Giảm phát thải khí nhà kính là gì năm 2024

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải cắt giảm tối thiểu trên 563 triệu tấn khí CO2. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Phương pháp kiểm kê đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng, dựa vào số liệu các nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh như than, xăng, dầu, điện… để quy đổi ra được lượng phát thải khí nhà kính. Vì vậy, để xác định lượng phát thải một cách chính xác, cần minh bạch thông tin trên.

"Chúng tôi đã khuyến nghị các doanh nghiệp, trong những lần kiểm kê tiếp theo, chúng ta cần ghi chép đầy đủ, có sự minh bạch, chứng minh được việc chúng ta sử dụng năng lượng đó, vì nó liên quan đến việc mua bán tín chỉ carbon, liên quan đến tiền nên cần phải minh bạch", anh Đào Xuân Hoạch, Trưởng phòng Dự án, Công ty Giải pháp Công nghệ Việt Nam (VETS), cho hay.

Từ việc kiểm kê phát thải khí nhà kính, Công ty CP Công nghệ cao Traphaco cũng sẽ lên lộ trình để cắt giảm, từ đó xác định được chính xác được nguồn lực đầu tư cho các nguồn năng lượng mới.

"Bộ, ban, ngành và Chính phủ có thể có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc, đi đầu trong việc kiểm kê khí nhà kính", ông Nguyễn Duy Ký, Phó Giám đốc Công ty CP Công nghệ cao Traphaco, nói.

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải cắt giảm tối thiểu trên 563 triệu tấn khí CO2 tương đương. Trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp phải cắt giảm nhiều nhất.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất nỗ lực hấp thụ khí nhà kính

Theo các doanh nghiệp, cắt giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, hấp thụ khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất chính là 3 bước quan trọng để chuyển dịch theo hướng sản xuất xanh và mục tiêu cao hơn là Net Zero. Điều đáng nói, ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng hơn việc trồng cây, phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng khả năng hấp khí nhà kính, giảm phát thải ra môi trường.

Bắt đầu từ năm 2016, Masan High-Tech Materials bắt đầu trồng cây trên vùng đất đá thải ra sau khi khai thác khoáng sản. Đến nay, họ đã phủ xanh được khoảng 58 ha khắp khu vực của dự án. Đây được coi là một phần hấp thụ carbon để họ có thể theo đuổi mục tiêu trung hòa carbon trong thời gian tới.

Theo tính toán lượng hấp thụ carbon của 40 ha cây xanh trồng ngay tại khu mỏ đạt trên 5.000 tấn. Mặc dù đây là năm đầu tiên họ phải kiểm kê phát thải khí nhà kính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng việc giảm phát thải, tăng hấp thụ carbon đã nằm trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp từ lâu.

"Việc trồng cây giúp cải tạo, phục hồi môi trường, hấp thụ khí CO2. Chúng tôi hy vọng từ việc nhỏ nhất, đến việc phục hồi môi trường, chúng tôi phấn đấu đạt mục tiêu Net Zero", ông Phan Chiến Thắng, Giám đốc Truyền thông, Cộng đồng và Quan hệ Đối ngoại, Masan High-Tech Materials, cho biết.

Sau khi hoàn thành việc trồng mới 1 triệu cây xanh, mới đây Vinamilk tiếp tục triển khai việc trồng cây để trung hòa carbon, hướng tới mục tiêu Net Zero. Mục tiêu của họ là cắt giảm 15% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2027, cắt giảm và trung hòa 55% lượng phát thải vào năm 2035.

"Dự kiến trong 5 năm tới chúng tôi trông được 2 - 3 triệu cây xanh. Sẽ bắt đầu trồng cây mắm. Cây mắm hấp thụ CO2 rất tốt. Ngoài tán cây hấp thụ CO2, rễ cũng hấp thụ CO2 rất tốt. Đồng thời giữ đất cho người nông dân", ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc điều hành Khối Sản xuất, Trưởng dự án Net Zero, Vinamilk, cho hay.

Theo quy định, trong thời gian tới, mỗi doanh nghiệp sẽ bị giới hạn không được phát thải quá một mức độ cho phép. Như vậy, việc cắt giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, hấp thụ khí nhà kính trong hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ là xu hướng, mà sẽ là bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện trong thời gian tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Khải thải nhà kính là thuật ngữ không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay, tuy nhiên, khí thải nhà kính là gì thì không phải ai cũng biết rõ. Cùng tham khảo khái niệm này tại bài viết sau.

