Giá trị cốt lõi của con người là gì năm 2024

Một anh bạn khoe vừa xây xong bộ giá trị cốt lõi dựa trên 4 chữ cái đầu tiên của tên công ty anh ấy. Tôi hỏi giá trị cốt lõi này từ đâu mà anh có? Anh ấy nói rằng nghĩ cả ngày mới ra được, vì phải tra từ điển của 4 chữ cái và suy ra 4 giá trị cốt lõi…

Tôi nghĩ, không phải riêng anh bạn tôi mà có tương đối nhiều các chủ doanh nghiệp thường không quan tâm đến văn hóa giá trị cốt lõi, họ chỉ làm cho đủ bộ Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi để cho có với đời với người. John C.Maxwell cũng từng khẳng định rằng: “Văn hóa quan trọng hơn gấp 10 lần sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp.” Văn hóa sẽ nuôi dưỡng sứ mệnh doanh nghiệp, ăn sâu vào lời nói hành vi của từng nhân viên và đi cùng họ trong suốt thời gian làm việc thậm chí cả cuộc đời.

Giá trị cốt lõi phải xuất phát từ chính người chủ doanh nghiệp, từ tố chất, tính cách và thái độ. Đó là điểm mạnh là core value của người sáng lập và chỉ có những ai có cùng hệ giá trị mới có thể tồn tại lâu dài cùng doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi còn là tấm “biển nhắc nhở” tuyệt đối không được bất cứ ai vi phạm đi ngược lại những giá trị ấy.

Công ty Fujita có một hợp đồng ở Chicago ở Mỹ giao 3 triệu thìa và nĩa vào ngày 1/9. Không may là quá trình sản xuất bị truc trặc, nên họ hoàn thành đơn hàng này vào ngày 31/8, tức chỉ còn 1 ngày đến thời điểm giao hàng. Vì nếu giao trễ thì sẽ liên quan đến nhiều tổn thất của khách hàng, đồng thời vi phạm vào một trong những giá trị cốt lõi của họ là “nhanh chóng”. Vì thế Fujita quyết định thuê 1 chiếc máy bay Boeing giao hàng cho đối tác đúng thời hạn. Việc này gây tổn thất doanh thu cho Fujita rất nhiều, nhưng Fujita đã quyết định “cắt máu” mình để giữ cam kết vì nó liên quan đến giá trị cốt lõi của mình đồng thời cũng gây thiệt hại cho khách hàng.

Một câu chuyện khác về Toyota tôi có đọc đâu đó khiến tôi nhớ mãi. Vào một ngày mưa to tại Chicago, khi cần gạt nước của chiếc xe Toyota của 1 người đàn ông bị hỏng, anh ta phải dừng và đậu xe bên đường chờ mưa tạnh mới tiếp tục hành trình. Bất ngờ có một cụ già tiến lại sửa cần gạt nước và không yêu cầu thêm thứ gì. Người đàn ông thắc mắc hỏi: “Cụ là ai, sao lại làm như vậy?” Cụ đáp: “Tôi chính là nhân viên đã về hưu của Toyota, khi nhìn thấy xe của công ty mình bị hỏng, tôi biết mình có nghĩa vụ phải sửa chữa nó”. Sửa xong, người đàn ông muốn bồi dưỡng chút tiền cho cụ, nhưng cụ kiên quyết từ chối và rời đi ngay sau đó. Điều này khiến người đàn ông càng cảm phục trước giá trị cốt lõi mà Toyota hướng đến cộng đồng. Đặc biệt là sức mạnh của sứ mệnh và văn hóa Toyota đã khắc sâu đến từng tế bào của mỗi nhân viên. Từ đó họ xem công việc của công ty chính là sứ mệnh của bản thân và có trách nhiệm thực thi trong mọi hoàn cảnh.

Vì vậy hãy nghiêm túc ngồi lại xây dựng bộ văn hóa giá trị cốt lõi, lên kế hoạch truyền thông cả trong và ngoài doanh nghiệp, rồi nuôi dưỡng và biến nó thành hành vi của toàn bộ nhân viên để trở thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bạn.

Giá trị cốt lõi là yếu tố quan trọng quyết định chiến lược phát triển cũng như mang nhiều ý nghĩa to lớn đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết trên quý doanh nghiệp đã có thêm những kiến thức bổ ích và sẵn sàng xây dựng bộ giá trị cốt lõi chất lượng. Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ 1C Việt Nam để được hỗ trợ.

Trong cuộc sống, chúng ta thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, mối quan hệ, và nhiều yếu tố khác, đôi khi khiến chúng ta mất đi khả năng nhận biết giá trị thực sự của bản thân. Trên hành trình tự nhận thức và đi sâu khám khá để thấu chính mình, có khi vô tình bắt gặp những câu hỏi, những trải nghiệm khiến mình rút ra được những bài học sâu sắc.

Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị cốt lõi của bản thân là gì? Nếu chưa hãy cùng mình tìm hiểu bởi điều này thực sự vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta.

Giá trị cốt lõi của bản thân là gì?

Theo mình hiểu, Giá trị cốt lõi của bản thân (còn gọi là Core Value) là những thứ xác định và định nghĩa bạn là ai? Bạn là người như thế nào? cho biết điều gì có ý nghĩa đối với bản thân bạn, là nền móng vững chắc cho mọi quyết định và hành động trong cuộc sống của bạn.

Những cách giúp bạn xác định giá trị cốt lõi của bản thân

Tìm hiểu về giá trị cốt lõi của mình không chỉ là việc tự nhận biết, mà còn là một hành trình sâu sắc đến khám phá bản thân. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thấu hiểu sâu hơn về những gì thực sự là quan trọng đối với chúng ta, những gì làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc.

Sau đây là những cách bạn có thể tìm ra giá trị cốt lõi của bản thân:

Liệt kê những điều bạn đánh giá cao từ những người bạn ngưỡng mộ và yêu mến

Bạn đã từng lấy ai làm động lực, Role Model trong cuộc sống của bạn?

Đừng làm ngơ điều này, bởi cách bạn ngưỡng mộ hay yêu mến một người cho thấy ở người đó có những giá trị mà bạn muốn theo đuổi.

Bản thân mình có trải nghiệm được sống chung và gặp gỡ nhiều người ở độ tuổi 20. Ở mỗi người, mình luôn đánh giá những mặt tích cực của mỗi người và thậm chí in sâu những điểm tốt khi nhớ về người đó.

Chẳng hạn:

  • Mình yêu mến cô giáo người Nhật của mình bởi Trí tuệ và sự Giản dị của cô.
  • Mình ngưỡng mộ chị Linh Phan về sức ảnh hưởng trong lĩnh vực Viết lách và cuộc sống Tự do của chi ấy.
  • Mình yêu mến chị sếp hồi mình còn là sinh viên bởi sự Tử tế.

Bạn sẽ nhận ra ở những người bạn yếu mến sẽ có những điểm chung, những giá trị chung. Ở đó, sẽ thể hiện con người thật của bạn.

Qua quá trình Phản Tư

Một cách để khám phá giá trị cốt lõi của bản thân là dành thời gian để tự quan sát và phân tích những trải nghiệm của riêng bạn còn được gọi là Phản tư. Bạn cần tập trung để nhìn lại chi tiết những bước ngoặc, những quyết định, những thất bại, những thành công và những bài học…

Hoặc bạn có thể bắt đầu với những câu tự vấn như:

  • Đâu là điều quan trọng nhất với bạn trong cuộc sống?
  • Những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc?
  • Những gì khiến bạn cảm thấy được truyền động lực?
  • Bạn cảm thấy như thế nào về việc giúp đỡ người khác?
  • Hình mẫu bạn hướng đến như thế nào?
  • Khi chọn một công việc, bạn ưu tiên điều gì nhất? Mức lương/ Địa vị/ Sự phát triển của bản thân/ Sự cống hiến cho xã hội…

Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn khai phá và hiểu rõ hơn về những gì thực sự quan trọng với bản thân.

Tham khảo từ những nguồn gợi ý

Bạn có thể tham khảo danh sách năm trăm giá trị cốt lõi từ trang Threads Culture. Chọn ra 10 giá trị trong số 500 giá trị. Hãy chú ý đến những giá trị mà bạn cảm thấy gắn bó và có ý nghĩa nhất. Đây là một hành trình tìm hiểu và sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn. Thế nên nếu bạn chưa thật sự có câu trả lời, hãy dành thời gian cho bản thân nhé.

Sau 10 giá trị sẽ rút xuống còn 5 giá trị sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Với riêng mình, sau một quá trình Phản tư đã xác định được 5 giá trị cốt lõi của bản thân sau đây:

Wisdom (Trí Tuệ)

Trí tuệ không chỉ là kiến thức và thông tin, mà còn là khả năng áp dụng và sáng tạo từ những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. Sự sáng suốt và khả năng suy nghĩ linh hoạt giúp định hình ý kiến, đưa ra quyết định và tạo ra giá trị trong mọi tình huống.

