Hợp đồng góp vốn có phải xuất hóa đơn không năm 2024

Kế toán doanh nghiệp thường phân vân trường hợp khi doanh nghiệp góp vốn bằng tài sản có phải xuất hóa đơn không? Trường hợp nào thì góp vốn nên xuất hóa đơn? Trường hợp nào thì góp vốn không phải xuất hóa đơn? Những quy định và nguyên tắc liên quan đến góp vốn bằng tài sản diễn ra như thế nào? Dưới đây là những kinh nghiệm trong quá trình doanh nghiệp góp vốn.

1.Hóa đơn chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:

1.1. Bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh

– Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào Công ty TNHH, Công ty Cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là Biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản.

– Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập DN Tư nhân, Văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho DN Tư nhân; Trường hợp không có chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản thì phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá theo quy định của pháp luật để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản cố định.

1.2. Bên có tài sản góp vốn, có tài sản điều chuyển là tổ chức, cá nhân kinh doanh

– Tài sản góp vốn vào DN phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết.

– Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân; Tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

|Đọc thêm: Cách xử lý và hạch toán tiền góp vốn điều lệ

04 nguyên tắc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

2. Góp vốn bằng tài sản để thành lập Doanh nghiệp

Tài sản góp vốn vào DN phải có: Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh; Hợp đồng liên doanh, liên kết; Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn, kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

3. Chuyển nhượng vốn

Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán DN cho DN khác để sản xuất kinh doanh và DN mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của DN bán theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng

Với trường hợp DN góp vốn bằng tài sản mới mua, chưa sử dụng có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp vốn.

5. Tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào DN trách nhiệm hữu hạn, DN cổ phần

– Trong trường hợp này thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là Biên bản chứng nhận góp vốn, Biên bản giao nhận tài sản.

– Những điều trên đều dựa theo:

+ Điểm d Khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC về đối tượng không chịu thuế GTGT. + Khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC về các khoản không phải kê khai tính nộp thuế GTGT. + Khoản 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT. + Điểm 2.15 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Hợp đồng góp vốn có phải xuất hóa đơn không năm 2024

II. Hạch toán góp vốn bằng tài sản

1.Trường hợp cá nhân góp vốn bằng tài sản để thành lập DN

Căn cứ vào Biên bản góp vốn bằng tài sản, Biên bản thẩm định giá, hạch toán: Nợ TK 152, 156, 211 Có TK 411

2. Trường hợp DN góp vốn bằng tài sản cho hoạt động liên doanh, liên kết

– Đối với Bên nhận tài sản góp vốn: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

– Đối với bên góp vốn:

Nợ các TK 221, 222 (Theo giá trị đánh giá lại) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Số khấu hao đã trích) Nợ TK 811 – Chi phí khác Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá) Có TK 711 – Thu nhập khác

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 giúp kế toán dễ dàng hạch toán nhanh chóng, phần mềm kết nối trực tiếp với hóa đơn điện tử cho phép kế toán dễ dàng xuất hóa đơn ngay trên phần mềm. Đặc biệt phần mềm kế toán MISA hiện là phần mềm DUY NHẤT có tính năng nhập liệu tự động chứng từ của nhiều nhà cung cấp vào phần mềm kế toán MISA. Anh chị quan tâm vui lòng đăng ký dùng thử dưới đây:

Về nguyên tắc khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ các đơn vị cần phải xuất hóa đơn giao cho khách hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi mua hàng với giá trị nhỏ thì liệu người bán có cần thiết phải lập hóa đơn hay không, trong trường hợp khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì người bán có phải xuất hóa đơn hay không? Có trường hợp nào mà chúng ta không phải xuất hóa đơn không? Trong bài viết dưới đây, EFY Việt Nam sẽ chia sẻ một số trường hợp không phải xuất hóa đơn

Hợp đồng góp vốn có phải xuất hóa đơn không năm 2024

Các trường hợp không cần phải xuất hóa đơn

1. Các trường hợp không phải xuất hóa đơn theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC

Theo nội dung được quy định tại Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC về việc bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải xuất hóa đơn, bao gồm:

- Tất cả các giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán dưới 200.000 VNĐ thì bên bán không nhất thiết phải lập hóa đơn (trừ trường hợp bên mua yêu cầu bên bán xuất hóa đơn).

Tuy nhiên, trong kế toán luôn có nguyên tắc: Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để phản ánh đúng những nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, bên bán vẫn cần phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tổng hợp lại số tiền đã thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày theo đúng quy định để làm căn cứ để ghi sổ kế toán.

Nếu bên bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ sẽ phải đảm bảo có đầy đủ các tiêu thức như “Thuế suất GTGT” và “Tiền thuế GTGT”. Và bảng kê phải được thực hiện theo đúng thứ tự các giao dịch hàng hóa, dịch vụ đã được bán trong ngày.

