Hay chị ra chi tiết So sánh về cách sống thụ động

Đề thi thử môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2018

SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU

[Đề thi có 02 trang]

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 - NĂM 2018
Bài thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút. [không kể thời gian phát đề]

I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, dông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời. [1]

Cách sống thụ động có nhiều biểu hiện. Như một trường hợp mà tôi từng hỗ trợ cũng là một kiểu. Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. Nếu tôi không hỏi cũng không biết em ấy đang gặp khó khăn để tìm cách giúp đỡ. [2]

Nguồn lực trong đời không thiếu. Người tốt ở đời rất nhiều. Không lên tiếng chẳng ai biết mà giúp. Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình, chủ động cứu giúp mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em”. [3]

[Trích Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, NXB Hội nhà văn 2017, tr120- 121]

Câu 1. [0.5 điểm] Xác định thao tác lập luận chính và thao tác kết hợp được sử dụng trong đoạn văn [1]

Câu 2. [0.5 điểm] Theo tác giả, cách sống thụ động có những biểu hiện nào?

Câu 3. [1.0 điểm] Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.

Câu 4. [1.0 điểm] Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình.” Vì sao?

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1. [2.0 điểm]

Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn không quá 200 chữ, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2. [5.0 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân [Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016]. Từ đó liên hệ với sự thức tỉnh của Chí Phèo trong cảnh buổi sáng tỉnh rượu [Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016] để nhận xét về cái nhìn nhân đạo của mỗi nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ.

------------------------Hết-----------------------

Hướng dẫn chấm điểm

PHẦNCÂUNỘI DUNGĐIỂM

I

ĐOC̣ HIỂU3.0

1

- Đoạn văn [1]: Thao tác lập luận chính: Bình luận; thao tác kết hợp: So sánh0.5

2

Theo tác giả, cách sống thụ động có nhiều biểu hiện như: Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. ..

0.5

3

- Mượn các hình ảnh so sánh con bè trên dòng nước lớn, sóng gió xô, dông bão cuộc đời để diễn đạt một cách cụ thể, sinh động, biểu cảm về lối sống thụ động và tác hại của việc sống thụ động;

- Sống thụ động là phó mặc, chịu sự chi phối, đưa đẩy từ yếu tố bên ngoài, thiếu chủ động sáng tạo, vì thế sẽ khó đạt được bất cứ mục tiêu nào, không đủ bản lĩnh để vượt qua những thử thách, khó khăn.

1.0

4

- Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, và có lí giải thuyết phục. Sau đây là định hướng:

+ Sống thụ động sẽ không thể hiện được năng lực, thế mạnh, sở trường, khả năng sáng tạo của mình nên không xác lập được giá trị bản thân; sống thụ động mất dần tiếng nói riêng, trở thành vô nghĩa, không ai biết đến, không có đóng góp gì cho xã hội.

+ Học sinh có thể không đồng tình hoặc có ý kiến riêng nhưng nếu lí giải thuyết phục vẫn chấp nhận

1.0

II

LÀM VĂN

7.0

1

Viết một đoạn văn ngắn không quá 200 chữ, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc ̣song hành.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống ở thế chủ động có ý nghĩa với tuổi trẻ hôm nay

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luân theo nhiều cách nhưng cần hướng đến các ý sau:

- Giải thích:

+ Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

+ Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

- Bàn luận:

+ Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết; Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ; Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công

1.0

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Việt Khái

Đề bài

PHẦN I: ĐỌC HIỂU[ 3.0 điểm]

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.

…Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.

[Trích Em không tự cứu mình thì ai cứu emcủa Rosie Nguyễn – Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, NXB Hội nhà văn, 2017, trang 120-121]

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2.Theo tác giả, sống trong thế chủ động có những biểu hiện nào?

Câu 3.Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời”.

Câu 4.Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Em không cứu mình thì ai cứu được em” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN[7.0 điểm]

Câu 1.[2.0 điểm]:

Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ý nghĩa cách "sống ở thế chủ động"của tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2.[5.0 điểm]:

Phân tích đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

[TríchTây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.89, 2015]

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ

* Cách giải:

Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Biểu hiện của “sống ở thế chủ động”: "Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình".

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích

* Cách giải:

Phép tu từ được sử dụng trong câu: So sánh [sống thụ động cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn…] và ẩn dụ [Con bè trên dòng nước lớn, sóng gió, giông bão].

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, lý giải

* Cách giải:

Thí sinh được đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, từ đó đưa ra những lập luận bảo vệ ý kiến.

Ví dụ:

- Đồng ý. Vì chính bản thân ta mới quyết định được cách suy nghĩ, cách làm của mình. Chính mình mới tạo nên số phận của mình, thành tựu của mình.

- Không đồng ý. Vì cuộc đời mình không chỉ do mình quyết định mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như điều kiện, hoàn cảnh sống, sự may mắn…

- Vừa đồng ý vừa không đồng ý. Vì trong cuộc sống thành công một phần do sự nỗ lực của bản thân, một phần còn do sự “trợ giúp” của các yếu tố khác.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

* Cách giải:

- Giải thích:

“Chủ động” là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

“Sống ở thế chủ động” là hành động độc lập, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

- Bàn luận:

Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết;

Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ;

Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công;

Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. [Dẫn chứng minh họa]

- Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động: Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu.

- Liên hệ bản thân

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích [Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng].

- Sử dụng các thao tác lập luận [phân tích, tổng hợp, bàn luận,…] để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài [Sơn Tây] của mình.

-Tây Tiếnlà bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô [1986]

Phân tích đoạn thơ

a] Ngoại hình [bi thương]: được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

- "Không mọc tóc, quân xanh màu lá" đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính Tây Tiến trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

- Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính Tây Tiến, cách nói rất chủ động: "không mọc tóc" chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính Tây Tiến; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

b] Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm [hào hùng]:

- "Đoàn binh" gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" [Tố Hữu], của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" [ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu] [Phạm Ngũ Lão].

- "Dữ oai hùm" là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

- "Mắt trừng" là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

→ Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.

c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ [lãng mạn]:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

- Những người lính Tây Tiến không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. "Dáng kiều thơm" gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình "dáng kiều thơm" đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

d] Lý tưởng, khát vọng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt "biên cương", "viễn xứ" mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính Tây Tiến nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

+ "Đời xanh" là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

d] Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã "gục lên súng mũ bỏ quên đời". Dọc đường Tây Tiến cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ "Áo bào thay chiếu anh về đất". Người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

+ "Áo bào" [áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa] đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

+ "Về đất" là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ [liên hệ câu thơ của Tố Hữu: "Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…"]

+ "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

e] Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:

- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong bốn câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lý tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho Tổ quốc, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người.

Tổng kết

Loigiaihay.com

  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Lê Thánh Tôn

    Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 - 2021 trường THPT Lê Thánh Tôn với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Lương Văn Can

    Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 - 2021 trường THPT Lương Văn Can với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT số 1 Bảo Thắng

    Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 - 2021 trường THPT số 1 Bảo Thắng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển

    Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 - 2021 trường THPT Phan Ngọc Hiển với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Đông Sơn 1

    Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 - 2021 trường THPT Đông Sơn 1 với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. Câu 1: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.

  • Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. Câu 1: Tìm hiểu các phần mở bài [SGK, tr.112-113].

  • Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 11

    Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời.

  • Nghị luận xã hội về câu "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó"

    Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Em hiểu thế nào về lời dạy trên.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [92.32 KB, 6 trang ]

SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU

[Đề thi có 02 trang]

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 - NĂM 2018
Bài thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120
phút. [không kể thời gian
phát đề]

Họ và tên thí sinh :.......................................................................... Số báo danh : ..............................
I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ
động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao
động. Chẳng có cái gì trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may
đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, dông bão xảy ra trên hải trình
vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà
không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên
dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì
dông bão cuộc đời. [1]
Cách sống thụ động có nhiều biểu hiện. Như một trường hợp mà tôi từng hỗ trợ
cũng là một kiểu. Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng
không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ
chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. Nếu tôi
không hỏi cũng không biết em ấy đang gặp khó khăn để tìm cách giúp đỡ. [2]
Nguồn lực trong đời không thiếu. Người tốt ở đời rất nhiều. Không lên tiếng
chẳng ai biết mà giúp. Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì
chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là


chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người
khác giúp đỡ mình, chủ động cứu giúp mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được
em”. [3]
[Trích Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, NXB Hội nhà văn 2017, tr120- 121]
Câu 1. [0.5 điểm] Xác định thao tác lập luận chính và thao tác kết hợp được sử dụng
trong đoạn văn [1]
Câu 2. [0.5 điểm] Theo tác giả, cách sống thụ động có những biểu hiện nào?
Câu 3. [1.0 điểm] Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Sống mà không biết tự cứu lấy
mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để
mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.
Câu 4. [1.0 điểm] Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Sống thụ động thì chẳng khác
gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình.” Vì sao?


II. LÀM VĂN [7.0 điểm]
Câu 1. [2.0 điểm]
Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn không quá 200
chữ, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm
nay.
Câu 2. [5.0 điểm]
Cảm nhận của anh/chị về quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị trong cảnh đêm tình
mùa xuân [Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam năm
2016]. Từ đó liên hệ với sự thức tỉnh của Chí Phèo trong cảnh buổi sáng tỉnh rượu [Chí
Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016] để nhận xét về
cái nhìn nhân đạo của mỗi nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ.

------------------------Hết------------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
Cán bộ coi thi không giải thích gì


thêm.


SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU
[Đáp án gồm 04 trang]

KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM HỌC
2017 - 2018 [LẦN 2]
Bài thi: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

PHẦN
I

CÂU
1
2

3

4

II

NỘI DUNG

ĐOC̣ HIỂ U
- Đoạn văn [1]: Thao tác lập luận chính: Bình luận; thao tác kết hợp: So sánh
Theo tác giả, cách sống thụ động có nhiều biểu hiện như: Khuyến khích đọc


sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn.
Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò
chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. ..
- Mượn các hình ảnh so sánh con bè trên dòng nước lớn, sóng gió xô, dông
bão cuộc đời để diễn đạt một cách cụ thể, sinh động, biểu cảm về lối sống thụ
động và tác hại của việc sống thụ động;
- Sống thụ động là phó mặc, chịu sự chi phối, đưa đẩy từ yếu tố bên ngoài,
thiếu chủ động sáng tạo, vì thế sẽ khó đạt được bất cứ mục tiêu nào, không đủ
bản lĩnh để vượt qua những thử thách, khó khăn.
- Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, và có lí giải thuyết phục. Sau
đây là định hướng:
+ Sống thụ động sẽ không thể hiện được năng lực, thế mạnh, sở trường, khả
năng sáng tạo của mình nên không xác lập được giá trị bản thân; sống thụ
động mất dần tiếng nói riêng, trở thành vô nghĩa, không ai biết đến, không có
đóng góp gì cho xã hội.
+ Học sinh có thể không đồng tình hoặc có ý kiến riêng nhưng nếu lí giải
thuyết phục vẫn chấp nhận
LÀM VĂN
Viết một đoạn văn ngắn không quá 200 chữ, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của
cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay

1

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân hợp, móc xích hoăc s ̣ ong hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống ở thế chủ động có ý nghĩa
với tuổi trẻ hôm nay
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luân theo nhiều cách nhưng cần hướng đến các ý sau:


- Giải thích:
+ Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc
hoàn cảnh bên ngoài.
+ Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ
được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi,
chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

- Bàn luận:
+ Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động
tìm cách giải quyết; Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt
ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát
vọng, ước mơ; Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng
định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động
sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công

ĐIỂM
3.0
0.5
0.5

1.0

1.0

7.0
2.0
0.25
0.25

1.0




PHẦN

CÂU

2

NỘI DUNG
việc và cuộc sống. [D/c minh họa]
+ Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động; Sống ở
thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích
cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với
công dân toàn cầu.
- Bài học: Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm
những cơ hội và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chıı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ
pháp tiếng Viêṭ.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề
nghị luận.
Cảm nhận về quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa
xuân. Từ đó liên hệ với sự thức tỉnh của Chí Phèo trong cảnh buổi sáng tỉnh
rượu để nhận xét về cái nhìn nhân đạo của mỗi nhà văn đối với người lao
động nghèo trong xã hội cũ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiêụ được vấn đề,
Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích quá trình thức tỉnh
của nhân vật Mị, liên hệ với sự thức tỉnh của Chí Phèo để tìm điểm gặp
gỡ và nét riêng trong cái nhìn nhân đạo của Tô Hoài và Nam Cao.
c. Triển khai vấn đề nghị luận


Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng. Cần hướng đến các ý sau:
* Giới thiêụ ngắn goṇ về tác giả, tác phẩm, đoaṇ trı́ch:
- Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Văn ông hấp dẫn bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người giàu vốn
từ vựng, vốn sống, vốn hiểu biết sâu sắc; Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn
đậm chất thơ, giàu tính tạo hình và gợi cảm; Cảnh đêm tình mùa xuân thể
hiện rõ tài năng và cái nhìn nhân đạo của Tô Hoài trong miêu tả, phân tích
quá trình thức tỉnh của Mị.
- Nam Cao là nhà văn xuất sắc, độc đáo của văn học hiện thực phê phán
những năm 1930- 1945, dù viết về đề tài nào, văn ông luôn trăn trở, đau đớn
trước sự tha hóa của con người, sắc sảo trong việc miêu tả, phân tích những
biến đổi tâm lí phức tạp, những ranh giới mấp mé thiện và ác, quỹ dữ và con
người để từ đó khái quát được những hiện tượng có ý nghĩa xã hội, những
triết lí sâu sắc; Chí Phèo là tác phẩm kết tinh cho tài năng và tấm lòng nhân
đạo của Nam Cao, đặc biệt qua cảnh Chí Phèo buổi sáng tỉnh rượu .
* Cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị trong đêm tình mùa xuân:
- Về nội dung:
+ Nguyên cớ hồi sinh: Đất trời Hồng Ngài vào xuân, tiếng sáo rủ bạn yêu,
hơi rượu là nguyên cớ vừa trực tiếp vừa gián tiếp khơi dậy lòng ham sống ở
Mị. Đặc biệt, nguyên cớ từ bên trong- lòng ham sống luôn tiềm tàng, chưa lụi
tắt trong Mị.
+ Quá trình thức tỉnh:

Sự hồi sinh bắt đầu từ ý thức, cảm xúc, biết nhớ về quá khứ tươi đẹp,
nhận ra thực tại khổ đau, bùng lên khát vọng sống mãnh liệt, cháy bỏng cùng
đồng thời xuất hiện suy nghĩ về phản kháng tiêu cực thoát khỏi cuộc sống bế
tắc;
• Từ ý thức đến những hành động quyết liệt không gì dập tắt, Mị thắp


ĐIỂM

0.25
0.25
5.0
0.25
0.25

0.5

1.5


PHẦN

CÂU

NỘI DUNG
đèn, quấn tóc, mặc váy hoa sửa soạn đi chơi. Những hành động liên tiếp
chứng tỏ Mị đã sống dậy khao khát tự do, khao khát hạnh phúc của tuổi thanh
xuân, lòng ham sống trỗi dậy dẫn dắt Mị những phản kháng tích cực;
• Thực tại bị trói đứng nhưng tâm hồn vẫn thăng hoa theo tiếng sáo, Mị
chìm vào hạnh phúc ảo giác, vùng bước theo tiếng sáo trong tâm tưởng cũng
là lúc nhận ra thực tại trong nỗi đau đớn, xót xa. Mị không nghe tiếng sáo
nữa, chỉ nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách, Mị cay đắng trở lại với sự liên
tưởng về kiếp sống không bằng con ngựa;
• Sự thức tỉnh lần này không giúp Mị thay đổi kiếp sống nhưng hé mở
được vẻ đẹp của lòng ham sống luôn tiềm tàng ở người lao động vùng cao
Tây Bắc, nó là cơ sở để khi có cơ hội, người lao động sẽ vùng lên giải thoát
chính mình.


