Giáo an Làm quen văn học - chủ đề: gia đình

I. Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức: Trẻ biết cách gọi tên giữa các thành viên trong gia đình, thuộc nội dung truyện, các nhân vật trong truyện

- Kỹ năng: kỹ năng diễn đạt lời thoại và hành động các nhân vật.

- Phát triển: Tư duy, óc sáng tạo, trí nhớ. Phát triển tình cảm đạo đức trong gia đình.

- Giáo dục: Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoat động.

II. Phương pháp – biện pháp:

- Kể chuyện, đàm thoại

- Trò chơi

III. Chuẩn bị:

- Tranh chuyện: nhổ củ cải

- Mô hình, rối các nhân vật trong câu chuyện.

- Trẻ hình củ cải, mũ các nhân vật trong câu chuyện.

- Rổ đựng tranh củ cải, băng ghế thể dục.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Làm quen tác phẩm văn học - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Kể chuyện: Nhổ củ cải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Giáo án LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC Chủ đề: Gia Đình Đề tài: Kể chuyện: NHỔ CỦ CẢI Nhóm lớp: MGL I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết cách gọi tên giữa các thành viên trong gia đình, thuộc nội dung truyện, các nhân vật trong truyện - Kỹ năng: kỹ năng diễn đạt lời thoại và hành động các nhân vật. - Phát triển: Tư duy, óc sáng tạo, trí nhớ. Phát triển tình cảm đạo đức trong gia đình. - Giáo dục: Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoat động. II. Phương pháp – biện pháp: - Kể chuyện, đàm thoại - Trò chơi III. Chuẩn bị: - Tranh chuyện: nhổ củ cải - Mô hình, rối các nhân vật trong câu chuyện. - Trẻ hình củ cải, mũ các nhân vật trong câu chuyện. - Rổ đựng tranh củ cải, băng ghế thể dục. IV. Nội dung kết hợp: Kể chuyện: thể dục: đi trên băng ghế. V. Tiến trình: Hoat động của cô Hoat động của trẻ 1. Hoạt động 1: Kể chuyện “nhổ củ cải”. bằng tranh. Đàm thoại với trẻ: Trong câu truyện có những ai? Ông bà lão đã trồng cây gì? Củ cải ông bà lão trồng có to không? Ông bà lão gọi cún con ra để làm gì? Cún con có giúp được ông bà lão không? Cún con lại gọi thêm ai ra giúp ông bà lão? Để giúp ông bà lão, mèo con đã gọi thêm ai? Mọi người có nhỗ được củ cải không? 2. Hoat động 2: xem múa rối. Cô diễn rối trên mô hình cho trẻ xem. Đàm thoại: Ông bà lão đã gọi những ai ra giúp mình? Có tất cả bao nhiêu con vật đã ra giúp ông bà lão? Ông bà lão đã gọi cún con như thế nào? Cún con đã gọi mèo như thế nào? Mèo đã gọi chuột như thế nào? cuối cùng cả nhà có nhổ được củ cải lên không? Nhổ được củ cải lên, cả nhà có vui không? Mọi người đã reo lên làm sao? Tại sao cả nhà lại nhổ được củ cải lên? [giáo dục trẻ về tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ người khác] 3. Hoạt động 3: trò chơi “mang cải về nhà” Bé chia thành hai đội, xếp hàng trước vạch kẻ, trên vạch kẻ của mỗi đội có để một rổ đựng những thẻ hình củ cải. Khi nghe tín hiệu của của cô, trẻ đứng đầu hàng chạy đến rổ lấy một củ cải, chạy về phía băng ghế đi trên băng ghế về phia trước, bước xuống băng ghế, bỏ củ cải vào rổ của đội mình, sau đó chạy về đứng cuối hàng của đội mình. Bạn kế tiếp tiếp tục chơi như vậy. Khi hết một bài hát, đội nào mang được nhiều củ cải về trước sẽ thắng. Kết thúc: nhận xét giờ học. Lắng nghe cô kể chuyện trả lời câu hỏi của cô kể tên các nhân vật trong câu truyện. trả lời các câu hỏi của cô Xem múa rối trả lời các câu hỏi của cô trẻ tham gia trò chơi. 

File đính kèm:

  • Ke_truyen_Nho_cu_cai.doc

*Hoạt động 1: Gây hứng thú:

- Cho trẻ hát: Cả nhà thương nhau

+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?

+ Trong bài hát nói về điều gì?

+ Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau?

+ Cô thấy lớp mình rất giỏi, và ngày hôm nay có một bất ngờ mà các bạn lớp mình muốn gửi tặng các con đấy, chúng mình có thích không?

- Chúng mình hãy cùng hướng lên sân khấu để chào đón các bạn nào.

- Cho trẻ lên sân khấu diễn trích đoạn Ba cô gái

+ Chúng mình thấy trích đoạn các bạn diễn có hay không?

+ Trích đoạn này cũng nằm trong nội dung câu truyện mà hôm nay cô Hạnh muốn kể cho chúng mình nghe đấy, đó là câu truyện: “Ba cô gái”

*Hoạt động 2: Kể truyện cho trẻ nghe

- Cô kể lần 1: Diễn cảm thể hiện nội dung câu chuyện .

