Hiệu ứng cảm ứng là gì năm 2024

Hiệu ứng cảm ứng là gì năm 2024

  1. Các loại hiệu ứng cấu trúc trong hóa học hữu cơ

Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lẫn nhau mà

phần lớn do sự khác nhau độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết. Các ảnh hưởng gián tiếp như vậy được

gọi là hiệu ứng electron. Ngoài ra, do ảnh hưởng của kích thước các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử

còn có hiệu ứng không gian.

  1. Hiệu ứng electron

Electron là tiểu phân linh động nhất trong phân tử, dù chưa tham gia liên kết hóa học

hoặc đã tham gia liên kết nó đều có thể bị dịch chuyển bởi ảnh hưởng tương hỗ của các nguyên tử trong

phân tử.

Sự dịch chuyển mật độ electron được phân thành hiệu ứng cảm ứng, hiệu ứng liên hợp, hiệu ứng

siêu liên hợp và hiệu ứng trường.

  1. Hiệu ứng cảm ứng (Kí hiệu: I, tên tiếng anh là Inductive effect)

1.1. Bản chất của hiệu ứng cảm ứng

VD: CH3 – CH2 – CH3 µ \= 0

3 2 1

CH3 – CH2 – CH2 – Cl µ \= 1,8D (δ3+ < δ2+ < δ1+)

- Liên kết bị phân cực về phía Cl làm C hơi dương và Cl hơi âm, ảnh hưởng đến liên

kết và

- Sự phân cực của một liên kết cộng hóa trị là nguyên nhân chuyển dịch mật độ electron của các

liên kết σ bên cạnh về phía nguyên tử âm điện hơn. Ảnh hưởng lưỡng cực của liên kết cộng hóa

trị truyền theo mạch các liên kết σ theo cơ chế cảm ứng.

→ Vậy bản chất của hiệu ứng cảm ứng là sự phân cực các liên kết σ lan truyền theo mạch cacbon

do sự khác nhau về độ âm điện liên kết

1.2. Phân loại và quy luật của hiệu ứng cảm ứng

- Quy ước: nguyên tử hidro liên kết với cacbon trong C-H có hiệu ứng I \= 0 (thực tế : liên kết C –

H có phân cực nhưng rất yếu)

- Các nhóm thế chuyển dịch mật độ electron của liên kết σ mạnh hơn hidro thể hiện hiệu ứng –I:

+NR3, - OR, -SR, -NR2, -X,…

δ+ δ-

C → Y : Nhóm –I

+ Hiệu ứng – I có độ lớn tăng theo độ âm điện của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gây ra hiệu

ứng đó

CÁC LOẠI HIỆU ỨNG CẤU TRÚC TRONG HÓA HỌC HỮU

CƠ. QUAN HỆ GIỮA HIỆU ỨNG CẤU TRÚC VỚI TÍNH CHẤT

VẬT LÝ, TÍNH ACID – BASE CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