- Về nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, câu văn vừa giàu chất hiện thực
vừa quá đỗi chất thơ, hiểu biết phong phú về phong tục vùng cao Tây Bắc;
Miêu tả, phân tích tâm lí một cách tài tình, biện chứng, đặc biệt việc chọn lựa
chi tiết tiếng sáo để biểu đạt thế giới nội tâm rất tinh tế; Trần thuật linh hoạt,
kết hợp kể gián tiếp và nửa trực tiếp…
* Liên hệ với quá trình thức tỉnh của Chí Phèo trong cảnh buổi sáng
tỉnh rượu:
- Về nội dung:
+ Nguyên cớ hồi sinh: Trước tiên là ở sự xuất hiện của thị Nở- người đàn
bà thô nhám nhưng có trái tim giàu yêu thương, nhân ái; sau nữa là Chí lần
đầu tiên tỉnh rượu sau những cơn say triền miên.
+ Quá trình thức tỉnh:
• Bắt đầu với sự trở về của ý thức: tỉnh rượu, tỉnh táo để nhận thức được
không gian với những thanh âm bình dị [tiếng cười nói của người đi chợ,
tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót…], nhận thức được
thời gian với quá khứ xa xôi từng có niềm ao ước về một gia đình nho nhỏ, ý
thức được bi kịch hiện tại, nghĩ đến tương lai với tuổi già, bệnh tật và cô độc;
• Những cung bậc cảm xúc sống lại để buồn bã, nuối tiếc giấc mơ trong
quá khứ và ngạc nhiên xúc động trước tấm chân tình của thị Nở với bát cháo
hành;
• Đỉnh cao của sự thức tỉnh là suy nghĩ và khao khát hướng thiện, thèm
lương thiện, muốn làm hòa với mọi người, hi vọng mãnh liệt và sự mở đường
của thị Nở;
• Tính người cũng trở về trong những hành động và lời nói rất người:
Chí không còn đập đầu, rạch mặt, ăn vạ, ngược lại có khả năng điều chỉnh
hành vi, thay đổi thói quen, cố uống thật ít để được sống trong yêu thương...;
Không còn chửi vu vơ, phẫn uất cô độc mà biết nói một cách hiền lành, trân
trọng và tình tứ của một người khi yêu “Giá cứ thế này thì thích nhỉ?”…
-Về nghệ thuật: Ngôn ngữ vừa sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi,
tự nhiên; Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí tinh tế, sâu sắc, biện chứng;


Trần thuật linh hoạt, kết hợp hài hòa giữ đối thoại và độc thoại, giữa lời gián
tiếp và nửa trực tiếp; Xây dựng được nhân vật điển hình…
_
* Nhận xét cái nhìn nhân đạo của mỗi nhà văn:
- Điểm tương đồng:
+ Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng của

ĐIỂM

1.0

1.0


PHẦN

CÂU

NỘI DUNG
nhân vật. Ở Mị là vẻ đẹp và sức sống cũng như tinh thần phản kháng mạnh
mẽ của người miền núi, ở Chí Phèo là bản chất lương thiện của con người;
+ Thông cảm, đồng cảm với số phận bất hạnh của những người lao động
nghèo, những con người bị vùi dập, bị lăng nhục và xúc phạm;
+ Lên án, tố cáo những thế lực gây ra số phận đau khổ cho người lao động;
+ Niềm tin vào nhân cách, phẩm chất của người lao động.
- Điểm khác biệt:
+ Nam Cao nhìn con người trong số phận bi kịch, nhân vật của ông chưa
tìm được con đường đi, con đường giải phóng cho chính mình. Vì thế kết thúc
sự thức tỉnh của Chí Phèo là con đường cùng, bế tắc.
+ Tô Hoài nhìn con người trong sự vận động đến với cuộc sống tốt đẹp,


tương lai tươi sáng. Vì vậy kết thúc sự thức tỉnh của Mị trong đêm tình mùa
xuân hứa hẹn một sự phản kháng quyết liệt để giải thoát mình và những người
cùng cảnh ngộ trong đêm mùa đông cuối truyện.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chıı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Tổng điểm: 10 điểm

ĐIỂM

0.25
0.25



Đề thi thử THPTQG môn Văn trường Đồng Tâm năm 2020

Làm bài thi

Xuất bản ngày 04/03/2020 - Tác giả: Giangdh

Xem ngay đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn có đáp án của trường Đồng Tâm [Yên Bái] giúp các em học sinh lớp 12 thử sức tại nhà

Mục lục nội dung

  • 1. Đề thi thử
  • 2. Đáp án

Mục lục bài viết

Dưới đây Đọc tài liệu sẽ chia sẻ đến các em đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn của trường Đồng Tâm - Yên Bái. Qua tài liệu này, hy vọng các em đã có thể nắm vững kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi

Đề thi thử

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.

… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”

[ Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nxb Hội nhà văn, 2017, trang 120-121]

Câu 1. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu : “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.” [0,5 đ]

Câu 2. Theo quan điểm tác giả, sống trong thế chủ động là sống như thế nào? Nó có lợi ích gì? [ 0,5 điểm]

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi [1 điểm]

Câu 4. Anh /chị có đồng tình với quan điểm “em không cứu mình thì ai cứu được em” không ? Vì sao?

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Hãy viết đoạn văn [ khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2 [5,0 điểm]:

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài [Ngữ Văn 12, tập 2, NXBGD Việt Nam] có hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, số phận của nhân vật Mỵ: Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà Thống lý Pá Tra và sự kiện Mỵ cắt dây trói cứu A Phủ.

Anh/ chị hãy phân tích hai sự kiện đó. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của hai sự kiện đó trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm

Đáp án

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Phép tu từ được sử dụng trong câu: So sánh[sống thụ động cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn…] và ẩn dụ [ Con bè trên dòng nước lớn ,sóng gió, giông bão].

Câu 2:

- Sống trong thế chủ động là: chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh.

- Ích lợi của sống chủ động: Nguyên tắc để đạt sự thành công, là điều kiện để thực hiện ước mơ.

Câu 3: Câu "Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi" được hiểu

- Không dám tích cực chủ động, trãi nghiệm, không dám hành động dấn thân vào thực tế thì không thể có thành tựu.

- Khuyên ta nên sống chủ động, tích cực trong học tập, lao động và rèn luyện.

Câu 4: Thí sinh được đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, từ đó đưa ra những lập luận bảo vệ ý kiến.

Ví dụ:

- Đồng ý. Vì chính bản thân ta mới quyết định được cách suy nghĩ, cách làm của mình. Chính mình mới tạo nên số phận của mình, thành tựu của mình.

- Không đồng ý. Vì cuộc đời mình không chỉ do mình quyết định mà còn phụ thuộc nhiều yêu tố khác như điều kiện, hoàn cảnh sống, sự may mắn…

- Vừa đồng ý vừ không đồng ý. Vì trong cuộc sống thành công một phần do sự nỗ lực của bản thân, một phần còn do sự “trợ giúp” của các yếu tố khác.

II. LÀM VĂN

Câu 1: Dàn ý tham khảo

I. Mở bài

- Xác định vấn đề cần nghị luận: Sống ở thế chủ động có ý nghĩa với tuổi trẻ hôm nay.

II. Thân bài

- Giải thích:

  • Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.
  • Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

- Bàn luận:

  • Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết;
  • Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ;
  • Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công;
  • Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. [D/c minh họa]
  • Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động: Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu.

III. Kết bài

- Bài học: Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm những cơ hội và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ.

Bài văn mẫu: Nghị luận về ý nghĩa của cách sống ở thế chủ động

Câu 2: Hướng dẫn làm bài

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và vấn đề cần nghị luận.

b. Thân bài: Phân tích hai sự kiện và nêu ý nghĩa hai sự kiện

- Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà Pá Tra

+/ Nguyên nhân: bị ép buộc vì món nợ của cha mẹ và vì bị A Sử lừa theo tập tục bắt vợ của người vùng cao.

  • Ban đầu Mỵ phản kháng, trốn về có ý định tự vẫn nhưng vì thương cha Mỵ đành trở lại nhà Pá Tra.
  • Chịu sự đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần dẫn đến mất hết ý thức về cuộc sống, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

+/ Ý nghĩa: Phơi bày thực trạng của xã hội thực dân, phong kiến miền núi. Thể hiện sự cảm thông của tác giả trước số phận đau khổ của người dân miền núi dưới chế độ thực dân, phong kiến.

- Sự kiện cắt dây trói giải thoát A Phủ:

+/ Hoàn cảnh: A Phủ vô ý để mất một con bò, bị Pa Tra trói đứng giữa trời đông giá rét.

  • Ban đầu Mỵ vô cảm trước cảnh A Phủ bị trói.
  • Khi thấy dòng nước mắt của A Phủ Mỵ động lòng. Mỵ nghĩ đến bản thân mình, thương mình và thương người đồng cảnh ngộ; Mỵ nghĩ đến sự độc ác của cha con thống lý và ý thức sống trở về, nhận ra dấu hiệu về cái chết Mỵ càng thấy thương A Phủ hơn. Để cuối cùng tất cả trở thành hành đông quyết liệt: cắt dây trói, giải thoát cho A Phủ.

+/ Ý nghĩa: Đồng cảm xót thương trước số phận đau khổ và phát hiện, trân bản chất tốt đẹp của người dân lao động miền núi.

- Nhận xét hai sự kiện trong thể hiện nội dung, tư tưởng:

  • Lột tả chân thực nhân vật và vẻ nên bức chân dung người người lao động vùng cao.
  • Thể hiện cách nhìn về con người và xã hội của nhà văn.
  • Thể hiện biệt tài của nhà văn trong việc nắm bắt các vấn đề cốt yếu từ đó bộc lộ tính cách, số phận nhân vật.

c. Kết bài:

Hai sự kiện phản ánh chân thực số phận của người dân lao động miền núi. Đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn cũng như tài năng nghệ thuật của ông

-------------

Đọc tài liệu vừa gửi đến các em đề thi thử Văn THPT Quốc Gia 2020 của trường Đồng Tâm - Yên Bái. Các em có thể tham khảo thêm đề thi thử THPT Quốc Gia 2020môn Văn của các tỉnh khác trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục.

Đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 42 đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi.

Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.

Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó.

Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.

Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong. Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ
bản: các trắc nghiệm tính cách…

Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu… những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn.

Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình.

[Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.42]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là khó hay dễ? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình? Vì sao?

Đáp án đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 42 đề số 1

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.

Câu 3: "Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt", Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.

Câu 4: Mỗi thí sinh được đưa ra quan điểm của mình đồng tình hoặc không đồng tình và đưa ra lập luận bảo vệ cho quan điểm của mình.

Ví dụ:

- Quan điểm đồng tình vì: Mình phải là người hiểu bản thân mình rõ nhất khi lắng nghe chính mình một cách trung thực. Hỏi ý kiến những người xung quanh chỉ là một kênh tham khảo.

- Quan điểm không đồng tình vì: Thiếu tính khách quan, dễ né tránh hạn chế, nhược điểm của bản thân.

20 đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 số 1
  • Đề đọc hiểu môn Ngữ văn 12 số 2
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 số 3
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 số 4
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 số 5
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 số 6
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 số 7
  • Các đề đọc hiểu Ngữ văn 12 khác

Đọc - hiểu là một phần quan trọng trong bài thi THPT Quốc gia môn Văn. Nhằm giúp các bạn thí sinh đạt tối đa 3 điểm cho phần thi này, VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn: Tuyển tập 20 đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo.

  • Toàn bộ kiến thức về đọc hiểu thi THPT quốc gia
  • Một số đề đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia
  • 6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách phân biệt

Đề số 24 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 24 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây:

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn…

Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn…

Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

[Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức]

Câu 1:Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2:Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.

Câu 3:Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi?

Câu 4:Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn”.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân [Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12]. Liên hệ với chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở [Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11] từ đó anh/chị hãy đánh giá vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: chính luận

Câu 2:

- Biện pháp:

+ So sánh: cuộc đời – con đường đi khó.

+ Liệt kê [gặp phải những hố sau do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, gặp phải mưa bão và tuyết lạnh].

+ Ẩn dụ: hố sâu, thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh: ẩn dụ cho những khó khăn, giông bão, trắc trở mà mỗi chúng ta phải trải qua trên đường đời.

- Tác dụng: biện pháp so sánh, liệt kê và ẩn dụ đã cho thấy vô vàn những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp trên con đường đời. Bởi vậy cần có ý chí mạnh mẽ, niềm tin sắt đá và nghị lực để vượt qua mọi trở ngại đó.

Câu 3:

- Câu nói đã khẳng định trong cuộc đời nếu ta lựa chọn sai hướng đi sẽ khó có thể đi đến thành công, ngược lại nếu có quyết định lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến những kết quả, thành công tốt đẹp.

Câu 4:

- Thông điệp của tác phẩm:

+ Trong cuộc đời sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn, vấp ngã, thậm chí thất bại nhưng khi còn sống, còn hơi thở thì ta không ngừng nỗ lực, cố gắng.

+ Cuộc đời của chúng ta ra sao, thành công hay thất bại đều do chính mỗi chúng ta lựa chọn.

+ Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, lựa chọn cẩn thận để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề

“Sống tức là thực hiện cuộc hành trình không thể trì hoãn”

- Cuộc hành trình: để nói về con đường đời của mỗi con người trong cuộc sống.

- Trì hoãn: chần chừ, do dự trước một dự định nào đó.

=> Câu nói đã khẳng định trên đường đời, con người không thể lựa chọn cách trốn tránh trước những khó khăn mà phải đối mặt, đương đầu để vượt qua chúng và đi đến thành công.

*Bàn luận vấn đề

- Cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận lợi, suôn sẻ, mà luôn có những khó khăn, thử thách vì vậy nếu sợ hãi, nếu “trì hoãn”, trốn tránh, con người sẽ không bao giờ có thể bước đến thành công.

- Cuộc đời của mỗi người là hữu hạn vì vậy nếu còn chần chừ, do dự ta sẽ bỏ lỡ thời gian và những cơ hội quý giá để xây dựng cuộc sống và tìm kiếm thành công.

