Thế nào là 1 môn khoa học

Trong một cuộc tranh luận căng thẳng mới đây giữa hai ông giáo sư [*] già của nền giáo dục Việt Nam về một bộ sách giáo khoa [* – xin lỗi vì tôi không biết ngành của họ], một ông có nói: “Tiếng Việt không phải là một bộ môn khoa học”, tôi khá bất ngờ với phát biểu này, không phải vì ông giáo sư kia phát biểu đúng hay sai, mà tôi cũng chưa thử nghĩ xem: tiếng Việt có phải là một bộ môn khoa học hay không? Đây là một gợi đề khá thú vị.

Lĩnh vực khoa học nói chung phân ra thành hai mảng chính, đó là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên nghiên cứu sự vận động của thế giới tự nhiên qua các vật, sự vật và các hiện tượng – tương tác [vật lý] và biến đổi [hóa học] – nhằm mục đích bảo vệ và đem lại lợi ích cho con người. Khoa học xã hội nghiên cứu các vấn đề của xã hội con người, các yếu tố chi phối đến sự vận hành của xã hội, chi phối mối quan hệ giữa các cá nhân, tập thể và các quốc gia. Giúp con người hiểu nhau và sống chung với nhau hòa bình.

Thế nào là một môn khoa học?
Như ta đều biết, mãi gần đây “Kinh tế học” mới được coi là một ngành khoa học, vì nó nghiên cứu các hiện tượng [sự vận hành] có tính chất quy luật. Ví dụ, nhà nước tăng hay giảm thuế [hoặc lãi suất ngân hàng] thì sẽ ảnh tưởng như thế nào đến xã hội, những chuỗi phản ứng nào sẽ diễn ra trong nền kinh tế… Kinh tế học có thể giải thích được – một cách tương đối – những chuỗi hiện tượng này, và tiên đoán được các kết quả một cách tương đối chính xác.

Vậy thì, ngành nào phân tích rồi phát hiện ra được các vật, sự vật vận động [đối với khoa học tự nhiên] hay vận hành [đối với khoa học xã hội] theo các quy luật, rồi dựa vào các quy luật có thể giải thích được hiện tượng [đứng im, chuyển động, tương tác, bùng nổ] hoặc tiên đoán được kết quả của các hiện tượng, thì đó là một ngành khoa học. Khi dạy ngành đó cho học sinh trong nhà trường, thì môn học đó là một môn khoa học. Kinh tế học thuộc mảng khoa học xã hội.

Bên mảng khoa học tự nhiên, ngành Vật lý nghiên cứu sự vận động của thế giới tự nhiên qua các vật thể, sự vật và sự tương tác giữa chúng [hiện tượng: đứng im, chuyển động, tương tác]. Các quy luật ngành Vật lý phát hiện ra là: thuyết vạn vật hấp dẫn, thuyết tương đối, nguyên lý bất định, nguyên lý loại trừ… Ngành Vật lý thiên văn và Vũ trụ học nghiên cứu vũ trụ, rồi từ đó có thể loại trừ các mối nguy từ các thiên thạch lao đến trái đất. Khoa học xã hội cũng có các [quy] luật như: luật nhân quả, luật lan truyền…

Tiếng Việt có phải là một môn khoa học?
Tiếng Việt là gì? Tiếng Việt là một hệ thống âm thanh do người Việt sáng tạo ra – từ việc quy ước âm với nghĩa – trong quá trình sống và lao động. Ban đầu tiếng Việt chưa có chữ viết, sau rồi mượn chữ Hán để viết – mã hóa âm lên thanh tre. Chữ Hán có đặc điểm là mỗi một chữ tương ứng với một âm. Về sau người Việt sáng tạo ra chữ Nôm để viết theo cách của riêng mình. Với chữ Nôm, mỗi chữ cũng tương ứng với một âm. Hai loại chữ Hán và Nôm là hệ chữ tượng hình – hình chữ nhang nhác giống vật mà nó mô tả [nghĩa của chữ].

Đến thế kỷ 19, người Việt bỏ cả chữ Hán và chữ Nôm chuyển sang sử dụng chữ Quốc Ngữ. Tức bỏ hệ chữ tượng hình mà dùng hệ chữ Latin, hệ chữ mã hóa âm bằng các chữ cái. Bảng chữ cái tiếng Việt có tống số 40 chữ cái, tính cả phụ âm ghép. Với chữ Quốc Ngữ, thì mỗi âm mã hóa bằng một từ – do một hoặc nhiều chữ cái và các dấu ghép lại. Một chữ tiếng Hán tương ứng với một từ của chữ Quốc Ngữ. Tiếng Hán nhiều âm đọc như nhau [đồng âm] nhưng viết khác nhau, tùy vào cách viết mới dịch được ra nghĩa. Tiếng Việt thì cứ đọc như nhau thì sẽ viết như nhau, tùy vào các từ xung quanh và ngữ cảnh mà dịch nghĩa.