Khí thải nhà kính là gì? Nguyên nhân gây ra khí nhà kính

Khí thải nhà kính (hay khí nhà kính) là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính (theo khoản 29 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14).

Theo khoản 1 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các khí thải nhà kính chính đáng lo ngại phải kể đến carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O).

Trong đó, CO2 tồn tại trong khí quyển 1.000 năm, metan tồn tại trong khoảng 10 năm còn oxit nitơ tồn tại trong khoảng 120 năm.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian 20 năm, metan tác động đến hiện tượng nóng lên toàn cầu gấp 80 lần so với CO2 và oxit nitơ mạnh gấp 280 lần.

Theo tìm hiểu, các nguyên nhân chính gây ra khí nhà kính gồm:

- Việc đốt cháy than, dầu và khí đốt tự nhiên để tạo ra điện, vận chuyển năng lượng hoặc cung cấp nhiệt sẽ tạo ra CO2.

- Hoạt động khai thác dầu khí, khai thác than, bãi chôn lấp rác thải chiếm 55% lượng khí metan do con người gây ra. Khoảng 32% lượng khí thải metan khác là do bò, cừu và các loài nhai lại khác lên men thức ăn trong dạ dày của chúng. Quá trình phân hủy phân và trồng lúa cũng gây phát thải khí metan trong ngành nông nghiệp.

- Phần lớn khí thải oxit nitơ do con người gây ra phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp. Vi khuẩn trong đất và nước chuyển đổi nitơ thành oxit nitơ một cách tự nhiên, nhưng việc sử dụng phân bón và quá trình phân hủy phân bón sẽ làm tăng thêm quá trình này do đưa nhiều nitơ vào môi trường hơn.

Giảm phát thải khí nhà kính là gì năm 2024
Khí thải nhà kính là gì? (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để giảm khí thải nhà kính?

Theo khoản 2 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các giải pháp để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:

- Tổ chức thực hiện hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hấp thụ khí nhà kính theo lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế;

- Kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành, lĩnh vực và cấp cơ sở có liên quan;

- Kiểm tra việc tuân thủ quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc thực hiện cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;

- Xây dựng, triển khai cơ chế, phương thức hợp tác giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Tổ chức và phát triển thị trường CO2 trong nước.

- Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, cập nhật 02 năm/lần trên cơ sở:

  • Tỷ trọng phát thải khí nhà kính trên tổng phát thải khí nhà kính quốc gia;
  • Điều kiện và tình hình phát triển kinh tế-xã hội;
  • Tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm, dịch vụ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên/thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;

- Công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;

- Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;

- Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

Trên đây là định nghĩa khí thải nhà kính là gì, nếu cần thêm thông tin về khí thải nhà kính, độc giả vui lòng gọi điện ngay đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Rác thải khí nhà kính là gì?

Khí thải nhà kính (hay khí nhà kính) là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính (theo khoản 29 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14). Theo khoản 1 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các khí thải nhà kính chính đáng lo ngại phải kể đến carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O).

Làm gì để giảm thiểu khí thải nhà kính?

Biện pháp giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Trồng cây xanh..

Tiết kiệm điện. Điện được sản xuất từ quá trình đốt cháy nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu hóa thạch. ... .

Dùng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Các phương tiện giao thông phổ biến nhất hiện nay như xe máy, ô tô,… ... .

Tuyên truyền bảo vệ môi trường..

Giảm phát khí thải nhà kính là gì?

REDD được coi là một giải pháp giảm khí gây hiệu ứng nhà kính đáng kể, rẻ, nhanh và có lợi cho các bên; đáng kể vì một phần năng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu là từ nạn phá rừng và suy thoái rừng. Mặc dù REDD dựa trên một ý tưởng rất đơn giản là trả tiền cho những người giúp giảm phá rừng và suy thoái rừng.

Thế nào gọi là khí thải nhà kính?

Khí nhà kính là những khí hấp thụ và phát ra bức xạ hồng ngoại trong dải bước sóng do Trái Đất phát ra. Carbon dioxide (0,04%), dinitơ monoxide, methan và ozon là những khí vi lượng chiếm gần 1/10 của 1% bầu khí quyển Trái Đất và có hiệu ứng nhà kính đáng kể.