- Dũng cảm bước đi, chấp nhận đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, con người sẽ trưởng thành, được sống một cuộc đời phong phú, giàu trải nghiệm và có ý nghĩa.

*Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Phê phán những con người gặp khó khăn, thử thách là “trì hoãn”, không dám đương đầu, thậm chí là bỏ cuộc, buông xuôi.

- Cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn của cuộc đời để trên một hành trình dài, chúng ta có thể từng bước rời xa xuất phát điểm, tiến về phía trước, đi đến đích của sự thành công. Đồng thời cần có ý chí, nghị lực, có quyết tâm để thực hiện những ước mơ, những dự định đã đặt ra.

- Cuộc sống của mỗi người là quý giá, vì vậy hãy sống sao cho không phải nuối tiếc vì những năm tháng sống hoài, sống phí.

Câu 2:

1. Mở bài

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chi tiết

- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, là người có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.

- Truyện ngắnVợ chồng A Phủđược sáng tác năm 1952, in trong tậpTruyện Tây Bắc– tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. TậpTruyện Tây Bắcgồm ba truyện:Mường Giơn, viết về dân tộc Thái;Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường;Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo [Mông] – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.

- Chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân là chi tiết đặc sắc của truyện ngắn này.

2. Thân bài

2.1 Giới thiệu nhân vật Mị

* Chân dung, lai lịch:

- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”⟶ nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.

- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thốnglí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ.

* Số phận bi kịch: Do món nợ truyền kiếp mà Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ.

2.2 Phân tích chi tiết

* Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: Mùa xuân về:

- Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ.

- Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà …

* Ý nghĩa chi tiết:

- Làm thức dậy sức sống tiềm tàng trong Mị: Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.

- Trong Mị đã diễn ra một hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh thực tại để tìm lại chính mình:

- Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:

+ Sức sống tiềm tàng:

> Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”

> Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

+ Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng. Trong hơi rượu⟶ sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy

+ Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.

> Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng.⟶ thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.

> Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.

+ Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng: Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi.

=> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị.

=>Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.

2.3 Liên hệ với chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chi tiết

* Giới thiệu nhân vật Chí Phèo

- Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

=> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

- Khi lớn lên [20 tuổi]: Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất. Chí là một con người lương thiện đích thực.

- Vì cơn ghen của Bá Kiến, Chí Phèo bị hắn tống vào tù. Sau 7, 8 đi tù về, Chí bị tha hóa, thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

* Phân tích chi tiết:

- Hoàn cảnh xuất hiện: Sau một đêm say gặp Thị Nở tỉnh dậy.

- Ý nghĩa chi tiết:

+ Thể hiện sự thức tỉnh về mặt nhận thức của Chí sau những chuỗi ngày dài say triền miên.

+ Đánh thức phần người trong Chí sau sự trượt dài của bi kịch tha hóa.

+ Qua chi tiết này Nam Cao khẳng định: chất người không bao giờ mất đi được ngay cả khi họ bị xã hội thối nát, tàn bạo cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính.

2.4 Điểm tương đồng và khác biệt của hai chi tiết:

- Tương đồng:

+ Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc.

+ Góp phần miêu tả thành công sự biến đổi trong tâm lí nhân vật.

- Khác biệt:

+ Ở tác phẩmChí Phèolà những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh, âm thanh ấy hôm nào cũng có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì chỉ đến hôm nay Chí Phèo mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới trở lại hoạt động bình thường.

+ Chi tiết trongVợ chồng A Phủlà tác nhân quan trọng nhất đã giúp cho Mị từ một con người tê dại, vô cảm về tâm hồn giờ đã muốn đi chơi. Nghĩa là muốn phá phách, muốn nổi loạn, để quên đi thực tại phũ phàng, nghiệt ngã, quay về với những tháng năm xưa êm đềm, hạnh phúc của tuổi trẻ và tình yêu.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiHocTot.Nam.Name.Vn

HocTot.Nam.Name.Vn

Bài tiếp theo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

  • Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 27 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 27 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 28 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 28 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. Câu 1: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.

  • Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. Câu 1: Tìm hiểu các phần mở bài [SGK, tr.112-113].

  • Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 11

    Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời.

  • Nghị luận xã hội về câu "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó"

    Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Em hiểu thế nào về lời dạy trên.

Video liên quan

Chủ Đề