Gỗ kơ nia có tốt không

(VACNE) - Cây Kơ nia, còn có tên Cầy hay Cốc (Quảng Nam – Đà Nẵng), tên khoa học là Irvingia malayana Oliv. ex Benn., họ Kơ nia (Irvingiaceae), là một trong những hình ảnh độc đáo của Tây Nguyên, đã trở nên thân thuộc trong tiềm thức của mỗi người dân ở vùng đất này.

Ở ngay trung tâm thành phố Kon Tum có một “làng trong phố” của đồng bào Ba Na mang tên “Plei Tơ Nghia” (gọi chệch tên “làng Kơ nia”), vì xưa kia quanh làng có rất nhiều cây này mọc. Ở nước ta, đã có trường hợp lấy tên cây làm địa danh, như cây thuốc Hoàng liên được dùng đặt tên cho cả dãy núi lớn, dãy Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai), hoặc cây Củ chi (Mã tiền) được đặt tên cho vùng đất Củ Chi, một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. 

Tên Kơ nia khá nổi tiếng, đã thành tên ca khúc “Bóng cây Kơ nia” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (thơ Ngọc Anh): “Buổi sáng em lên rẫy, thấy bóng cây kơ nia; Bóng ngả che ngực em, về nhớ anh, không ngủ,…”. Nhiều người đã biểu diễn thành công bài hát này, trong đó có ca sĩ Măng Thị Hội.

Kơ nia là cây gỗ lớn, thường xanh, cao 15-30m hay hơn; đường kính thân cây trưởng thành khoảng 40-60cm hay hơn, gốc thường có khía dọc. Vỏ thân dày đến 6cm, màu nâu hồng, bong thành mảng nhỏ, có sạn màu vàng. Cành non màu nâu, nhiều bì khổng. Tán cây hình trứng, rậm rạp, màu xanh thẫm. Lá đơn, mọc tập trung ở đầu cành, mặt trên màu xanh bóng, phiến lá hình trái xoan hẹp, dài 9-11cm, rộng 4-5cm, gân bên 10-11 đôi, khi non lá có màu tím nhạt; cuống lá dài 1-1,2cm. Lá kèm hình dùi, dài 2-3,5cm. Cụm hoa chùm, mọc ở nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, cánh hoa 4-5; nhị 10. Nhụy có đĩa mật bao quanh; bầu 2 ô. Quả hình trái xoan, dài 3-4cm, rộng 2,5-2,7cm, chứa 1 hạt, khi chín có màu vàng nhạt, vị ngọt, ăn được. Nhân hạt cũng ăn được, mùi thơm và bùi như hạt Điều đã qua chế biến. Mùa hoa tháng 5-6, quả tháng 9-11. Khi nhỏ, cây ưa bóng và chỉ tái sinh bằng chồi và hạt dưới tán rừng.

 

Gỗ kơ nia có tốt không


Hình 1: Cây Kơ nia. Nguồn Internet

 

Gỗ kơ nia có tốt không

Hình 2: Quả Kơ nia. Nguồn Internet

Cây Kơ nia có tán rộng, tròn như một chiếc nấm khổng lồ và thường đứng đơn lẻ, rất dễ nhận biết. Tán cây che nắng, tạo bóng mát cho bà con lao động trên nương rẫy sau những giờ làm việc mệt nhọc. 

Cây Kơ nia có nguồn gốc ở Châu Phi và phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á, như Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam, cây này mọc hoang trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa ẩm, hay rừng cây nửa rụng lá, ít gặp trong rừng thưa; phân bố tập trung quanh khu vực Tây Nguyên (nhiều nhất là vùng Sa Thầy -Kon Tum và Lăk, Buôn Đôn -Đăk Lăk). Nó cũng phân bố rải rác ở một số tỉnh Nam Bộ, ra đến tận các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo.

Du khách đến Tây Nguyên muốn xem cây Kơ nia có thể đến nhà Văn hoá ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), cách Ngã Sáu Ban Mê vài trăm mét. Ở đó, có một cây cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau. Một số cây Kơ nia đã được mang từ Tây Nguyên ra trồng ở Hà Nội (khu vực Lăng và nhà sàn của Bác Hồ và khu di tích K84).

Kơ nia cũng là một loại cây có dược tính và được dùng làm thuốc. Người ta thu hái vỏ cây và vỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô. Hạt có chất dầu có thể ăn được, mùi thơm dễ chịu.  

