Hạch toán tỷ giá theo Thông tư 133

Ngày hôm nay hãy cùng Kế toán Việt Hưng khám phá những cách hạch toán chênh lệch tỷ giá tài khoản 413 theo thông tư số 113 hiện hành. Những điểm lưu ý này chính là điều mà bất cứ kế toán viên nào khi hành nghề đều phải nắm rõ. Để không mất đi những quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện.

Tham khảo:

Tỷ giá giao dịch thực tế xác định như thế nào

Các khóa học thực hành kế toán thực tế chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng

Chuyển đổi tỷ giá chênh lệch tiền tệ

1. Quy định chung về hạch toán Chênh lệch tỷ giá Tài khoản 413 theo Thông tư 133

Tài khoản 413 theo thông tư số 133 quy định rất rõ ràng về các tài khoản cũng như vị trí, cách tính giá trị về chênh lệch tỷ giá.

Chênh lệch tỷ giá hoán đổi được xác định là sự chênh lệch được phát sinh từ việc trao đổi. Hoặc quy đổi các tài sản ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ khác. Sự chênh lệch này phát sinh thường xảy ra trong một số trường hợp điển hình như:

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng tỷ giá ngoại tệ. Được tính trong kỳ trên thực tế mua bán hay trao đổi và thanh toán.

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính sẽ đánh giá các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ.

Khi chuyển đổi báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam.

Hạch toán Chênh lệch tỷ giá Tài khoản 413 theo Thông tư 133

2. Các tỷ giá hối đoái cần lưu ý

Một số tỷ giá hối đoái cần lưu ý khi xác định độ chênh lệch tài khoản 413 thông tư số 113:

– Tỷ giá giao dịch thực tế

– Tỷ giá ghi trên sổ kế toán

Việc quy đổi đơn vị tiền ra cần tuân thủ những tỷ giá nêu trên. Khi xác định nghĩa vụ thuế như kê khai, nộp thuế và quyết toán.

3. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ

Tỷ số ghi sổ kế toán được xác định là tỷ số thực tế đích danh. Hoặc tỷ số bình quân sau mỗi lần nhập hoặc vào cuối kì.

Tỷ số ghi trên sổ kế toán thực tế đich danh. Là những khoản liên quan đến giao dịch có phát sinh tại một thời điểm cụ thế nào đó. Tỷ số này được sử dụng để ghi cho bên nợ phải thu trong sổ kế toán bằng ngoại tệ.

Tỷ giá ghi sổ kế toán bình quân được xác định bằng cơ sở lấy tổng giá trị của từng khoản mục chia cho số lượng nguyên tệ thực tế có được tại thời điểm hiện hành.

4. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

Những nguyên tắc sau đây về chênh lệch tỷ giá các doanh nghiệp đều phải áp dụng chính xác và triệt để.

Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ theo dõi trên sổ kế toán những nguyên tệ chi tiết về các khoản như tiền mặt, các khoản phải thu, các khoản phải trả, tiền gửi ngân hàng, vốn góp của chủ sở hữu.

Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá nếu có phát sinh trong kỳ cần được phản ánh trực tiếp trong doanh thu của báo cáo tài chính hoặc chi phí tài chính tùy thuộc trường hợp doanh nghiệp lỗ hay lãi.

Với các khoản mục tiền tệ có gốc là ngoại tệ dựa theo tỷ lệ chuyển đổi tại cuối kì cần được doanh nghiệp đánh giá cẩn trọng và chính xác.

5. Những chênh lệch tỷ giá này không được phép vốn hóa vào giá trị tài sản dở dang.

Cách ghi nội udng tài khoản 413 về chênh lệch tỷ giá hối đoái

Tài khoản 413 cũng như hầu hết các tài khoản kế toán khác đều được ghi tại hai bên:

5.1. Bên nợ:

– Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc là ngoại tệ kho bị lỗ

– Chuyển lãi tỷ giá hối đoái vào doanh thu của doanh nghiệp

5.2. Bên có:

– Lãi tỷ giá hối đoái với những đánh giá từ khoản mục tiền tệ có gốc là ngoại tệ

– Chuyển lỗ tỷ giá hối đoái vào chi phí cho doanh nghiệp.

Chênh lệch tỷ giá Tài khoản 413

Trên đây là những thông tin mới cập nhật nhất cũng như cần thiết cho bất cứ kế toán viên nào khi mới bắt đầu tìm hiểu về tài khoản 413 thông tư số 113. Để đọc thêm những thông tin hữu ích từ kế toán Việt Hưng, truy cập ngay: //lamketoan.vn/

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Luật Minh Khuê hướng dẫn hạch toán tài khoản 413 theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC. Cách hạch toán tài khoản 413 chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tư 133 như thế nào?

Hãy cùng Luật sự X giải đáp những thắc mắc qua bài viét dưới đây!

Cơ sở pháp lý

– Luật kế toán 2015

– Thông tư 133/2016/TT-BTC

Điều 52 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về hạch toán tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái 

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

– Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;

-Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;

-Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán

Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán đó là:

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán phải căn cứ vào:

– Tỷ giá giao dịch thực tế;

– Tỷ giá ghi sổ kế toán.

Khi xác định nghĩa vụ thuế [kê khai, quyết toán và nộp thuế], doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế.

Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ

Tỷ giá ghi sổ gồm tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền [tỷ giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ].

– Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá được xác định liên quan đến giao dịch đã phát sinh tại một thời điểm cụ thể. Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên Nợ các tài khoản phải thu đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã nhận ứng trước của khách hàng hoặc cho bên Có các tài khoản phải trả đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán.

-Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị [theo đồng tiền ghi sổ kế toán] của từng khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm.

Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

a] Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả, vốn góp của chủ sở hữu.

b] Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính [nếu lãi] hoặc chi phí tài chính [nếu lỗ] của kỳ báo cáo.

c] Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

d] Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Bên Nợ:

– Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

– Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái vào doanh thu hoạt động tài chính.

Bên Có:

– Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

– Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái vào chi phí tài chính.

Mời bạn xem thêm 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp 

Doanh nghiệp áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo nguyên tắc nào?

 -Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua, bán ngoại tệ [hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi]: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
-Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để ghi sổ kế toán.

0 trên 5

Video liên quan

Chủ Đề