Vì sao không được nuôi tôm hùm đỏ

Liên quan đến sự việc một doanh nghiệp ở Đồng Tháp nuôi tôm hùm đỏ, sinh vật ngoại lai nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT], ông Như Văn Cẩn - Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản [Tổng cục Thủy sản] khẳng định: “Tôm hùm đỏ không được đưa vào danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam."

Ảnh minh họa

Trong những ngày gần đây, thông tin về sự xuất hiện của những con tôm hùm đỏ hung dữ, có thể phá hại môi trường, sinh vật… được nuôi ở xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh [Đồng Tháp] gây xôn xao, khiến nhiều nông dân lo lắng như  đại dịch “ốc bưu vàng”. Về vấn đề này, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản gửi Sở NN&PTNT Đồng Tháp yêu cầu xác minh sự việc và báo cáo các giải pháp xử lý hiện tượng thả nuôi loài ngoại lai trái phép. Xác minh nguồn gốc, số lượng và cách thức xâm nhập vào Việt Nam.

Theo ông Như Văn Cẩn - Vụ trưởng vụ Nuôi trồng thủy sản, con tôm hùm này có tập tính ăn tạp, đào hang phá hoại các bờ ruộng, cạnh trạnh ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. Trước đây, Bộ NN&PTNT đã có nghiên cứu đánh giá, kết quả cho thấy ngoài tập tính không tốt thì hiệu quả kinh tế cũng không cao. Do đó, con tôm hùm này không được đưa vào danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong Thông tư liên tịch số 27 giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên Môi trường, con tôm này được xếp vào nhóm ngoại lai có khả năng xâm hại.

Theo các chuyên gia thủy sản, tôm hùm đỏ còn có nhiều tên tiếng Anh như Crawfish, Crayfish, Crawdads, Mudbugs, Red Swamp Crayfish. Loại tôm này có nhiều ở Louisiana [Mỹ] nên còn gọi là Louisiana Crayfish. Tôm này có thể bò trên cạn như cua, đào hang nhiều ngóc ngách và đẻ trứng trong hang. Nếu thiếu ôxy, nước sạch, thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm, tôm có thể bò ra khỏi nơi sinh sống nên khả năng tôm hùm đỏ phát tán ra ngoài là rất lớn.Vốn có tính ăn tạp, tôm này có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Do đó, tôm Crawfish phát tán có thể mang mầm dịch bệnh nấm tôm Aphanomyces astaci, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm [WSSV] cũng như một số loài ký sinh trùng. Dù đây là đối tượng nuôi phổ biến ở Mỹ, Australia và một số quốc gia khác, nhưng tại Việt Nam sau khi nuôi thử nghiệm, vẫn xem chúng là loài sinh vật ngoại lai nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Tổng cục Thủy sản [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn].

Còn theo các chuyên gia nông nghiệp, Việt Nam là nước nhiệt đới, sản xuất nông nghiệp và đa dạng sinh học. Do vậy, nếu loài tôm này được phát tán, có thể ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, ngành lúa gạo, thủy sản. Đặc biệt, Đồng Tháp là một trong những tỉnh trọng điểm về lúa gạo nên việc bảo vệ môi trường, sinh học là rất quan trọng. 

Để khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản, ông Cẩn cho biết: Các loài ngoại lai xâm hại có thể ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, môi trường tại Việt Nam. Vì vậy, Bộ NN&PTNT đã có quy định về những loài muốn phát triển, du nhập phải có đánh giá tác động đối với môi trường sinh thái, hiệu quả kinh tế mới được sản xuất, kinh doanh. Do vậy, mong người dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của Bộ NN&PTNT, chỉ sản xuất kinh doanh những loài nằm trong danh mục được phép. 

Theo baocongthuong

Liên quan đến việc tôm hùm đất [hay còn gọi là tôm càng đỏ, tên khoa học Cherax quadricarinatus] được coi là ngành kinh doanh tỷ đô của Trung Quốc nhưng lại bị cấm tiêu thụ tại Việt Nam, ngày 23/5, trả lời VTC News, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh [Học viện Tài chính] phân tích những tác hại khôn lường nếu để loài tôm này xâm lấn vào đồng ruộng. 

Theo ông Thịnh, xét về mặt kinh tế cũng như giá bán hiện nay [200.000 - 300.000 đồng/kg], sẽ tốt nếu đưa tôm hùm đất vào kinh doanh. Hơn nữa, loài tôm này có khả năng sinh sản nhanh chóng và chống chịu trước biến động môi trường.

Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, chính từ một số đặc điểm sinh học của tôm hùm đất nên chúng có nguy cơ phá hỏng hệ sinh thái.

 Tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu vào Việt Nam. [Ảnh: Báo Nông nghiệp]

Vì loài này ăn tạp, ăn tất cả thủy sinh, chèn ép các loài sinh vật khác trong môi trường nước khiến chúng không còn thức ăn. Thậm chí, loại tôm này có thể cắt ngang thân lúa cứng, ăn tất cả loại búp cây non, tôm, cá nhỏ.

Lợi ích trước mắt không đáng bao nhiêu nhưng nếu để tôm hùm đất xâm lấn, thiệt hại về lâu dài rất lớn.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

“Điều chúng ta lo lắng nhất, đây là giống tôm ngoại lai, sinh trưởng, phát triển nhanh. Hàng loạt tôm, cá của chúng ta có nguy cơ biến mất nếu để tôm hùm đất xâm lấn.