Love (Tình Yêu Thương)

Có cơ duyên đến với Phật Pháp, bài học lớn nhất mình nhận được đó chính là Tình yêu thương. Tình yêu thương là nguồn năng lượng vô hạn, là khả năng lắng nghe, hiểu và chia sẻ cảm xúc; cảm thông và bao dung với mọi người xung quanh. Yêu thương không chỉ là sự quan tâm và sẻ chia, mà còn là sức mạnh tạo ra sự kết nối và hỗ trợ giữa con người. Thực tế, yêu thương ai đó là một điều vô cùng khó hơn lời ta nói rất nhiều. Đôi khi, chúng ta không yêu thương đối phương như chúng ta nghĩ. Chỉ cần một lỗi lầm, có thể đã đẩy người đó ra xa.

Mình luôn đề cao và thực hành tình yêu thương trong cuộc sống. Mình tin rằng khi chúng ta sống với lòng yêu thương, chúng ta tạo ra một môi trường đầy sức sống và ý nghĩa, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và đáng sống hơn.

Freedom (Sự Tự Do)

Mình cảm thấy may mắn bởi bố mẹ luôn cho mình quyền tự do quyết định mọi việc. Chính điều này khiến mình cảm thấy luôn có trách nhiệm với bản thân nhưng ở đó có sự thoải mái. Quyết định chọn trường, công việc, hay những quyết định quan trọng khác…Giá trị “Tự do” cũng được thể hiện ở quyết định mình làm một công việc tự do thay vì công việc văn phòng dưới sự kiểm soát của ai đó, mình không quá quan tâm đến đánh giá của người khác… Mình có quyền lựa chọn những lựa chọn và hành động theo ý muốn, có cơ hội để phát triển bản thân, theo đuổi đam mê và tạo ra ý nghĩa trong cuộc sống. Tự do với mình ý nghĩa hơn cả đó còn là trạng thái tinh thần thoát khỏi sự ham muốn, sở hữu trong đời sống.

Sincerity (Sự Chân Thành)

Sự chân thành không chỉ là việc nói lời chân thành, mà còn là việc hành động theo đúng những giá trị và ý định của mình. Mình luôn đưa ra mọi điều một cách trung thực và thành thật, thích sự thẳng thắn, không giấu diếm, không giả tạo. Sự chân thành giúp mình tạo ra mối quan hệ sâu sắc với người khác, xây dựng niềm tin và sự tôn trọng.

Gratitude (Lòng Biết Ơn)

Mình luôn nhìn nhận và đánh giá cao những điều tốt đẹp mà người khác giúp mình, biết ơn những biến cố giúp mình trưởng thành hơn, biết ơn những điều tốt lành mà cuộc sống đã mang lại. Với những ai từng giúp đỡ mình, mình sẽ luôn ghi nhớ, cảm ơn, biết ơn và mong muốn được trả ơn nghĩa đó. Mình ý thức rằng mình cần sống tốt hơn và chia sẻ đến nhiều người khác như một cách báo đáp. Mình trân trọng những gì mình đang có.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng giá trị cốt lõi của bạn không phải là một điều cố định mà có thể thay đổi theo thời gian và trải nghiệm. Điều quan trọng là luôn giữ tâm trạng mở để tiếp tục khám phá và phát triển bản thân theo hướng tích cực.

Việc tự xem xét tìm những giá trị cốt lõi là như một cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa với bản thân giúp bạn có cơ hội khám phá những khao khát mới, những giá trị mới mà bạn đang tìm kiếm trong cuộc sống. Là một bước đệm để bạn định hình cuộc sống rõ ràng.

Hy vọng với những trải nghiệm và chia sẻ của mình trên đây, bạn sẽ tìm ra được những giá trị cốt lõi của bản thân để tiến đến một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.❤

Giá trị cốt lõi của bản thân là gì?

“Giá trị cốt lõi của bản thân” là gì? Có thể nói rằng giá trị cốt lõi của bản thân là những thứ định nghĩa con người bạn, cho biết điều gì có ý nghĩa đối với bản thân bạn, định hướng cho những quyết định và hành động trong cuộc sống của bạn.

Ví dụ về giá trị cốt lõi là gì?

Các giá trị cốt lõi cho biết tổ chức, cá nhân đó mang những nét đặc trưng như thế nào (ví dụ: nhanh chóng, chuyên nghiệp, tin cậy,…) hoặc phương châm kinh doanh của họ ra sao (ví dụ: lấy khách hàng là trọng tâm, khách hàng là thượng đế,…)

Theo đoạn trích giá trị cốt lõi của con người Việt Nam thời kì đổi mới là gì?

Giải chi tiết: Theo đoạn trích, giá trị cốt lõi của con người Việt Nam trong thời kì đổi mới là yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo.

Giá trị có sẵn của bản thân là gì?

Giá trị của bản thân là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông.