giáo và mọi dòng tư tưởng đề cao ý chí tự do, tự quyết từ thời cổ đại cho đến thời Gandhi và Tagore ở thế kỷ 20.

1.2.2. Bà-la-môn giáo:

Người Aryan sau một thời gian đồng hóa với người bản xứ Dravilien thì sinh sôi nảy nở đông đúc trên đất Ấn Độ, sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Dân cư phân chia thành 4 đẳng cấp chính : Brahmana, Ksatriya, Vaisya, Sudra. Hạng người không thuộc giai cấp nào thì gọi là Parias. Đẳng cấp thứ nhất (Brahmana, còn gọi Bà la môn) được coi là thánh sống chuyên lo tế tự và lãnh đạo xã hội. Đẳng cấp thứ hai (Ksatriya) là giới hoàng tộc. Giới thứ ba (Vaisya) là giới thứ dân, gồm nông dân, thợ thuyền. Giới thứ tư (Sudra) gồm những người nô lệ.

Xã hội phân chia giai cấp đầu tiên, xã hội nô lệ của Ấn Độ đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển Ba la môn giáo trên cơ sở đạo Rig Veda. Chủ điểm tư tưởng :

– Các thần được coi là hữu thể duy nhất có nhiều tên. Hữu thể đó là Brahma, là siêu việt, bất tử. Brahma là đại hồn, còn vạn vật là những mảnh hồn. Mục đích của đời người là phải tu niệm, thoát vòng luân hồi để sau cùng trở về Brahma.

– Khác với Rig Veda giáo coi tế lễ là phương tiện để người tiếp xúc thần linh thì Bà la môn giáo đề cao tế lễ như mục đích. Ví theo tư tưởng Bà la môn, con người có quan hệ mật thiết với vũ trụ, và phải phỏng theo, bắt chước điều lý, hòa điệu với vũ trụ qua nghi thức của lễ. Lễ là để nuôi sức sống không những cá nhân mà còn cả sức sống đại đồng vũ trụ. Lễ là điều kiện sinh sống cho chúng sinh. Vì vậy những người chuyên giỏi về hành lễ (Bà la môn) được đề cao trong xã hội. Các lễ sư dần trở thành một giai cấp thống trị nô lệ dưới hình thức tế tự. Nghi lễ tôn giáo Bà la môn càng về sau càng phức tạp, rình rang. Việc tế tự ban đầu là một phương tiện tán tụng và cầu xin thần linh dần dần biến thành quyền năng ma thuật. Đó là những lý do khiến tôn giáo này dần dần mất vị thế độc tôn, bị thay thế bởi những tôn giáo cải cách như Phật giáo, Jaina giáo, Ấn độ giáo

1.2.3. Ấn độ giáo (đạo Hin-du): còn gọi là Tân Bà la môn giáo vì nó thoát thai từ Bà la môn giáo và Rig Veda. Được cho là ra đời trong khoảng đầu thế kỷ IX trước CN, nhưng đến thế kỷ XII mới thấy sắc thái rõ rệt.

– Ấn độ giáo tôn thờ thần Visnu, là thần Hộ mệnh, bảo vệ sự sống. Ngoài Visnu, Ấn giáo còn tôn sùng nhiều vị thần khác từng có trong đạo Rig Veda và Bà la môn giáo

– Các thánh kinh của Ấn giáo là Mahabahrata, Ramayâna, Tantras….Người Ấn giáo nhấn mạnh thuyết Nghiệp quả (karma), truyền thống Vedanta (khát vọng thoát tục để đạt tới tự do tâm linh, quay trở về với Brahman) và Trực giác (là trí năng tiềm tàng ở đáy sâu tâm thức, vượt mọi luận lý và tri giác tương đối, thân cận với thực tại tuyệt đối hơn hết mọi loại tri thức khác). Nhà tư tưởng Radhakrishnan phát triển tư tưởng Ấn giáo, cho rằng cái gì có khả năng hòa đồng, hợp nhất là chân chính, vì thực tại là nhất thể. Tuy hiện tượng là đa dạng, đa đoan, nhưng bản chất vũ trụ là duy nhất. Mọi khuynh hướng chia rẽ nhân loại như kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo … đều phát sinh từ tư tưởng độc đoán, độc tôn dẫn đến độc tài, sai lầm. Con người cần phải hướng tới tinh thần từ bi, hỉ xả, tình nhân loại.