Vì lẽ đó, việc nghiêm cấm nuôi, phổ biến cũng như tiêu thụ tôm hùm đất hiện nay là yêu cầu bắt buộc đối với thực tế ở nước Việt Nam. Lợi ích trước mắt không đáng bao nhiêu nhưng thiệt hại về lâu dài rất lớn”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng chỉ ra bài học đắt giá của chúng ta từ nhiều năm trước khi những sinh vật ngoại lai như ốc sên, ốc bươu vàng vào Việt Nam.

Với sự phát triển của tôm hùm đất như hiện nay, theo nhận định của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, đó là “sự tàn phá khủng khiếp và khó phục hồi”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái. Nếu phát tán ra đồng ruộng Việt Nam, tôm hùm đất sẽ nguy hại hơn ốc bươu vàng.

Clip: Tôm hùm đất có sức sống mãnh liệt đáng sợ thế nào?

Nhiều ý kiến băn khoăn và cho rằng một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ vẫn tiêu thụ, nuôi và coi tôm hùm đất là đặc sản và Việt Nam có thể quy hoạch các vùng nuôi loài này để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lại không đồng tình với quan điểm trên. “Khía cạnh này lại liên quan đến các nhà sinh học cũng như môi trường của Việt Nam. Tùy theo quốc gia, điều kiện thổ nhưỡng và môi trường sinh thái mỗi nước mà chúng ta có cách quản lý và xử lý.

Việt Nam là môi trường thích hợp để tôm hùm đất phát triển nhanh, đến lúc chúng ta khó khống chế. Chỉ cần một vài con tôm này ra ngoài môi trường, chúng có thể sinh sôi, nảy nở, trở thành mối nguy hại với hệ sinh thái.

Điều đó bắt buộc chúng ta không được nuôi, kể cả mua về dùng. Vì mua về dùng, không tránh khỏi việc rơi ra sông nước, chưa nói tới việc một số người cố tình làm điều đó”, PGS Đinh Trọng Thịnh nói.

Tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội của Quốc hội ngày 22/5, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng khẳng định, tôm càng đỏ là sinh vật ngoại lai mới du nhập vào Việt Nam, rất phàm ăn và còn đào hang, phá công trình thuỷ lợi, gây nguy cơ sạt lở; trong khi hiệu quả kinh tế thấp.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, hiện Việt Nam có khoảng 100 sinh vật ngoại lai như cây mai dương, ốc bươu vàng, gần đây là tôm càng đỏ [tôm hùm đất]... Các cơ quan chức năng đang đặt mục tiêu đến năm 2020, bằng mọi giải pháp để giảm một nửa số sinh vật ngoại lai đó.

Ngày 20/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra công văn hỏa tốc gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ tôm hùm đất. 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, loài tôm hùm đất không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loài ngoại lai xâm hại. Việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản. 

Nhằm bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm. 

Khi phát hiện có phát tán ra môi trường phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt loài tôm hùm đất theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học. 

Đồng thời tuyên truyền, phồ biến về tác hại của loài tôm càng đỏ đối với môi trường và sản xuất nông nghiệp; ngăn chặn sự phát tán của loài này ra môi trường tự nhiên.

Nguyễn Huệ - Minh Khang

Tôm hùm càng đỏ không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loài ngoại lai xâm hại.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NNPTNT], tôm càng đỏ mười chân [còn gọi là tôm hùm đỏ] là loài thủy sinh có nguồn gốc ngoại lai bị du nhập vào Việt Nam vài năm nay theo dạng thực phẩm tươi sống.

Tôm hùm càng đỏ là loài thủy sản có sức chống chịu cao, dễ thích nghi, ăn tạp, sống bò dưới đáy, ưa đào hang, hoạt động về đêm. Khi ra ngoài  môi trường, tôm càng đỏ sinh sôi nhanh chóng, ăn tạp nên phá hại lúa, tiêu diệt tôm bản địa, đồng thời có thể là nguồn gây bệnh cho các loài sinh vật khác.

Vì vậy, Bộ NNPTNT kêu gọi, khi phát hiện có phát tán ra môi trường, phải tiến hành khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt loài tôm càng đỏ – sinh vật ngoại lai xâm hại này.

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến về tác hại của loài tôm càng đỏ này đối với môi trường và sản xuất nông nghiệp; ngăn chặn sự phát tán của loài này ra môi trường tự nhiên.

Tôm hùm đỏ được nhập từ Trung Quốc trong các thùng xốp trọng lượng 20kg/thùng. 1kg tôm được khoảng 32 – 30 con. Thời gian gần đây, loại tôm hùm đất này gây sốt trên thị trường, được rao bán công khai qua mạng, nhiều khách hàng đặt mua vì vị ngon, giá rẻ. Tuy nhiên, người mua đều không biết những tác hại mà loại tôm ngoại lai này gây ra với môi trường và ngành chăn nuôi thủy sản trong nước.

Do những đặc điểm sinh học trên, nên cho đến nay, tôm hùm càng đỏ không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loài ngoại lai xâm hại. Việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định về đa dạng sinh học và thủy sản.

Nhằm bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Bộ NNPTNT vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị tổ chức kiểm tra, xử lí nghiêm các trường hợp kinh doanh, thả nuôi tôm hùm, vi phạm quy định của pháp luật.

Đây là loài tôm không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loài ngoại lai xâm hại. Việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định về đa dạng sinh học và thủy sản.

Video liên quan

Chủ Đề