Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là gì

18. Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.

19. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

20. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính.

21. Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể  thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.

22. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

23. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập [Theo quy định ở đoạn 24] để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc [nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được] hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được [nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được].

1. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi các chi phí ước tính cần thiết để tiêu thụ sản phẩm.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá gốc không thay đổi khi ghi nhận ban đầu, sự thay đổi của giá gốc trên thị trường được thể hiện thông qua giá trị thuần có thể thực hiện được.

2. Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra một thành phẩm.

Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho [ giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm,….].

Đối với một công ty sản xuất thì cũng tương tự nhưng phức tạp hơn một chút do đầu vào của nó là nguyên liệu chứ chưa phải thành phẩm.

Một số nhà cung cấp họ có thể chuyển hàng tới tận kho của chúng ta, họ cộng các khoản chi phí như vận chuyển, bảo hiểm, thuế má…vào giá bán chúng ta.

Như vậy giá vốn hàng bán sẽ tính toán cụ thể tùy thuộc vào hợp đồng với nhà cung cấp quy định cụ thể như thế nào.

Như vậy, giá vốn hàng bán không phải là chi phí hoàn thành sản phẩm, nó còn bao gồm các chi phí khác để đưa tới được khách hàng.

3. Lập dự phòng khi giá trị thuần có thể thực được < giá gốc là vì:Yêu cầu của nguyên tắc thận trọngĐảm bảo tính chủ động và ổn định về mặt tài chính

*Xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản

4 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

  • #1

trong phần dự phòng giảm giá hàng tồn kho có giá trị thuần có thể thực hiện dc của hàng tồn kho, mọi người giải thích dùm mình chữ màu đỏ với,

  • #2

Ðề: giá trị thuần có thể thực hiện được ???

trong phần dự phòng giảm giá hàng tồn kho có giá trị thuần có thể thực hiện dc của hàng tồn kho, mọi người giải thích dùm mình chữ màu đỏ với,

Theo VAS 02 thì giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá trị thuần được xác định:

Giá trị thuần có thể thực hiện HTK = Giá bán ước tính của HTK - Chi phí ƯT để hòan thành SP và chi phí ƯT cần thiết cho tiêu thụ hàng TK này.

Việc ước tính giá trị thuần phải dựa trên những bằng chứng tin cậy tại thời điểm kết thúc niên độ.
Khi ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho phải chú ý đến 2 vấn đề sau:
Sự biến động giá cả hàng tồn kho trực tiếp liên quan đến các sự kiện diẽn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, trong trường hợp những sự kiện này được cung cấp những bằng chứng xác nhận về các sự kiện đã có ở thời điểm kết thúc niên độ.
Trường hợp này thuộc phạm vi điều chỉnh của VAS 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm”. Nghĩa là:

- Nếu hàng tồn kho được bán ra càng gần ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thì có thể căn cứ vào giá đã có thể bán được của hàng tồn kho để xác định lại mức dự phòng đã lập. Vì điều này cung cấp bàng chứng tin cậy về việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho vào cuối năm trước.

- Nếu hàng tồn kho được bán ra càng xa ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thì giá bán của hàng tồn kho không được sử dụng để xác định lại mức dự phòng đã lập vì sự thay đổi giá cả chủ yếu là lí do thuộc vè sự thay đổi của thị trường chứ không phải là sự ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho vào cuối năm trước không phù hợp.

Mục đích của việc dữ trữ hàng tồn kho là : nếu hàng tồn kho được dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ thì phải dựa vào giá trị hợp đồng. Nghĩa là mức dự phòng được lập khi giá trị hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc.

May mắn hey!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

  • #3

Ðề: giá trị thuần có thể thực hiện được ???

Tóm tắt để cho dễ nhớ cái đoạn ở bài trên:
Giá trị thuần: hàm nghĩa đã trừ lại các chi phí phải bỏ thêm để có thể bán được.
Có thể thực hiện được: hàm nghĩa phải có bằng chứng [như vd trên là đã có hợp đồng bán hàng]

  • #4

Ðề: giá trị thuần có thể thực hiện được ???

Chi phí ƯT để hòan thành SP và chi phí ƯT cần thiết cho tiêu thụ hàng TK này. có bao gồm chi phí quản lý doan nghiệp ko vậy?cả nhà giúp dùm nha.cần gấp...
thanks!!!!!!!!!!!!!!.

  • #5

Chào các a/c!!
Mọi người giải thích giúp e một số khái niệm. E cảm ơn ạ
- giá trị thuần
- gía gốc [ giá gốc khác giá thành ở điểm nào ạ?]
- chi phí ước tính hoàn thành sản phẩm bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất,..... có đúng ko ạ?

Chủ Đề