Hành vi rửa tiền bị xử lý như thế nào?

Rửa tiền là gì? Người thực hiện hành vi rửa tiền sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng đọc bài viết sau đây để hiểu rõ về vấn đề này.

  • Rửa tiền là gì?
  • Đối tượng cần rửa tiền là ai?
  • Hành vi rửa tiền bị xử lý như thế nào?

Rửa tiền là gì?

Rửa tiền là hành vi của một cá nhân, tổ chức nhằm chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là "hợp pháp".

Dưới góc độ pháp lý, khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 giải thích:

Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Theo đó, rửa tiền gồm một trong các hành vi sau đây:

- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

- Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

- Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

- Thực hiện một trong các hành vi trên đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

- Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Đối tượng cần rửa tiền là ai?

Có thể xếp những người rửa tiền thành 03 nhóm đối tượng:

- Nhóm đối tượng buôn lậu như buôn bán ma túy, lao động bất hợp pháp….

- Những đối tượng tham nhũng.

- Nhóm đối tượng muốn tránh thuế, những người giấu thu nhập thật sự của bản thân dù thu nhập đó là hợp pháp.

Có hai phương pháp khi chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế

Một là khai gian giá trị các dịch vụ mà bản chất là hợp pháp.

Hai là khai một dịch vụ hoàn toàn không có [kể cả việc lập công ty ma].

Rửa tiền là gì? Hành vi rửa tiền bị xử lý thế nào? [Ảnh minh họa]


Hành vi rửa tiền bị xử lý như thế nào?

Theo Mục 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, cá nhân, tổ chức có hành vi rửa tiền sẽ bị áp dụng các biện pháp tạm thời và xử lý vi phạm gồm:

- Trì hoãn giao dịch: Thời hạn áp dụng không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu áp dụng.

- Phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản;

- Xử lý vi phạm.

Ngoài ra, rửa tiền là một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự, cá nhân, tổ chức có hành vi rửa tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự [theo Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017] cụ thể:

- Khoản 1, 2, 3 Điều 324 quy định mức phạt đối với cá nhân như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a] Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

b] Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c] Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d] Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Phạm tội 02 lần trở lên;

d] Có tính chất chuyên nghiệp;

đ] Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e] Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g] Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a] Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b] Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

c] Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Căn cứ theo quy định này, cá nhân phạm tội rửa tiền sẽ bị phạt tù đến 15 năm, trường hợp chuẩn bị phạm tội thì bị phạt tù đến 03 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như: Phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc nhất định hoặc tịch thu tài sản.

- Đối với pháp nhân thương mại phạm tội rửa tiền, khoản 6 Điều 324 quy định mức phạt như sau:

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ] Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Theo quy định này, pháp nhân thương mại thực hiện hoạt động rửa tiền có thể bị phạt tiền đến 20 tỷ đồng hoặc thậm chí là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Theo Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là việc chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà:

- Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại; hoặc

- Có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường; hoặc

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Với nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Trên đây là giải đáp về Rửa tiền là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Bốc bát họ là gì? Bốc bát họ có vi phạm pháp luật không?

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền
  • 1.1. Nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền
  • 1.2. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền
  • 1.3. Các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền
  • 2. Mức phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền
  • 3. Trách nhiệm của các bên liên quan đến phòng, chống rửa tiền
  • 3.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền
  • 3.2. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • 3.3. Trách nhiệm của Bộ Công an
  • 3.4. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
  • 3.5. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
  • 3.6. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
  • 3.6. Trách nhiệm của các cơ quan khác của Chính phủ
  • 3.7. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
  • 3.8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

Luật sư tư vấn:

Căn cứLuật Phòng, chống rửa tiền năm 2012vàNghị định 88/2019/NĐ-CPcó thể phân tích như sau:

1. Quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền

Rửa tiềnlà hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

a] Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;

b] Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

c] Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

1.1. Nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền

- Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Các biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời; các hành vi rửa tiền phải được xử lý nghiêm minh.

1.2. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền

- Phòng, chống rửa tiền là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan nhà nước. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống rửa tiền.

- Ban hành chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.

- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống rửa tiền được Nhà nước khen thưởng.

1.3. Các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền

- Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền.

- Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.

- Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

- Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

- Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

2. Mức phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền

Được quy định tại Điều 46 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, cụ thể mức phạt đối vơi shành vi vi phạm như sau:

Điều 46. Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố

1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả;

b] Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.

3. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b] Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền;

c] Không tố giác hành vi tài trợ khủng bố mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d] Lợi dụng việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến tài trợ khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

đ] Trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp tiền, tài sản, nguồn tài chính, nguồn lực kinh tế, dịch vụ tài chính hoặc dịch vụ khác cho tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều này.

Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Trách nhiệm của các bên liên quan đến phòng, chống rửa tiền

3.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

- Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, chiến lược về phòng, chống rửa tiền.

- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác phòng, chống rửa tiền; phối hợp công tác phòng, chống rửa tiền và công tác phòng, chống tài trợ khủng bố.

3.2. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch về phòng, chống rửa tiền.

- Tổ chức đầu mối theo quy định của Chính phủ để thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về hành vi rửa tiền cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ về các giao dịch và các thông tin khác theo quy định của Luật này nhằm phục vụ việc phân tích, chuyển giao thông tin về hành vi rửa tiền.

- Thông báo kịp thời cho cơ quan phòng, chống khủng bố có thẩm quyền thông tin về hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố theo quy định của Luật này và pháp luật về phòng, chống khủng bố.

- Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

- Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến rửa tiền; trao đổi thông tin với cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền, làm đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan khác của Chính phủ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân, tổ chức khác về phòng, chống rửa tiền.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống rửa tiền.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

- Tổng hợp thông tin, định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ về phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.

3.3. Trách nhiệm của Bộ Công an

- Thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm liên quan đến rửa tiền.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan trong phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm về rửa tiền.

- Thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm rửa tiền trong nước và nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Chủ trì lập danh sách tổ chức, cá nhân thuộc danh sách đen.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền.

3.4. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, trò chơi có thưởng, casino.

- Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, trò chơi có thưởng, casino.

- Chỉ đạo cơ quan hải quan cung cấp thông tin thu thập được về việc vận chuyển tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới.

3.5. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

- Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

3.6. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền áp dụng cho đối tượng báo cáo là luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; công chứng viên, tổ chức cung ứng dịch vụ công chứng.

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

3.6. Trách nhiệm của các cơ quan khác của Chính phủ

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

3.7. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi rửa tiền; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.

3.8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

- Thực hiện, chỉ đạo việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại địa phương.

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thực hiện các đường lối, chính sách, chiến lược, kế hoạch phòng, chống rửa tiền.

- Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê Rất mong nhận được sự hợp tác, Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề