Phí chậm thanh toán thẻ tín dụng là gì năm 2024

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN có thể hiểu thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Hiểu đơn giản thì sử dụng thẻ tín dụng là việc bạn đang sử dụng tiền của ngân hàng để chi tiêu và phải hoàn trả lại cho ngân hàng vào thời hạn đã cam kết.

Tại Điều 13 Thông tư 19/2016/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN có quy định:

Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ
1. Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau:
...
g. Thỏa thuận về việc cấp tín dụng cho chủ thẻ, bao gồm: Các hạn mức và sự thay đổi hạn mức sử dụng thẻ, bao gồm cả hạn mức thấu chi (đối với thẻ ghi nợ) và hạn mức tín dụng; lãi suất, phương thức tính lãi tiền vay, thứ tự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay (đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được thấu chi); thời hạn cấp tín dụng, mục đích vay, thời hạn trả nợ, mức trả nợ tối thiểu, phương thức trả nợ, phí phạt khoản nợ quá hạn (nếu có). Thỏa thuận về việc cấp tín dụng cho chủ thẻ có thể được nêu trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ hoặc tại văn bản thỏa thuận riêng;
...

Phí dịch vụ thẻ quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2016/TT-NHNN như sau:

Phí dịch vụ thẻ
1. Chỉ TCPHT được thu phí của chủ thẻ. TCPHT thu phí theo Biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình và không được thu thêm bất kỳ loại phí nào ngoài Biểu phí đã công bố. Biểu phí dịch vụ thẻ phải nêu rõ các loại phí, mức phí áp dụng cho từng loại thẻ và dịch vụ thẻ. Biểu phí dịch vụ thẻ của TCPHT phải phù hợp với quy định của pháp luật, được niêm yết công khai và phải cung cấp cho chủ thẻ trước khi sử dụng và khi có sự thay đổi. Các hình thức thông báo và cung cấp thông tin về phí cho chủ thẻ phải được quy định cụ thể trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ. Thời gian từ khi thông báo đến khi áp dụng các thay đổi về phí tối thiểu là 07 ngày và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.

Như vậy, khi mở thẻ tín dụng thì trong hợp đồng phát hành thẻ sẽ có điều khoản về lãi suất và phí phạt khoản nợ quá hạn (nếu có). Thông thường hiện nay các tổ chức phát hành thẻ thường quy định khoản phí phạt khoản nợ quá hạn. Do đó, khi chậm toán thẻ tín dụng dù 1 ngày thì bạn cũng phải chịu phạt phí trả chậm và lãi suất tương ứng.

Tóm lại, khi chậm thanh toán thẻ tín dụng thì khách hàng sẽ phải chịu phạt phí trả chậm và lãi suất tương ứng theo như thỏa thuận tại hợp đồng phát hành thẻ và biểu phí mà tổ chức phát hành thẻ đã công bố.

Phí chậm thanh toán thẻ tín dụng là gì năm 2024

Chậm thanh toán thẻ tín dụng bị phạt như thế nào? Thẻ tín dụng có hạn mức như thế nào theo quy định pháp luật?

Thẻ tín dụng có hạn mức như thế nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN thì thẻ tín dụng có hạn mức như sau:

Tổ chức phát hành thẻ thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật.

Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày.

Thẻ tín dụng bị từ chối thanh toán trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Thông tư 19/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN và Thông tư 17/2021/TT-NHNN thì thẻ tín dụng nói riêng và thẻ ngân hàng nói chung có thể bị từ chối trong các trường hợp sau:

(1) Tổ chức phát hành thẻ (TCPHT), Tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT), Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) phải từ chối thanh toán thẻ trong các trường hợp sau:

- Sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch thẻ bị cấm theo quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2016/TT-NHNN;

- Thẻ đã được chủ thẻ thông báo bị mất;

- Thẻ hết hạn sử dụng;

- Thẻ bị khóa.

(2) TCPHT, TCTTT, ĐVCNT có thể từ chối thanh toán thẻ khi có nghi ngờ về tính trung thực, mục đích giao dịch của chủ thẻ theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

(3) TCPHT, TCTTT, ĐVCNT được từ chối thanh toán thẻ theo thỏa thuận trong các trường hợp sau:

- Số dư tài khoản thanh toán, hạn mức tín dụng hoặc hạn mức thấu chi còn lại (nếu có) không đủ chi trả khoản thanh toán;

- Chủ thẻ vi phạm các quy định của TCPHT trong các thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT mà theo đó thẻ bị từ chối thanh toán.

