Hiến pháp 2023 được thông qua ngày tháng năm nào năm 2024

Ngày 28/11/2013, với đa số phiếu tán thành Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một sự kiện pháp lý đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong lịch sử lập hiến của nước ta. Hiến pháp mới đã kết tinh được trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân, thể hiện được ý Đảng, lòng dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị.

Thực hiện quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước trong việc công bố Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, ngày 8/12/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Lệnh số 18/2013/L-CTN ngày 8/12/2013 về việc công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Lệnh số 19/2013/L-CTN ngày 8/12/2013 về việc công bố Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiến pháp 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều (giảm 1 Chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992). Hiến pháp 2013 chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều. Trong đó có sự sắp xếp các chương, như Chương 11 về Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca, Thủ đô, Ngày Quốc khánh được ghép vào chương 1. Về chế độ chính trị ở Chương 5 trong Hiến pháp hiện hành, về Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân được đưa lên vị trí Chương 2 với tên gọi mới là: Quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân; có 1 chương hoàn toàn mới là Chương 10: Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước.

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy Nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.

Hiến pháp đã thể hiện rõ hơn bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước dân chủ, Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Hiến pháp tiếp tục khẳng định yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 là ngày bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:

Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo như quy định trên, Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày 09 tháng 11 hằng năm.

Năm 2023, Ngày Pháp luật Việt Nam rơi vào thứ 5 ngày 09 tháng 11.

Hiến pháp 2023 được thông qua ngày tháng năm nào năm 2024

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 là ngày bao nhiêu? Khẩu hiệu ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 là gì? (Hình từ Internet)

Khẩu hiệu ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 là gì?

Theo Công văn 1855/BTP-PBGDPL năm 2023 tại đây có nêu rõ khẩu hiệu ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 như sau:

Các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương chủ động lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam phù hợp với nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình. Có thể tham khảo và sử dụng một số khẩu hiệu sau:

- Sống và làm việc theo pháp luật là việc làm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.

- Đẩy mạnh truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi pháp luật.

- Tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Chủ động tìm hiểu, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân, doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật góp phần tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh.

- Tích cực cải cách hành chính, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật góp phần giải phóng nguồn lực, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp.

- Thực hiện tốt công tác truyền thông, phản ứng chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất, kinh doanh.

Nội dung tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 là gì?

Theo Công văn 1855/BTP-PBGDPL năm 2023 có nêu rõ nội dung tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 như sau:

- Ðẩy mạnh phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó tập trung phổ biến chính sách, pháp luật, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; các luật, pháp lệnh, văn bản mới được thông qua năm 2022 và năm 2023; các quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; quốc phòng và an ninh; công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; phòng, chống tội phạm; dân chủ ở cơ sở; dịch bệnh, thiên tai; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ; đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia; các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dự luận xã hội…; thông tin về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, trọng tâm là các điều ước quốc tế về nhân quyền, các Hiệp định Thương mại tự do, các thỏa thuận với các nước có chung đường biên giới...

- Tăng cường công tác truyền thông dự thảo chính sách thuộc phạm vi của Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhất là các dự án Luật có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, bảo đảm quyền lợi của người dân, doanh nghiệp như: dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi); dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)... góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội.

- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam, xuyên tạc nội dung các Luật đang có hiệu lực thi hành và trong quá trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến đối với các dự án Luật, nhất là những dự án Luật có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống Nhân dân.

- Gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với tổng kết 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi lần thứ IV, tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; e) Thông tin, phản ánh, tôn vinh gương người tốt việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật