Hạch toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2024

Chào Ban biên tập, tôi là Lê Ngọc Dung. Tìm hiểu quy định của pháp luật về việc quản lý thu chi ngân sách nhà nước. Có thắc mắc tôi mong muốn nhận phản hồi từ Ban biên tập. Cụ thể: Thời hạn chi, tạm ứng và hạch toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

Thời hạn chi, tạm ứng và hạch toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước được quy định tại ' onclick="vbclick('54432', '262734');" target='_blank'> hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

1. Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

2. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau.

3. Các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, đến hết năm ngân sách, kể cả thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều này chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện và hạch toán quyết toán vào ngân sách năm sau:

  1. Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật đầu tư công;
  1. Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;
  1. Nguồn thực hiện chính sách tiền lương;
  1. Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước;

đ) Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán;

  1. Kinh phí nghiên cứu khoa học.

4. Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này, trường hợp phương án được cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng vào năm sau thì được chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để thực hiện.

- Về nguyên tắc sử dụng mã Chương khi thực hiện sáp nhập các cơ quan, tổ chức trực thuộc các cấp chính quyền: Trong quá trình thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước, trường hợp cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền sáp nhập, hợp nhất, trong khi chưa có mã Chương mới cho cơ quan hợp nhất, thì sử dụng mã Chương của đơn vị có tỷ trọng chi thường xuyên lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị được hợp nhất, sáp nhập hoặc sử dụng mã chương của của đơn vị có tên ở vị trí đầu tiên của tên đơn vị được hợp nhất, hoặc vẫn sử dụng mã Chương riêng (theo yêu cầu quản lý).

Ví dụ:

+ Đơn vị hợp nhất “Văn phòng Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” thì tạm thời sử dụng mã Chương 709- Huyện ủy.

+ Các đơn vị Trung tâm văn hóa huyện; Đội điện ảnh huyện; Đài phát thanh huyện khi hợp nhất lấy tên là “Trung tâm truyền thông văn hóa” thì tạm thời sử dụng mã Chương 640 “Đài phát thanh” (do số chi thường xuyên của Đài phát thanh huyện có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên của 3 đơn vị)”.

- Các trường hợp ủy quyền

+Trường hợp cơ quan, đơn vị được cơ quan thu ủy quyền thu, hạch toán theo Chương của cơ quan ủy quyền thu. Riêng các khoản thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan ủy quyền thu hạch toán vào chương người nộp.

+ Trường hợp cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ủy quyền của cơ quan khác, hạch toán theo Chương của cơ quan ủy quyền chi.

Hạch toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2024
Danh mục mã chương

(Khoản 3 Điều 2 Thông tư 324/2016/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 93/2019/TT-BTC)

2. Nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước theo “Loại, Khoản”

Hạch toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2024
Danh mục mã Loại, Khoản

Hạch toán phân bổ dự toán ngân sách nhà nước theo Loại, Khoản phù hợp với nội dung dự toán được giao. Trường hợp một dự án có nhiều công năng, căn cứ công năng chính của dự án để xác định Loại, Khoản phù hợp.

Khi hạch toán chi ngân sách nhà nước, chỉ hạch toán mã số Khoản theo đúng nội dung phân loại, căn cứ mã số Khoản để xác định khoản chi ngân sách thuộc Loại tương ứng. Cụ thể như sau:

* Loại Quốc phòng (ký hiệu 010)

Để phản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động về quốc phòng của đơn vị chuyên trách Trung ương và địa phương theo phân cấp; không gồm chi công tác dân quân tự vệ của các cơ quan, đơn vị ngoài lực lượng chuyên trách của Trung ương và địa phương được phản ánh trong từng lĩnh vực hoạt động tương ứng của từng cơ quan, đơn vị.

* Loại An ninh và trật tự an toàn xã hội (ký hiệu 040)

Để phản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động về an ninh và trật tự an toàn xã hội của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phương theo phân cấp; không gồm chi công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội tại các cơ quan, đơn vị ngoài lực lượng chuyên trách Trung ương và địa phương được phản ánh trong từng lĩnh vực hoạt động tương ứng của từng cơ cơ quan, đơn vị.

* Loại Giáo dục - đào tạo và dạy nghề (ký hiệu 070)

Để phản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động giáo dục - đào tạo và dạy nghề, như sau:

- Giáo dục - đào tạo:

+ Chi các hoạt động giáo dục - đào tạo bao gồm các hoạt động giáo dục mầm non; giáo dục tiểu học; giáo dục trung học cơ sở; giáo dục trung học phổ thông; giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; giáo dục đại học, sau đại học, phát hiện và đào tạo bồi dưỡng nhân tài để bổ sung nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; đào tạo khác trong nước; đào tạo ngoài nước; đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho cán bộ, công chức, viên chức (gồm cả đào tạo nước ngoài); các nhiệm vụ phục vụ cho giáo dục, đào tạo khác.

+ Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục - đào tạo bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để xây dựng, cải tạo trường học, cải tạo cơ sở đào tạo, nhà làm việc, trang thiết bị học tập; chi hoạt động của các cơ sở giáo dục theo chế độ quy định.

Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và công nghệ; chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển giáo dục, đào tạo.

- Giáo dục nghề nghiệp:

+ Chi các hoạt động giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm các hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

+ Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để xây dựng, cải tạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trang thiết bị học nghề; chi hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo chế độ quy định.

Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước của Tổng cục Dạy nghề; chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển dạy nghề.

* Loại Khoa học và công nghệ (ký hiệu 100)

- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, chuyển giao ứng dụng về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học và công nghệ khác. Bao gồm cả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và công nghệ.

- Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, chuyển giao ứng dụng về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học và công nghệ khác. Bao gồm cả các khoản chi để phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và công nghệ.

Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ; chi ngân sách cho các hoạt động đào tạo trình độ đại học, sau đại học bao gồm cả phát hiện và đào tạo bồi dưỡng nhân tài để bổ sung nguồn nhân lực khoa học và công nghệ theo Luật Giáo dục đại học; chi ngân sách cho các hoạt động giáo dục nghề nghiệp (trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

* Loại Y tế, dân số và gia đình (ký hiệu 130)

- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng do ngân sách nhà nước mua hoặc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế và chi vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế khác, dân số và gia đình.

- Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế, dân số và gia đình bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để phục vụ cho hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế khác, dân số và gia đình.

Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Sở Y tế, Phòng Y tế; chi ngân sách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng và phát triển thực nghiệm về y tế và sức khỏe con người; chi xử lý môi trường.

* Loại Văn hóa thông tin (ký hiệu 160)

- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin, truyền thông, báo chí.

- Chi ngân sách nhà nước bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên cho hoạt động văn hóa thông tin để phục vụ cho các hoạt động thuộc văn hóa và thông tin.

Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng Văn hóa; chi ngân sách cho các hoạt động hoa tiêu lĩnh vực đường thủy, đường không, hệ thống phát thanh, truyền hình, thông tấn; khoa học và công nghệ, đào tạo.

* Loại Phát thanh, truyền hình, thông tấn (ký hiệu 190)

- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động phát thanh, truyền hình, thông tấn.

- Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho hoạt động phát thanh, truyền hình, thông tấn.

Không bao gồm: Chi ngân sách cho các hoạt động đào tạo; Chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ.

* Loại Thể dục thể thao (ký hiệu 220)

- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ thể dục thể thao và phát triển các chính sách về các vấn đề thể dục thể thao; điều hành hoạt động hoặc hỗ trợ các hoạt động thể thao.

- Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động thể dục thể thao bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để xây dựng, cải tạo sân vận động, trung tâm thể thao, nhà thi đấu, mua sắm trang thiết bị huấn luyện, chi phí đào tạo vận động viên thành tích cao, chi phí hỗ trợ vận động viên, các chính sách chế độ liên quan thể dục thể thao.

Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa; chi ngân sách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển thể thao.

* Loại Bảo vệ môi trường (ký hiệu 250)

- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động điều tra, quan trắc và phân tích môi trường; xử lý chất thải rắn, lỏng, khí; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường khác.

- Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để điều tra, quan trắc và phân tích môi trường; xử lý chất thải rắn, lỏng, khí; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường khác.

Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường; chi ngân sách cho các hoạt động đào tạo; chi hoạt động nghiên cứu khoa học.

* Loại Các hoạt động kinh tế (ký hiệu 280)

- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động nhằm phục vụ, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, công thương, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, du lịch, hoạt động dự trữ quốc gia, tài nguyên và các hoạt động kinh tế khác.

- Các khoản chi ngân sách nhà nước cho hoạt động kinh tế bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên để phục vụ, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành kinh tế như nông nghiệp, công thương, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, du lịch, hoạt động dự trữ quốc gia, tài nguyên, các hoạt động kinh tế khác.

Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước tại các cơ quan quản lý trung ương và địa phương; chi ngân sách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

* Loại Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể (ký hiệu 340)

- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và đoàn thể khác theo quy định; các hoạt động quản lý nhà nước khác.

- Chi ngân sách nhà nước bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể để phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; chi hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và đoàn thể khác theo quy định; chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động quản lý nhà nước khác.

Không bao gồm: Chi ngân sách cho các hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học; chi hoạt động kinh tế.

* Loại Bảo đảm xã hội (ký hiệu 370)

- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động nhằm bảo đảm xã hội và thực hiện các chính sách về bảo đảm xã hội bao gồm: chính sách và hoạt động người có công với cách mạng; hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em; lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả; chính sách và hoạt động đối với các đối tượng bảo trợ xã hội khác và các đối tượng khác.