Thanh toán thẻ tín dụng chậm có bị nợ xấu không? Đây chính là câu hỏi được rất nhiều khách hàng lần đầu sử dụng băn khoăn. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay nhé!

Phí chậm thanh toán thẻ tín dụng là gì năm 2024

Ngày nay, thẻ tín dụng đã không còn quá xa lạ đối với mọi người, nhưng việc tìm hiểu thông tin chưa đủ hoặc thiếu có thể để lại những hậu quả ảnh hưởng gián tiếp đến những khoản vay tiếp theo. Một trong những nguyên nhân phổ biến là việc thanh toán thẻ tín dụng chậm.Từ đó dẫn đến câu hỏi là “Liệu trả chậm thẻ tín dụng có bị nợ xấu hay không?” và câu trả lời là có. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc chúng ta rơi vào nợ xấu và cách phòng tránh hiệu quả. Hãy cùng theo dõi bài viết này để có được những thông tin một cách chi tiết và chính xác nhất và cũng là câu trả lời hoàn chỉnh cho câu “Nợ xấu thanh toán chậm” có phải là dấu chấm hết đối với khách hàng.

Thẻ tín dụng là gì? Hướng dẫn làm thẻ tín dụng mới nhất

Nợ xấu thanh toán thẻ tín dụng là gì?

Nợ xấu thẻ tín dụng là trường hợp khách hàng dùng thẻ tín dụng hoặc số tiền trong thẻ tín dụng để chi tiêu sử dụng theo nhu cầu của bản thân nhưng đến hạn thanh toán thì mất khả năng thanh toán hoặc phát sinh các tình huống bất ngờ dẫn đến không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn theo quy định ký kết trên hợp đồng.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không thể thanh toán đúng hạn,dưới đây là một số nguyên nhân khách hàng có thể gặp phải nếu đang sử dụng thẻ tín dụng:

Yếu tố chủ quan:

  • Không có một kế hoạch trả nợ phù hợp, sử dụng tiền vay một cách “vô tội vạ” dẫn đến việc khách hàng mất hoàn toàn khả năng thanh toán khi đến kỳ hạn thanh toán với Ngân hàng.
  • Không chú ý, theo dõi thời gian thanh toán khoản vay, dẫn đến tình trạng không chuẩn bị tiền kịp thời, quên mất thời gian phải trả, kéo dài và kết quả là rơi vào nợ xấu
  • Bạn bè, người thân sử dụng danh nghĩa của bạn để vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay khi đến hạn dẫn đến nợ xấu. Trong tình huống này đương nhiên người chịu trách nhiệm về khoản vay là bạn

Yếu tố khách quan:

  • Gặp phải các rủi ro khi đến kỳ hạn thanh toán như tai nạn, bệnh tật,…
  • Đi công tác xa hoặc có một số công việc đột xuất, tại thời điểm đó và không có bất kì phương thức thanh toán khả dụng nào
  • Đầu tư tiền vào các dự án kinh doanh, tuy nhiên khi đến kỳ hạn thanh toán không thể rút tiền ra để trả nợ theo dự kiến ban đầu, khoản nợ kéo dài và dẫn đến nợ xấu
  • Lỗi kỹ thuật của hệ thống trong lúc thanh toán khoản nợ, khách hàng mặc định đã hoàn tất thanh toán, nhưng trên thực tế khoản nợ vẫn chưa được thanh toán do phát sinh lỗi trong quá trình giao dịch. Sau vài ngày đơn vị cho vay thông báo khách hàng đã thanh toán trễ hạn và rơi vào nợ xấu

Khách hàng sẽ bị ảnh hưởng gì khi vướng phải nợ xấu ?

Phí phạt quá hạn/Phí trả chậm

Nếu bạn không thanh toán đầy đủ và đúng hạn số tiền tối thiểu phải trả cho ngân hàng thì bạn sẽ bị tính phí phạt quá hạn hay còn được gọi là phí trả chậm. Phí này được các ngân hàng áp dụng tối thiểu là 5%/lần trên tổng số tiền bạn đã sử dụng từ thẻ tín dụng của mình.

Hiện nay, các ngân hàng sẽ để thời gian miễn lãi suất sẽ kéo dài khoảng 45 ngày (tùy chính sách từng ngân hàng), bao gồm thời gian miễn lãi giữa hai chu kỳ thanh toán và thời gian được ân hạn (là khoảng thời gian ngân hàng gia hạn thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán hết số tiền đã ứng của ngân hàng để chi tiêu.

