Gpa có nghĩa là gì

Bạn đã từng nghe hoặc thấy cụm từ GPA, nhưng thực chất thì cụm từ này là viết tắt của từ gì và có ý nghĩa như thế nào?

GPA hay điểm GPA là một thuật ngữ đã quá quen thuộc đối với bất kì học sinh, sinh viên nào. Thông thường chúng ta thường nhắc đến điểm trung bình tích lũy, điểm trung bình cả năm, hay điểm trung bình cả một quá trình học tập. Đó chính là điểm GPA, GPA có một vai trò rất quan trọng và mang tính quyết định rất lớn đến cả quá trình học tập và định hướng tương lai của học sinh, sinh viên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thật cặn kẽ và chi tiết về thuật ngữ này nhé!

GPA là gì?

Chúng ta thường đã nghe nhiều về GPA, nhưng thực ra vẫn có rất nhiều người chưa thực sự hiểu GPA hàm chứa những gì và cách tính cũng như cách quy đổi như thế nào.

GPA là một từ viết tắt của Grade Point Average – dịch ra tiếng Việt có nghĩa là điểm trung bình tích lũy. Ngay từ khi học những cấp học đầu tiên chúng ta đã được làm quen và sử dụng đến thuật ngữ này nhưng hầu như chỉ biết đến GPA với cách gọi điểm trung bình tích lũy.

GPA là gì?

Điểm GPA phản ảnh điểm số trung bình tích lũy cả một quá trình học tập của học sinh, sinh viên. Điểm số này phản ánh kết quả học tập, thái độ học tập và năng lực học tập của người học. Điểm GPA có thể được tính theo từng cấp bậc tùy theo từng cấp học hay từng chương trình đào tạo khác nhau. Thông thường sẽ là điểm trung bình từng kì học, năm học hoặc từng khóa học.

Điểm GPA rất quan trọng, nó là chỉ tiêu, tiêu chí đầu tiên để bạn có thể tiến lên những cấp học cao hơn. Ví dụ như điểm trung bình cả 3 năm cấp 3 sẽ là tiền đề để học sinh có thể tốt nghiệp trung học phổ thông và là tiêu chí để dự thi vào các trường đại học. Đối với những học sinh có ý định đi du học, điểm GPA trong suốt quá trình học ở Việt Nam là rất quan trọng. Đây gần như là một điều kiện bắt buộc và phải đạt cao để có thể lọt vào mắt của các trường đại học danh tiếng.

Một số thuật ngữ khác có liên quan đến GPA

Weighted GPA

Thuật ngữ này đề cập đến điểm GPA có trọng số. Trọng số này chịu ảnh hưởng bởi độ khó của khó của từng kì học, khóa học. Weighted thường có thang điểm từ 0 – 5.0. Ví dụ như cùng đạt điểm A nhưng nếu là học sinh của lớp học nâng cao sẽ tương đương điểm GPA 5.0, lớp danh dự là 4.5 còn lớp bình thường chỉ đạt 4.0.

GPA out of

Đây là thuật ngữ về các thang điểm của GPA, đằng sau cụm từ “GPA out of” là những con số đại diện cho thang điểm tính của GPA. Ví dụ như “GPA out of 4” có nghĩa là điểm GPA đang được tính theo thang điểm 4.

Cumulative GPA

Đây là thuật ngữ để chỉ điểm trung bình tích lũy nhiều hơn của điểm GPA, nếu như điểm GPA chỉ là điểm trung bình tích lũy của 1 kì học, 1 khóa học hay 1 năm học thì điểm Cumulative GPA là điểm trung bình tích lũy của cả một quá trình học bao gồm nhiều năm học hoặc toàn bộ khóa học. Đa số các trường nước ngoài và các trường đại học của Việt Nam sẽ dùng cả 2 loại điểm GPA và Cumulative GPA.

Công thức tính GPA

Cách tính GPA ở bậc đại học

Trong đó, điểm trung bình môn của các trường đại học ở Việt Nam thường bao gồm các điểm thành phần như: điểm chuyên cần [10%], điểm thi giữa kì [30%], điểm thi cuối kì [60%]. Tỉ lệ này có thay đổi tùy trường và tùy môn học.

Cách tính GPA ở bậc trung học phổ thông

Cách quy đổi điểm GPA

Thang điểm 10 Thang điểm 4 Thang điểm chữ Xếp loại
8.5 – 10 A 4 Giỏi
8.0 – 8.4 B+ 3.5 Khá giỏi
7.0 – 7.9 B 3 Khá
6.5 – 6.9 C+ 2.5 Trung bình khá
5.5 – 6.4 C 2 Trung bình
5.0 – 5.4 D+ 1.5 Trung bình yếu
4.0 – 4.9 D 1 Yếu
< 4.0 F 0 Kém [không đạt]

Các thang điểm GPA

Theo như bảng quy đổi điểm GPA như ở trên, điểm GPA có thể được tính theo nhiều thang điểm khác nhau: thang điểm 10, thang điểm 4 và thang điểm chữ. Trong đó thang điểm được sử dụng phổ biến nhất trong các trường học trên thế giới thường là thang điểm 4. Vì mỗi nước hoàn toàn có thể chủ động và tự do quy định thang điểm GPA riêng nên cần thiết phải có bảng quy đổi điểm GPA thống nhất.

Hầu hết các nước phương Tây thường sử dụng thang điểm chữ [A, B, C, D, E, F] để đánh giá. Tùy thuộc các nước mà thang điểm có thể chia nhỏ thành, A+ hoặc B+. Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục thường sử dụng các thang điểm GPA phổ biến là thang điểm 10, thang điểm chữ, và thang điểm 4.

  • Thang điểm 10 đối với học sinh trung học phổ thông thường chia thành: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém
  • Thang điểm 10 đối với sinh viên: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình khá, trung bình, yếu, kém.
  • Thang điểm chữ bao gồm: AB+, B, C+, C, D+, D, F
  • Thang điểm 4 bao gồm:

Chủ Đề