- Chi ngân sách nhà nước bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động bảo đảm xã hội để phục vụ các hoạt động bảo đảm xã hội và thực hiện các chính sách về bảo đảm xã hội: Chính sách và hoạt động người có công với cách mạng; hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em; lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả; chính sách và hoạt động đối với các đối tượng bảo trợ xã hội khác và các đối tượng khác.

Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; chi ngân sách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực bảo đảm xã hội.

* Loại Tài chính và khác (ký hiệu 400)

Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động tài chính và khác như trả nợ lãi, phí và chi khác tiền vay, viện trợ, chi dự trữ quốc gia, đầu tư, cho vay của Nhà nước, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, hỗ trợ các đơn vị cấp trên đóng trên địa bàn và các khoản chi khác ngân sách nhà nước.

* Loại Chuyển giao, chuyển nguồn (ký hiệu 430)

Để phản ánh, hạch toán chi các khoản chuyển giao các cấp và chuyển sang năm sau như bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới, nộp ngân sách cấp trên, chuyển nguồn sang năm sau, hỗ trợ địa phương khác theo quy định, dự phòng ngân sách và nhiệm vụ chi khác của ngân sách.

(Khoản 3 Điều 3 Thông tư 324/2016/TT-BTC)

3. Nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước theo “Mục và Tiểu mục”

Khi hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước, chỉ hạch toán mã số Tiểu mục theo đúng nội dung kinh tế các khoản thu, chi ngân sách. Căn cứ mã số Tiểu mục để xác định khoản thu, chi ngân sách thuộc Mục tương ứng.

Hạch toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2024
Danh mục mã Mục, Tiểu mục

(Khoản 3 Điều 4 Thông tư 324/2016/TT-BTC

4. Nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước theo “Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia”

Hạch toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2024
Danh mục mã chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia

- Khi hạch toán các khoản chi ngân sách nhà nước cho chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia chỉ hạch toán theo mã số các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án; căn cứ mã số của các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án, tổng hợp thông tin về số chi ngân sách nhà nước cho cả chương trình, mục tiêu tương ứng.

Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước không thuộc chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia thì không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia.

- Trường hợp địa phương bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia do Trung ương quyết định thì phải hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia do Trung ương quyết định (không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định ban hành).

(Khoản 3 Điều 5 Thông tư 324/2016/TT-BTC)

5. Nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước theo “Nguồn ngân sách nhà nước”

Đối với mã nguồn trong nước, hạch toán chi thường xuyên theo mã số tính chất nguồn kinh phí; chi đầu từ theo mã số nguồn vốn đầu tư. Bộ Tài chính bổ sung danh mục và hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp hạch toán chi tiết đến từng nguồn vốn đầu tư, thường xuyên trong chế độ kế toán ngân sách nhà nước.

(Khoản 3 Điều 6 Thông tư 324/2016/TT-BTC)

6. Nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước theo “Cấp ngân sách nhà nước”

- Đối với thu ngân sách nhà nước

Đơn vị nộp khoản thu vào ngân sách nhà nước không ghi mã số cấp ngân sách. Căn cứ vào chế độ phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước hạch toán số thu theo từng cấp ngân sách vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước.

- Đối với chi ngân sách nhà nước

Các cơ quan, đơn vị giao dự toán, khi phát hành chứng từ chi ngân sách nhà nước (giấy rút dự toán hoặc lệnh chi tiền, chứng từ chi ngân sách nhà nước khác), phải ghi rõ khoản chi thuộc ngân sách cấp nào. Trên cơ sở đó, Kho bạc nhà nước hạch toán mã số chi theo cấp ngân sách tương ứng vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước.

(Khoản 3 Điều 7 Thông tư 324/2016/TT-BTC)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Thu trong cân đối ngân sách nhà nước là gì?

Thu trong cân đối ngân sách Nhà nước, bao gồm các khoản thu: Thuế, phí, lệ phí Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, bao gồm: thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả lãi và gốc)

Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là gì?

Nguồn thu NSĐP hưởng 100% thường là thuế tài sản, thuế nhà đất, một số loại phí, lệ phí từ dịch vụ địa phương, phí phương tiện, phí cầu đường… Đây là những sắc thuế có số thu thuế thường ít biến động (do cơ sở thuế có tính ổn định cao) và thường gắn với các lợi ích trực tiếp của các dịch vụ mà chính quyền địa phương ( ...

Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu chi gì?

1- Thu ngân sách nhà nước bao gồm: các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bôi chi được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.

Lệnh chi tiền tạm ứng là gì?

1. Tạm ứng: tạm ứng là việc chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp khoản chi ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chưa có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định do công việc chưa hoàn thành.