Xem thêm: Các chi phí khi sử dụng thẻ tín dụng

Ảnh hưởng đến các khoản vay trong tương lai

Ngoài việc phải thanh toán các khoản nợ cũng như phí cho ngân hàng thì đồng thời nếu bạn vẫn để tiếp tục xảy ra tình trạng như vậy thì ngân hàng sẽ ghi nhớ tài khoản của bạn. Các khoản nợ này đều sẽ được lưu trữ thông tin tại Trung tâm tín dụng CIC. Vì thế, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, vay tiêu dùng, vay tín dụng… ngân hàng sẽ căn cứ vào thông tin tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC để xác định độ tín nhiệm của khách hàng rồi mới cho vay.

Làm thế nào để tránh nợ xấu?

  • Cần phải kiểm soát được tài chính của bản thân trước khi vay: Suy xét khả năng trả nợ của mình ở mức độ nào để có kế hoạch vay, trả phù hợp.
  • Nhận thức về thời gian thanh toán: Thời gian thanh toán khoản nợ là thời gian mà ngân hàng nhận được tiền, không phải ngày bạn mang tiền đến để nộp. Theo quy định mới nhất của các ngân hàng hiện nay, chỉ cần bạn thanh toán quá hạn 1 ngày cũng sẽ bị liệt vào nhóm nợ xấu. Không những bị liệt vào danh sách nợ xấu mà điểm uy tín chắc chắn sẽ bị hạ thấp và rất khó để vay trong lần tiếp theo.
  • Trường hợp bạn không may mất khả năng chi trả theo đúng hạn vì nhiều lý khác nhau, bạn hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để bàn ra phương án trả nợ tối ưu nhất. Tránh các hình thức trốn nợ cực đoan như không nghe điện thoại từ ngân hàng, chuyển chỗ ở, đe dọa nhân viên ngân hàng,… Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn sau này.

Để xoá nợ xấu chúng ta cần làm gì ?

  • Thanh toán các khoản vay dưới 10 triệu đồng: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán sẽ không xuất hiện trong lịch sử tín dụng. Vì thế, thanh toán những khoản nợ nhỏ sẽ giúp lịch sử tín dụng của bạn “trong sạch” hơn. Khách hàng có thể thanh toán khoản vay dễ dàng và nhanh chóng với Viettel Money.

Thanh toán nợ thẻ tín dụng với Viettel Money – Tạm biệt nợ xấu

  • Đăng ký nhận báo cáo tín dụng: Việc này giúp khách hàng nhận thông báo kịp thời, tránh nợ xấu vì điều này sẽ mất đến 5 năm mới có thể xóa được.

Thông qua bài viết này chúng ta cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi trả chậm có bị nợ xấu không? Hiểu được những khó khăn của khách hàng, ứng dụng Viettel Money đã cho ra mắt tính trả nợ thẻ tín dụng dành cho khách hàng đang gặp vấn đề về việc thanh toán thẻ tín dụng chậm. Chỉ cần vài bước đơn giản chúng ta có thể thanh toán một khoản nợ khổng lồ ở bất kì đâu.

Chậm thanh toán thẻ tín dụng bao lâu thì bị nợ xấu?

Nhận thức về thời gian thanh toán: Thời gian thanh toán khoản nợ là thời gian mà ngân hàng nhận được tiền, không phải ngày bạn mang tiền đến để nộp. Theo quy định mới nhất của các ngân hàng hiện nay, chỉ cần bạn thanh toán quá hạn 1 ngày cũng sẽ bị liệt vào nhóm nợ xấu.

Phí trả chậm thẻ tín dụng là bao nhiêu?

Không phải chịu phí phạt trả chậm và lãi suất quá hạn: Thông thường phí phạt trả chậm sẽ khoảng từ 2% - 5% trên tổng dư nợ. Nếu bạn thanh toán dư nợ tín dụng tối thiểu đúng hạn, bạn sẽ chỉ phải đóng lãi suất 20 - 30% mà không phải đóng phạt nợ.

Phí chậm thanh toán thẻ tín dụng TPBank là gì?

Khoản phí phạt thanh toán chậm của TPBank là 4,4% dư nợ chưa thanh toán, lãi suất sẽ được tính ngay từ khi giao dịch phát sinh cho đến khi khách hàng thanh toán hết khoản nợ.

Hạn thanh toán sao kê thẻ tín dụng là gì?

Ngày đến hạn thanh toán Là ngày cuối cùng bạn cần thanh toán lại cho ngân hàng số tiền đã sử dụng từ thẻ tín dụng để tránh mất phí và lãi suất, được ghi trong Bảng sao kê thẻ tín dụng.