- Cuối mỗi ngày, các đơn vị kinh doanh cần phải lập một hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ thể hiện được tổng cộng của bảng kê theo đúng như nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

* Các trường hợp không phải xuất hóa đơn theo Phục lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC

Bên cạnh đó, tại Phục lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định chi tiết các trường hợp không nhất thiết phải xuất hóa đơn, cụ thể:

- Hàng hóa xuất nhằm mục đích điều chuyển cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc (chi nhánh, cửa hàng ở khu vực địa phương khác,...) hoặc hàng hóa xuất điều chuyển giữa các chi nhánh hay giữa các đơn vị phụ thuộc với nhau.

- Hàng hóa xuất cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng hoàn toàn; hàng hóa xuất bán lưu động; hàng hóa được xuất để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu có thể sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.

- Các giao dịch mua - bán ngoại tệ phát sinh ở nước ngoài thì đơn vị chỉ cần lập Bảng kê chi tiết doanh số mua - bán theo từng loại ngoại tệ. Tuy nhiên, trường hợp có phát sinh ngoại tệ ở trong nước thì bắt buộc đơn vị phải lập hóa đơn theo đúng quy định pháp luật.

- Giao dịch mua - bán vàng, bạc, đá quý của cá nhân không kinh doanh thì chỉ cần lập bảng kê hàng hóa mua vào.

- Các cá nhân, tổ chức không kinh doanh nhưng có vốn góp vào công ty TNHH/ cổ phần là tài sản thì chứng từ đối với tài sản góp vốn chỉ cần là biên bản chứng nhận góp vốn và biên bản giao nhận tài sản.

- Các tài sản được điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức với nhau; các tài sản điều chuyển khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì các tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển chỉ cần có điều chuyển tài sản, kèm theo đó là hồ sơ nguồn gốc tài sản còn không cần phải xuất hoá đơn.

2. Các trường hợp không cần xuất hóa đơn theo nội dung quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC

Hợp đồng góp vốn có phải xuất hóa đơn không năm 2024

Trường hợp không phải xuất hóa đơn theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC

Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC được Bộ tài chính ban hành ngày 31/12/2013 có quy định các trường hợp không cần phải kê khai hóa đơn GTGT và không cần tính nộp thuế GTGT:

- Các khoản thu - nhận tiền thưởng, hỗ trợ, bồi thường, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác, đơn vị chỉ cần lập chứng từ thu theo quy định

- Các giao dịch mua dịch vụ từ tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân không cư trú tại Việt Nam nhưng các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.

- Các giao dịch bán tài sản của các tổ chức, cá nhân không kinh doanh và không phải là người nộp thuế GTGT

- Giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có chịu thuế GTGT của các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Các tài sản cố định đang sử dụng nhưng đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn; hoặc điều chuyển giữa các đơn vị thành viên bởi một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn nhằm phục vụ cho mục đích hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT thì không cần phải lập hoá đơn và kê khai và nộp thuế GTGT.

- Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.

- Trường hợp thu đòi người thứ 3 đối với hoạt động bảo hiểm

- Các khoản thu hộ nhưng không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị kinh doanh.

- Doanh thu từ việc hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý, doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý thì không cần phải xuất hóa đơn GTGT.

3. Các trường hợp không cần xuất hóa đơn theo nội dung quy định Thông tư 78/2014/TT-BTC

Theo quy định tại Khoản 2.4 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính ban hành có quy định các trường hợp mua hàng mà không cần tới hóa đơn đầu vào.

Theo đó, các chi phí mà doanh nghiệp mua vào hàng hóa, dịch vụ nhưng không có hóa đơn chứng từ được phép lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ theo mẫu số 01/TNDN, mà không phải lập bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

4. Các trường hợp không cần xuất hóa đơn theo nội dung quy định Thông tư 119/2014/TT-BTC

Hợp đồng góp vốn có phải xuất hóa đơn không năm 2024

Trường hợp không phải xuất hóa đơn theo quy định tại Thông tư 119/2014/TT-BTC

Theo nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung cho quy định tại Khoản 4, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định cụ thể các trường hợp không cần xuất hóa đơn:

- Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh hay đảm bảo tính liên tục trong ciệc cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh thì không phải xuất hóa đơn GTGT, nộp thuế GTGT.

- Các trường hợp đơn vụ kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao tài sản, các đơn vị kinh doanh không cần phải lập hóa đơn.

- Các trường hợp xuất vật tư, thiết bị, máy móc, hàng hóa dưới hình thức cho vay, mượn, hoàn trả, nếu có đầy đủ hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, đúng quy định thì đơn vị kinh không phải lập hóa đơn, tính hay nộp thuế GTGT.

- Đối với các đơn vị kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, co sự luân chuyển nội bộ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh không phải tính thuế GTGT đầu ra, các đơn vị kinh doanh cần phải có những quy định rõ ràng với đối tượng và hạn mức hàng hóa dịch vụ được sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.

Hy vọng rằng những chia sẻ của iHOADON về các trường hợp không cần phải xuất hóa đơn trên đây sẽ giúp ích cho các bạn chưa có kinh nghiệm phần nào bổ sung thêm kiến thức về hóa đơn trong quá trình làm việc, tránh được những sai lầm không đáng có xảy ra.