– Giáo sĩ đóng vai trò lãnh đạo cộng đồng Ấn giáo là Gourous. Ngoài các Gourous còn có nhiều hình thức tu hành khác như : ẩn sĩ, khổ tu, phù thủy, faki, yoga…

1.2.4. Jaina giáo (còn gọi Kỳ na giáo):

– Là tôn giáo do Mahavira (khoảng 549 – 477 TCN) sáng lập, là người cùng thời với Phật Thích ca, thuộc đẳng cấp Ksatriya. Ông lập gia đình sớm, nhưng 30 tuổi từ bỏ gia đình và của cải đi tìm chân lý. Ông tu trì khổ hạnh, đi hành khất. Ông tạo được uy tín ở vùng Bengale trong 16 năm bằng những lối tu khắc nghiệt, được nhiều người tin theo.

– Chủ điểm tư tưởng của Mahavira, cũng là của Jaina giáo :

+ Việc tìm hiểu Brahman, cố gắng nhập về với Brahman là vô ích. Brahman không phải là vị thần sáng lập vũ trụ, vũ trụ tự hữu.

+ Chân lý được mạc khải bởi những Jainas, là những người đã thoát ngoài luật nhân quả, luật luân hồi, lập thành một giới đặc biệt là giới thánh nhân (Arahat)

+ Đề cao tự tử, coi tự tử là cái chết đạo hạnh không có gì sánh kịp. Vì theo Mahavira, linh hồn bất tử (Jiva) tồn tại song hành với vật thể trong bản thân nặng nề nghiệp quả của mỗi người. Muốn giải thoát, phải tìm phương thức khổ hạnh, ép xác để linh hồn không bị ô nhiễm vì thân nghiệp (karma), thoát vòng vật dục.

+ Hành vi cá nhân, những việc làm hại người sẽ tạo nên Nghiệp dữ. Lý tưởng sống ở đời là làm việc thiện, giải thoát khỏi Nghiệp. Con đường giải thoát gồm 14 chặng. Muốn nhập đạo, bước đầu phải diệt trừ vô minh để tiến tớn những bước giải trừ dần những nghiệp lực tạo ác căn. Phải phát đại nguyện từ bỏ bạo lực, không trộm cắp, không hoang dâm, không tham giữ của cải tư hữu. Cuối cùng khi bước sang diệt hóa để vào cõi chết, bậc giác ngộ đã gột sạch mọi nghiệp ác.

Hiện nay, các tín đồ Kỳ na giáo, sống qui tụ ở Gurajat và tây Rajasthan, Ấn độ, vẫn một mực tuân thủ 14 bước giải nghiệp của Mahavira. Họ ăn chay trường, tuyệt thực định kỳ, đi khất thực, từ bỏ mọi sở hữu, tránh làm chết dù một con côn trùng nhỏ và thực hiện tôn chỉ Bất bạo động, thường tham gia các phong trào chống chiến tranh, chống bạo lực…

1.2.5. Phật giáo :

– Do Siddhartha Gautama (Tất đạt đa Cồ đàm) (563 – 483 TCN) sáng lập[8]. Ông sinh ra trong gia đình vương hầu, sống trong nhung lụa, được giáo dục văn võ song toàn. Lấy vợ sớm năm 16 tuổi, có một con trai. Nhưng năm 29 tuổi, rời bỏ gia đình và cuộc sống vương giả, đi vào con đường tu hành do muốn tìm con đường thoát khổ cho chúng sinh. Ông đã theo tu với nhiều phái, phái Yoga (Du già) và Jaina giáo (Kỳ na giáo), đã ngồi thiền ở mức siêu đẳng, chịu khổ hạnh đến gần chết, nhưng chẳng đi đến đâu. Cuối cùng ông nghĩ ra con đường “trung đạo”, giữa hai nẻo cực đoan “hưởng lạc” và “kiết xác”. Vì cho rằng thân tâm phải quân bình thì mới đạt được trạng thái an lạc, mới có thể sáng suốt nhìn ra chân lý. Ông một mình ngồi thiền dưới một cây bồ đề suốt bẩy tuần lễ cho đến khi ngộ đạo. Năm đó ông 35 tuổi. Sau khi trở thành Phật , ông đi thuyết pháp khắp đất nước Ấn độ, giảng giải con đường thoát khỏi mọi nỗi khổ cho chúng sinh. Năm 80 tuổi ông mất. Những lời giảng của ông sau này đã được các đệ tử của ông ghi chép thành kinh Phật.