Học luật bao nhiêu năm

Luật Luật sư đã quy định cụ thể về các bước để trở thành một luật sư, theo đó, người có nhu cầu trở thành luật sư phải mất ít nhất 6 năm với nhiều khoản chi phí.

Theo số liệu được công bố cách đây chưa lâu, hiện Việt Nam có khoảng 11.000 luật sư, đây là những người góp phần tích cực vào việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Căn cứ Luật Luật sư 2006 và Luật Luật sư sửa đổi 2012, con đường để trở thành luật sư ở Việt Nam như sau.

1. Học 4 năm đại học luật

Theo Luật Luật sư 2006, luật sư phải là những người đã có bằng cử nhân luật. Để có bằng cử nhân luật, người đó phải trải qua 4 năm học tại các trường đại học luật hoặc khoa luật của các trường đại học khác trên cả nước, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân.

2. Học lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư

Sau khi có bằng cử nhân luật, người có nhu cầu trở thành luật sư phải đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề luật sư với thời gian là 12 tháng, theo Điều 12 Luật Luật sư sửa đổi năm 2012. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

Hiện tại, Học viện Tư pháp đang là cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo luật sư, cũng như các nghiệp vụ tư pháp khác như xét xử, kiểm sát, thi hành án dân sự. Mức học phí đào tạo nghiệp vụ luật sư tại Học viện Tư pháp tính đến thời điểm tháng 4/2018 là 15.330.000 đồng.

Để trở thành một luật sư ở Việt Nam là một hành trình dài [Ảnh minh họa]

3. Tập sự tại các văn phòng, công ty luật

Khi đã hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ luật sự được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp, người có nhu cầu trở thành luật sư phải tiếp tục đăng ký tham gia tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư như văn phòng luật, công ty luật.

Trường hợp không thỏa thuận được với các văn phòng luật, công ty luật về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu nơi tập sự.

Thời gian tập sự là 12 tháng; người hướng dẫn phải là người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm luật sư và chỉ được hướng dẫn cùng lúc 3 người.

Riêng người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, tiến sĩ ngành luật, giảng viên cao cấp trong ngành luật sẽ được miễn tập sự.

4. Kiểm tra kết thúc tập sự

Liên đoàn luật sư Việt Nam là đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Thông thường, kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề luật sư gồm 2 phần: Thi viết và thi thực hành. Nội dung thi gồm các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật; pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam…

5. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chhành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Sau khi có chứng chỉ hành nghề, luật sư phải đóng phí gia nhập Đoàn luật sư. Hiện các Đoàn luật sư đang duy trì mức phí khác nhau, cụ thể như phí gia nhập Đoàn luật sư Hà Nội là 10 triệu đồng…

Em hiện đang là sinh viên năm ba  trường đại học luật. Em rất muốn trở thành luật sư trong tương lai. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi tốt nghiệp cử nhân luật thì sau bao lâu có thể làm luật sư Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!

Minh Anh - anh*****@gmail.com

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Cho tôi hỏi đối với ngành luật thì hiện nay thời gian đào tạo của ngành này là bao lâu? Có phải là 04 năm hay không? - Duy Khánh [Bến Tre]

Mục lục bài viết

1. Thời gian đào tạo ngành luật là bao nhiêu năm?

Hiện nay, ngành luật là ngành được đào tạo chủ yếu ở bậc đại học. Theo đó thì thời gian đào tạo ngành luật hiện nay là 04 năm, trong đó cơ bản sẽ có 3,5 năm là đào tạo kiến thức và 0,5 năm là thời gian để sinh viên tham gia thực tập, hoàn thành bài khóa luận của mình.

Thời gian đào tạo ngành luật là bao nhiêu năm? [Hình từ Internet]

2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành luật

Theo đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành luật thì có thể tiếp cận với các cơ hội và lĩnh vực nghề nghiệp như sau:

[1] Luật sư

Tuy nhiên để trở thành luật sư thì bạn cần phải tham gia khóa đào tạo luật sư tại Học viện Tư pháp.

Một luật sư có thể làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc các công ty tư nhân chuyên về luật hoặc cũng có thể tự mở văn phòng riêng. Luật sư cũng có nhiều cơ hội công việc thứ 2, thứ 3 ngoài công việc chính. Đó chính là đảm nhiệm tư vấn pháp luật cho các công ty hay tập đoàn.

