Vì sao không nên đi họp lớp

Họp lớp sẽ vui hơn nên tổ chức vào những năm chẵn, bạn bè lâu ngày mới gặp được nhau [ Ảnh minh họa]

Chưa năm nào trang Facebook của tôi lại hiện lên nhiều ảnh họp lớp đến vậy. Đến nỗi tôi phải thốt lên với chồng : “Kiểu thế giới như đang chia làm hai phe ấy anh ạ. Phe ở nhà, phe đi họp lớp”.

Chồng tôi tủm tỉm: “Chắc do hai năm vừa rồi dịch căng quá nên giờ mọi người chồn chân. Như trào lưu đi du lịch vào mùa hè vậy thôi”.

Chồng không quên đế thêm: “Mà cái gì nhiều quá cũng nhàm. May năm nay, lớp không ai kêu gọi đi họp lớp, chứ không anh cũng trốn. Tự nhiên chỉ thích nhịp sống yên ổn bình thường, không thích xáo trộn thêm nữa”.

Tôi và chồng tuy khác nhau về tính cách, anh hướng nội còn tôi hướng ngoại, nhưng trong chuyện này, tôi cũng có cảm nhận như anh. Tôi không thích kiểu niềm vui "vỡ òa" nữa. Với chúng tôi, niềm vui đến từ những điều hài hòa, giản dị thường ngày sẽ thi vị hơn. Chúng tôi già rồi hay sao mà không còn muốn bùng nổ nữa? Cũng có thể do môi trường và điều kiện cuộc sống. Chúng tôi là những người làm việc, viết lách tự do nên không có nhiều áp lực, chúng tôi không có nhu cầu phải đi chơi, tụ họp để xả stress.

Thứ hai, thành phố chúng tôi sống là nơi có mái trường, từng góc phố, dãy nhà trọ ăm ắp kỷ niệm xưa. Những bạn bè sống xa, đi xa mỗi lần có dịp đến đều ghé thăm nhau. Ngoài ra, nhờ sự bắc cầu tích cực của Internet nên thế giới bạn bè bốn phương đã trở nên "phẳng" hơn rất nhiều. Vợ chồng tôi chỉ hoan nghênh những kỳ họp lớp kỷ niệm 10, 20 năm ra trường, còn những năm kỷ niệm "lẻ"... thì thôi.

Họp lớp đâu phải lúc nào cũng vui. Đôi khi cũng phức tạp bởi những tình huống dở khóc dở cười. Nhẹ thì so sánh, cự nự về nghề nghiệp, khoảng cách giàu nghèo. Nặng thì đôi lứa được dịp cảm mưa cảm nắng lẫn nhau. Tình cũ không rủ cũng đến không phải là trường hợp hiếm gặp sau những kỳ họp lớp.

Với riêng tôi, tôi từng nghĩ, tại sao người ta có thể vì một kỳ họp lớp mà làm tổn thương người bạn đời, rồi dẫn đến ly hôn, tan nát gia đình được nhỉ? “Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan”, câu nói ấy như một chỉ giới để cảnh báo những người chồng, người vợ. Họ không nên bước qua lằn ranh ấy vì sẽ có rất nhiều hệ lụy kèm theo.

Với tôi, bạn của chồng cũng là bạn của mình. Và, trong thời buổi kết nối phẳng như bây giờ, mỗi lớp đều có group, nhóm chát kín, mở thì tập thể lớp đâu khác gì cái "cơ quan" thứ hai, thứ ba đâu. Ai lỡ dại mà làm lố, hoặc dính phốt sau những kỳ họp lớp thì sẽ chịu cảnh "ê mặt" về lâu về dài.

Thế nhưng, lý trí nào cấm cản được cảm xúc, nhất là vào thời điểm cảm xúc đó được cộng hưởng, thăng hoa. Bất kỳ ai cũng có nhu cầu thể hiện. Người thực dụng thì thể hiện địa vị, sắc đẹp, cuộc sống đầy đủ, vương giả của mình. Người mơ mộng, lãng mạn thì bồng bềnh trao đi những ánh mắt lả lướt, những cái nắm tay ngày gặp lại thật nóng hổi, bồi hồi.

Đâu cần là người yêu cũ, là bạn bình thường thôi nhưng khi nhận được sự săn đón, ga lăng đầy dẫn dụ và tinh tế thì cũng dễ "đứ đừ" lắm chứ.

Chỉ tuần trước thôi, tôi vừa nhận tin nhắn tâm sự của Thanh Trúc. Cô ấy là người tôi tình cờ quen trên một hội nhóm chăm con. Chúng tôi nói chuyện đã 5 năm, thỉnh thoảng cũng gặp mặt nên khá thân.

Trúc là người mẹ tốt nhưng là người vợ bất hạnh. Chồng cô ngoài nộp lương đầy đủ ra, còn lại như một ông vua con trong nhà. Với tính tình gia trưởng, hắn thường xuyên mặt nặng, mày nhẹ, kiểm soát những hành động và cách cư xử của vợ. Lâu dần, tâm sinh lý của Trúc bị luẩn quẩn trong chiếc vòng kim cô được tạo nên từ ánh mắt, cái đằng hắng của chồng. Cuộc sống hôn nhân ngột ngạt, cô không được lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng. Cô tập trung dành mọi đầu tư cho con.

Thế rồi chuyện gì đến đã đến. Sau hai ngày họp lớp chính, vào đêm đầu tiên sau khi giã bạn, cô đã hẹn hò riêng với một người bạn nam, người này theo như cô nói thì đã chăm sóc, quan tâm cô rất chừng mực suốt thời gian cuộc họp lớp diễn ra. Cô đã trút hết nỗi lòng, khóc như mưa trên vai anh ấy. Trong căn phòng khách sạn ấm cúng, bên ngoài tiếng gió rì rào, họ ái ân quên trời đất.

"Đã 10 năm rồi, từ ngày lấy chồng, tui chưa bao giờ được lắng nghe nhiều như thế. Hình như cũng chưa bao giờ tui được chồng nhìn thấy, chỉ có tui là nhìn chồng, luôn nhìn chồng để thở, để sống", Trúc nhắn.

Vậy là, sau phút sa chân, Trúc vẫn không nói gì nhiều về sự nông nổi, lạc lối của mình. Thay vì dằn vặt, cô lần nữa chĩa hướng sang chồng và những hố sâu hôn nhân vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu.

Tôi đã từng nhiều lần khuyên Trúc: "Hãy sửa mọi thứ ngay từ nơi mình đang đứng chứ đừng dễ dàng buông tay rồi mơ về một chân trời khác xa xôi. Người khác chỉ chèn ép mình, kiểm soát được mình khi mình trao cho người ta cái quyền ấy. Hãy yêu bản thân hơn, hãy đưa ra những đề nghị và thỏa thuận cùng chồng". Nhưng Trúc nào có nghe. Đã quá mệt mỏi nên lần nào như lần nấy, cô luôn tặc lưỡi "kệ". Cô bảo vậy cho nhanh.

Chẳng có gì nhanh mà lại tựu thành. Đởi sống hôn nhân vợ chồng lại càng đặc biệt. Đó là quá trình góp nhặt, bổ sung, sửa chữa cùng nhau từng ngày một. Tỏ tình với nhau thì dễ, nhưng sống hạnh phúc với nhau lâu dài mới khó. Biết đâu người bạn cũ khiến Trúc ngã lòng vào đêm say hôm ấy cũng là một người chồng tồi trong "nấm mồ" của tình yêu của riêng anh ta. Ai dám chắc anh ta sẽ không tì vết nọ, vẹo vọ vết kia... Trục trặc trong hôn nhân thì ai cũng có nhưng sa ngã, ngoại tình thì bạn sai rồi.

Sáng nay, tôi nhắn hỏi: “Thế năm sau có đi họp lớp nữa không?”

Bạn nhắn: "Mình không biết, chắc là không đi". Sự chần chừ của bạn là câu trả lời cho một trong hai dự đoán của tôi. Một, người bạn nam cùng lớp sau đêm "mặn" đã bắt đầu dần nhạt... Hai, theo thời gian, Trúc đã tự nhận ra lỗi sai, sự ê chề khi để cảm xúc đẩy mình đi quá xa.

Những cô cậu sinh viên "không điên đời không nể" của lớp tôi cách đây hơn 10 năm. Giờ có dịp nhìn lại, ai cũng bồi hồi.

Họp lớp quả thật là dịp có rất nhiều chuyện, nhưng thật sự, tôi không muốn nghe những câu chuyện như Trúc kể chút nào. Hãy kể cho tôi nghe về những trận cười nổ trời, những thói quen “dở hơi biết bơi”  nhưng khó bỏ của bạn và bạn của bạn, để chúng ta cùng nhau trẻ lại - vẫn là những cô, cậu học trò tinh nghịch, thân ái ngày xưa.

Minh Thi

ANH THƯ-MINH PHƯƠNG   -   Thứ ba, 10/11/2020 17:45 [GMT+7]

Họp lớp là dịp bạn bè có thể gặp gỡ, ôn lại những kỉ niệm vui, buồn của tuổi học trò. Trước khi buổi họp lớp hứa hẹn nhiều điều thú vị sắp diễn ra, không ít người đã phải băn khoăn có nên đưa vợ hoặc chồng của mình đi cùng?

Nhiều bất lợi

Trao đổi về chủ đề này, chị Lê Thảo [38 tuổi] - giáo viên dạy môn Văn của một trường cấp 3 ở Thanh Hoá - quan niệm, vợ chồng không nên cùng nhau tham gia họp lớp. Do đó, từ khi về chung một nhà, chị chưa bao giờ tham gia họp lớp cùng chồng hoặc ngược lại.

Theo chị Thảo, dù đã lấy nhau nhưng nên tôn trọng kỉ niệm quá khứ của nhau. Ai cũng có vùng trời đẹp riêng, nếu cho chồng đi cùng sẽ cảm thấy bất lợi. Một người thấy lạc lõng, một người sẽ thấy không tự do. Buổi họp lớp vốn là dịp để bạn bè cùng lớp ôn lại những kỷ niệm thời học sinh, sinh viên.

“Chồng của tôi không cùng tôi trải qua những kỷ niệm lúc còn ngồi trên ghế nhà trường nên khi họp lớp, bạn bè có chia sẻ thì chồng tôi cũng không thể hiểu hết được. Để tự nhiên, chúng tôi không bao giờ đòi hỏi được đi họp lớp của người kia” - chị Thảo nói.

Đồng quan điểm, chị V.T.H [Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội] - cho biết, họp lớp cấp 3 hoặc đại học chị dứt khoát không rủ chồng đi cùng. Vì họp lớp là lúc bạn bè gặp nhau, nói chuyện, ôn lại kỉ niệm cũ – quãng thời gian tuổi trẻ. Vì vậy, có sự xuất hiện của chồng hoặc vợ đều cho họ cảm giác lạc lõng. “Vì vậy, chúng tôi thống nhất không nên để vợ hoặc chồng tham gia những buổi họp lớp này” - chị H nói.

Qua những lần họp lớp hoặc nghe câu chuyện xoay quanh họp lớp, chị Thảo kể, đã từng có đôi vợ chồng của bạn, vì dẫn vợ đi họp lớp cùng mà dẫn đến mâu thuẫn.

Vì bạn bè kể lại thời học sinh người chồng có thích một bạn trong lớp, 2 người viết thư qua lại một thời gian. Thời học sinh làm sao tránh khỏi những thứ đó, mà thời đó thích nhau cũng trong sáng.

Tuy nhiên người vợ lại không hiểu và tỏ ra không vui, 2 vợ chồng cãi vã, giận nhau khiến cho buổi họp lớp không còn không khí vui tươi. “Chúng tôi vô tình kể lại như đó là một kỷ niệm đẹp vì bây giờ ai cũng yên bề gia thất rồi” – chị Thảo nói.

Muốn "cấm tiệt" việc đi họp lớp!

Nếu người khác không hề cấm cản việc họp lớp của vợ hoặc chồng thì chị C.A [27 tuổi]- sống tại TPHCM - cho rằng nên cấm tiệt chồng đi họp lớp. Bởi, họp lớp sẽ tạo điều kiện nối lại tình xưa nghĩa cũ của các cặp đôi yêu nhau trên ghế nhà trường.

“Với đàn ông, họp lớp chỉ là lý do nhậu nhẹt chứ chẳng có nghĩa lý hay lợi ích gì cả. Chồng tôi cũng nằm trong số có tình đầu là thời đi học và dĩ nhiên tôi sẽ triệt hết mọi mối quan hệ tình cảm cũ đấy của chồng” - chị C.A nói.

Nói chung, không thể nắm chắc được rằng điều gì sẽ xảy ra trong cuộc họp lớp đó, liệu các ông chồng có họp một cách "trong sáng" không?

Chị C.A cho rằng: “Đấy là chưa kể nhậu nhẹt say xỉn, xảy ra nhiều bất trắc ai lường trước được? Không chuyện chuyện trai gái thì lại chuyện xe cộ. Lúc đấy chỉ có khổ vợ con. Bạn bè có ai lo được? Cho nên, tôi thấy họp lớp là thứ quá vô bổ. Tôi phản đối chuyện họp lớp”.

“Sắp tới chồng tôi họp lớp, tôi sẽ kiên quyết không để anh đi. Tôi chấp nhận mình là một người phụ nữ đa nghi và khó khăn nhưng bản thân mình đã đọc và chứng kiến quá nhiều cảnh tình cũ không rủ cũng tới trong những ngày họp lớp này. Do đó, tôi phải bảo vệ hạnh phúc gia đình mình bằng bất cứ giá nào” – chị C.A quả quyết.

Video liên quan

Chủ Đề