+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu truyện gì?

+ Khi nghe cô kể truyện, chúng mình thấy câu truyện này như thế nào?

+ Câu truyện sẽ hay hơn khi chúng mình vừa được nghe cô kể, vừa được xem hình ảnh nội dung câu truyện đấy, bây giờ chúng mình hãy cùng hướng lên đây để nghe cô kể một lần nữa trên powerpoint nhé!

- Cô kể lần 2: Kết hợp cho trẻ xem hình ảnh trên powerpoint

+ Các con vừa được nghe câu truyện gì?

+ Trong truyện có những nhân vật nào?

+ Nội dung câu truyện nói về điều gì?

- Câu truyện nói về một bà mẹ sinh được ba cô con gái, bà rất yêu thương các con, lần lượt các cô đi lấy chồng xa bà mẹ ở nhà một mình, một hôm bà bị ốm bà nhờ Sóc con đưa thư đên cho các con và bảo các con về thăm bà. Vì mải làm việc không về thăm mẹ nên chị cả và chị Hai đều bị trừng phạt, người thì biến thành con rùa, người thì biến thành con nhện. Còn chị út khi nghe tin mẹ ốm đã bỏ hết công việc đang làm để về thăm mẹ ngay. Chị út đúng là người con gái hiếu thảo và cô đã được hưởng cuộc sống âm no hạnh phúc đấy các con ạ.

*Hoạt động 3: Đàm thoại + Trích dẫn

- Trích dẫn: “Ngày xưa có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái, bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng ly từng tí, được mẹ yêu thương chăm sóc, cả ba cô đều lớn nhanh như thổi, cả ba đều đẹp như ánh trăng rằm

+ Bà mẹ đối với các con như thế nào?

+ Khi các con lần lượt đi lấy chồng, chuyện gì đã xảy ra với mẹ?

+ Bà đã nhờ ai đưa tin cho các con?

- Trích dẫn: Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, bà biết mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá nên bà không thể đến thăm các con được

+ Khi đến nhà cô chị Cả, cô đang làm gì?

+ Sóc con đã nói với cô như thế nào ?

+ Cô cả trả lời Sóc ra sao?

- Thật à Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã

+ Nghe cô cả nói vậy Sóc đã nói gì ?

+ Ai có thể nói giọng của Sóc con lúc này?

+ Khi sóc con vừa dứt lời, thì chuyện gì đã sảy ra với chị cả?

+ Còn chị Hai thì sao? Khi nghe tin mẹ ốm, chị có về thăm mẹ ngay không? Tại sao?

+ Vì không về thăm mẹ cho nên chị Hai bị trừng phạt như thế nào?

+ Chị Út khi biết tin mẹ ốm cô đã làm gì?

+ Vì là người con hiếu thảo nên chị Út đã được hưởng cuộc như thế nào?

+ Trong 3 cô gái con yêu quý ai nhất? Vì sao?

+ Còn các con, khi bố mẹ ốm các con sẽ làm gì?

- Chị út là người con hiếu thảo, rất yêu thương mẹ nên đã được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, còn các con, những em bé ngoan đã biết yêu thương chăm sóc mẹ, biết làm cho mẹ vui, cô tin rằng mẹ các con sẽ rất hạnh phúc và mẹ sẽ ngày càng yêu các con nhiều hơn đấy

+ Để tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ thì chúng mình phải làm gì?

- Cô mong rằng trong các con sau khi nghe câu truyện này ai ai cũng đều yêu thương và chăm sóc mẹ cũng như những người thân trong gia đình các con, các con có đồng ý không?

- Câu truyện “Ba cô gái” thật hay và ý nghĩa nên đã được cô Hạnh vẽ lại để cho chúng mình xem đấy, bây giờ các con hãy cùng ngồi thật ngoan và hướng mắt lên phía trên để cùng xem câu truyện Ba cô gái trên sa bàn nhé!

- Cô kể lần 3: Trên Sa bàn

*Hoạt động 4: Múa hát: “Múa cho mẹ xem”

- Các con ạ, cha mẹ là người đã sinh ra ta, và nuôi dạy chúng ta nên người, vì vậy chúng ta phải hiếu thảo, kính yêu cha mẹ, Qua câu truyện này chúng mình cùng học tập tấm gương của chị Út để trở thành người tốt, nếu làm được nhiều điều tốt sẽ được mọi người yêu mến và có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc, Các con còn nhỏ, chúng mình hãy thể hiện lòng hiếu thảo qua những việc làm vừa sức giúp đỡ cha mẹ, học thật giỏi để luôn trở thành con ngoan, trò giỏi, chúng mình có đồng ý không?

- Để có một món quà thật hay và ý nghĩa để dành riêng tặng mẹ, tặng gia đình chúng mình, bây giờ cô và các con sẽ cùng hát và múa bài hát: “Múa cho mẹ xem” , chúng mình có đồng ý không?

- Cho trẻ múa hát

- Kết thúc:

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hưởng ứng

- Trẻ múa hát

Video liên quan

Chủ Đề