[2] Công chứng viên

Bạn có thể làm việc ở phòng công chứng nhà nước hoặc công chứng tư nhân. Các công việc của một công chứng viên là xác thực tính hợp pháp của tài liệu pháp luật.

Để trở thành một công chứng viên, bạn cần công tác trong ngành luật ít nhất 5 năm. Ngoài ra, ngành này cũng tiếp xúc rất nhiều người cũng như nhiều loại hồ sơ nên cần phải có kỹ năng mềm nhất định. Dù làm nhà nước hay tư nhân, thì mức lương của ngành cũng không dưới 10 triệu đồng/tháng.

[3] Thư ký tòa án

Thư ký tòa án, về bản chất cũng như thư ký doanh nghiệp. Đây là nhân sự được tòa án tuyển dụng. Họ được đào tạo nghiệp vụ thư ký và đảm nhiệm nhiều công việc. Điển hình nhất là ghi chép biên bản, tống đạt các văn bản tố tụng. Họ cũng chịu trách nhiệm nhận, giữ và sắp xếp các tài liệu của phiên tòa.

Đồng thời, thư ký tòa án còn thực hiện những công việc trước khi mở phiên tòa. Họ có trách nhiệm phổ biến nội quy phiên tòa, báo cáo với hội đồng xét xử về tình hình có mặt hay vắng mặt của những người được triệu tập. Đồng thời, thực hiện thêm các công việc tố tụng khác theo sự phân công của lãnh đạo tòa án.

[4] Kiểm sát viên

Đây đều là những chuyên gia pháp luật và buộc phải có bằng cử nhân luật. Không những thế, để làm được nghề này thì bạn cũng cần trang bị thêm một số nghiệp vụ về công an hoặc điều tra tội phạm. Nghề này cũng đòi hỏi sự công minh và liêm chính, đạo đức và bản lĩnh. Đây là những đại diện pháp lý trong quá trình truy tố theo đúng hệ thống tố tụng thẩm vấn.

[5] Thẩm phán

Để trở thành thẩm phán thì bạn cần phải trở thành Thư ký và có thời gian đào tạo, làm việc và thi tuyển.

Thẩm phán là mơ ước của nhiều sinh viên học luật mới ra trường. Nếu bạn hỏi học luật ra làm gì, thì đây mà một công việc rất cao quý. Thẩm phán – chân dung của họ chính là người cầm cân nảy mực cho 1 phiên tòa. Họ có trách nhiệm duy trì công lý cũng như thực thi pháp luật.

Thẩm phán sẽ có rất nhiều quyền lực, thậm chí đó là danh vọng hay địa vị. Nhưng công việc này cũng đồng thời đòi hỏi rất nhiều trách nhiệm. Để được làm thẩm phán thì mọi người đều phải học nâng cao lên thạc sĩ, thậm chí là tiến sĩ.

[6] Giảng viên ngành luật

Trở thành giảng viên ngành luật đòi hỏi phải có bằng thạc sĩ tối thiểu hoặc ít nhất, nếu là cử nhân luật loại giỏi thì bạn cũng có cơ hội nhận giữ lại trường. Ngoài kiến thức và kỹ năng sâu rộng, thì giảng viên luật cũng cần có kỹ năng giảng dạy, truyền đạt.

Một giảng viên ngành luật có thể có thu nhập không giới hạn. Vì ngoài trường dạy chính thức, còn có thể nhận thao giảng, thỉnh giảng ở nhiều trường đại học khác nhau.

[7] Chuyên viên pháp lý trong doanh nghiệp

Chuyên viên pháp lý cũng là một trong những công việc mà sinh viên ngành luật nên để tâm tìm hiểu. Chuyên viên pháp lý doanh nghiệp hiện nay rất cần thiết. Vì hiện nay, các doanh nghiệp đều cần một chuyên viên tư vấn luật để đảm bảo quá trình hoạt động đúng pháp luật. Cơ hội việc làm này rất cao và mức lương cũng vô cùng tương xứng, tối thiểu 8 – 10 triệu đồng/tháng.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.

Chủ Đề