Trẻ em sinh ra ban đầu chưa biết nói [tiếng], chưa biết cả chữ. Sau này, thấy người lớn nói thì học theo để nói, chứ vẫn chưa biết viết [chữ]. Đến lúc sáu tuổi, các em đi học vào lớp một, nhà trường và cô giáo mới dạy cho các em một môn, gọi là môn Tiếng Việt. Môn này phải giải quyết được các việc như: dạy các em viết được các từ mà các em đã nói được; dạy các em biết thêm các từ [âm] mới – bao gồm cả đọc, viết và hiểu nghĩa của chúng; dạy các em đọc hiểu các bài thơ, ca, văn, phú và dạy các em làm được các bài thơ, ca, văn, phú.

Tiếng Việt khó nhất ở điểm nào?
Tiếng Việt không phải khó ở việc phát âm hay số lượng khủng khiếp các đại từ nhân xưng, mà điểm khủng khiếp nhất của tiếng Việt là “các biện pháp tu từ”. Đây cũng chính là điểm tôi chứng minh tiếng Việt là một môn khoa học, để phản bác nhận định của ông giáo sư bên trên. Tôi tin, bây giờ mà hỏi thì sẽ có nhiều người [lớn] Việt Nam không trả lời được câu hỏi: “Các biện pháp tu từ là gì?”, dù hàng ngày đôi khi ta có thể vẫn sử dụng chúng.

Từ [âm] “tu” là ta mượn của tiếng Hán [ – chữ], có nghĩa là sửa. “Tu từ” là “sửa từ”, là nói vậy mà không phải vậy, là “ngôn tại ý ngoại” – nói thế này nhưng thực sự ý bên trong lại là muốn nói thế khác. Các biện pháp tu từ phổ biến là: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng, nói quá, nói giảm, nói tránh, nhân hóa… Ví dụ: nếu đưa cho những đứa trẻ lớp một vài câu như: “Quê hương là chùm khế ngọt” hoặc “Chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ, tôi làm mái chèo lướt sóng”, thì chúng sẽ không hiểu gì vì chưa đủ nhận thức để hiểu.

Vậy tiếng Việt là môn khoa học nghiên cứu các từ [âm], ngữ và cách chúng ghép với nhau tạo thành những bài thơ, ca, văn, phú… Khi một tác giả nào đó sáng tác ra một tác phẩm nào đó, nếu biết được hoàn cảnh sáng tác thì người đọc [hoặc nghe] nó sẽ hiểu được thông điệp mà tác giả đó muốn truyền tải. Các biện pháp tu từ và các thành ngữ chính là các quy luật. Chúng được dùng để sáng tác, rồi người bình các tác phẩm cũng căn cứ vào đó để phân tích những diễn biến nội tâm, từ đó hiểu được thông điệp của tác giả.

Góc độ tiên đoán của tiếng Việt, ta có thể kể ra như: qua các biện pháp tu từ và các thành ngữ có thể đoán được câu văn hay câu thơ tiếp theo, giả như nó chưa được sáng tác, hoặc sáng tác nhưng bị thất lạc. Hay đọc văn hoặc thơ mà có thể đoán được tác giả, vì mỗi một người có một phong cách sáng tác riêng. Rồi xa hơn nữa là, qua các tác phẩm có thể hiểu được về con người của tác giả như: tình cảm, mục đích, sức khỏe, sở thích, thói quen… Vậy tiếng Việt là một môn khoa học, và nó thuộc mảng khoa học xã hội.

Khoa học [tiếng Anh: Science] được hiểu là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.

Hình minh họa. Nguồn: Medium

Định nghĩa

Khoa học trong tiếng Anh là Science. Theo Luật Khoa học và Công nghệ [Quốc hội, 2013], khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, qui luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới… về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn có thể thay thế dần những cái cũ không còn phù hợp.

Ví dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. 

Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy.

[Theo Pierre Auger, 1961]

Nội dung

- Hệ thống tri thức của khoa học hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội, bao gồm: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. 

- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. 

Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. 

Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. 

Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. 

- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. 

Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên.

Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…

Phân loại khoa học

- Người đầu tiên đưa ý tưởng phân loại khoa học theo đối tượng nghiên cứu là F.Engels. Sau này, B.Kedrov đã phát triển ýtưởng của F.Engels và trình bày mô hình hệ thống tri thức khoa học bằng một tam giác với ba đỉnh gồm:

[1] Khoa học tự nhiên

[2] Khoa học xã hội

[3] Triết học

- Để tiện sử dụng, mô hình này đã được tuyến tính hóa theo trình tự sau [UNESCO]: 

- Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng [hoặc khoa học chính xác]. 

- Khoa học kĩ thuật và công nghệ, ví dụ: kĩ thuật điện tử, kĩ thuật di truyền. 

- Khoa học nông nghiệp: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. 

- Khoa học sức khỏe, ví dụ: dịch tễ học, bệnh học. 

- Khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ: sử học, ngôn ngữ học. 

- Triết học, bao gồm cả các khoa học về tư duy như logic học.

[Tài liệu tham khảo: Khoa học và khái niệm nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu phát triển TPHCM; Phương pháp nghiên cứu khóa học, Tổ hợp giáo dục Topica]

Minh Lan

Video liên quan

Chủ Đề