Thành phần hóa học: Theo tài liệu nước ngoài, phân đoạn ethyl acetat chiết xuất từ vỏ thân Kơ nia đã phân lập được acid betulinic. Chất này có tác dụng gây độc tế bào và chống lại dòng tế bào HeLa (được dùng trong nghiên cứu ung thư). Nhân hạt Kơ nia chứa 7,5% nước và 70% dầu màu trắng hay vàng. Dầu chứa các axit béo bão hòa, chứa ít α-tocopherol hơn so với γ-tocopherol và hợp chất sterol tương tự như các loại dầu thực vật khác, dùng làm xà phòng và thắp đèn.

Gỗ cây Kơ nia chứa 8 hợp chất đã biết, trong đó có aldehyd caffeic, ferulaldehyd, n-hexacosyl ferulat, 7β-hydroxy-β-sitosterol, β-sitosterol-β-D-glucosid, glutinol, axit oleanoic, và 2 chất mới là neolignan và phenylpropanoid.

Tính vị, tác dụng:  Theo Đông y, Kơ nia có vị chua thơm, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu phù, trừ đờm, trục u bướu và tiêu thức ăn. Nước chiết lá Kơ nia trong cồn có tác dụng kháng ký sinh trùng Plasmodium falciparum gây bệnh sốt rét. Người Tây Nguyên cũng biết dùng vỏ cây Kơ nia làm thuốc chữa sốt rét rừng và đầy bụng. Ở Campuchia, vỏ cây Kơ nia được sử dụng trong toa thuốc bổ dùng cho sản phụ uống cho khỏe. Người  dân tộc dùng vỏ thân, vỏ rễ cây rửa sạch thái nhỏ, nấu nước uống.

Gỗ Kơ nia màu vàng nhạt, khi khô rất cứng. Gỗ này dễ bị mối mọt và cong vênh nên ít được sử dụng trong xây dựng. Trước đây, ở Quảng Nam người ta hay dùng loại gỗ này để làm chày cối và để đốt than hầm, cho loại than rất chắc và đượm.

Vỏ hạt Kơ nia (hạt Cốc) rất cứng, để ăn được nhân hạt này, phải dùng gạch đá hay dao búa đập vỡ vỏ hạt, nếu sơ ý bị dập cả ngón tay, nên mới có câu “Ăn Cốc cộc tay”.  

Hiện trạng: Nhìn chung, số lượng cây Kơ-nia ở Việt Nam không ít, nhu cầu sử dụng cũng không nhiều, nhưng trữ lượng cây này vẫn bị suy giảm, do khai thác chặt phá, đặc biệt để đốt than hầm. Vì vậy, cây Kơ nia đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 1996, tình trạng “Sẽ nguy cấp” (V), nếu không được bảo vệ nguồn gen quý này.

cây Kơ nia như thế nào?

Kơ nia là loài thực vật thân gỗ lớn, cao 15–30 m, đường kính 40–60 cm. Lá đơn hình trái xoan mọc chụm ở đầu cành. Hoa màu trắng, có từ 4 đến 5 cánh, mọc thành chùm ở kẽ lá, trổ vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 6. Quả hình trái xoan dài 3–4 cm, có màu vàng nhạt khi chín và thường xuất hiện vào khoảng tháng 10-11.

cây Kơ nia có tác dụng gì?

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Cũng như các loại hạt khác, sử dụng hạt kơ nia giúp bạn cải thiện các dấu hiệu sức khỏe tim mạch. Bởi các chất dinh dưỡng có trong loại hạt này như chất béo, chất chống oxy hóa. Tăng cường trí nhớ: Khả năng chống viêm và chống oxy hóa có trong hạt kơ nia rất tốt cho trí não.

Rễ cây kơ nia dài bao nhiêu mét?

Riêng cây Kơ nia cổ thụ ở thành phố Buôn Ma Thuột được ví với tính cách và sức sống Tây Nguyên, Kơ nia cổ thụ này có dáng đứng kiêu dũng và độc lập (loài cây Kơ nia chỉ mọc đơn lẻ) và sức sống vô cùng mãnh liệt: chịu hạn hán rất tốt, xanh tươi quanh năm, riêng rễ cây Kơ nia cổ thụ này đã dài từ 15 đến 30m.

cây Kơ nia tiếng Anh là gì?

Có thể có rất ít người biết về cây Kơnia - Irvingia malayana và lại càng ít người biết về hoa trái của loài cây này.