How do we design for the future nghĩa là gì năm 2024

Đằng sau thành công của một sản phẩm/dịch vụ, luôn có bóng dáng của một quy trình thiết kế chuyên nghiệp. Tại Lollypop, “Bóng dáng” ấy mang tên Agile Design Process (Quy trình thiết kế linh hoạt).

Quy trình thiết kế linh hoạt (Agile Design Process)

Cách tiếp cận này được Lollypop học hỏi và tinh chỉnh từ Design Thinking Process (Quy trình Tư duy Thiết kế) vô cùng nổi tiếng của Don Norman- một quy trình thiết kế đã góp phần làm nên tên tuổi của những tên tuổi lớn như Apple, Airbnb, và Uber trên khắp thế giới.

Điểm độc đáo của Agile Design Process nằm ở khả năng linh hoạt, sẵn sàng điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, và đặc tính văn hóa riêng biệt của từng khu vực. Điều này giúp quy trình này phù hợp với cả doanh nghiệp SMEs và các tập đoàn lớn trên toàn cầu. Hãy cùng khám phá thêm chi tiết ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về Agile Design Process.

Giai đoạn 1: Research (Nghiên cứu)

Giai đoạn “Nghiên cứu” chính là bước khởi đầu quan trọng, mang lại cái nhìn tổng quát về dự án cũng như những hiểu biết sâu sắc về Khách hàng (doanh nghiệp). Đây là bước quan trọng tạo nên cơ sở để xây dựng sản phẩm đáp ứng mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của người dùng mục tiêu. Giai đoạn này bao gồm 2 bước đầu tiên của Design Thinking Process.

  1. Empathize (Đồng cảm)

Mỗi Doanh nghiệp sẽ có định hướng và tầm nhìn rất riêng dành cho mỗi sản phẩm của họ. Do đó, ở bước “Empathize”, Lollypop sẽ đặt Clients làm trọng tâm nhằm đảm bảo những định hướng thiết kế của chúng tôi luôn gắn liền với mục tiêu của họ (Tăng nhận diện thương hiệu, Tiếp cận tệp người dùng mới, Tăng traffic cho Website, v.v).

Để bắt đầu, Lollypop sẽ gửi đến Clients một mẫu câu hỏi về nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể:

  • Vision: “Công ty hình dung sự phát triển của sản phẩm/dịch vụ trong tương lai như thế nào? Công ty muốn truyền đạt thông điệp hoặc mang đến giá trị gì đến người dùng qua sản phẩm/dịch vụ này?”
  • Unique Value Proposition: “Sản phẩm/dịch vụ mang lại những lợi ích cạnh tranh nào cho doanh nghiệp trong thị trường mục tiêu? Sản phẩm/dịch vụ sẽ giải quyết điểm đau (pain point) nhức nhối nào của người dùng?”
  • Use case: “NNgười dùng sẽ sử dụng sản phẩm này trong tình huống nào? Quá trình sử dụng sản phẩm của người dùng diễn ra như thế nào?”
  • Competition: “Ai là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty? Sản phẩm/dịch vụ này có những điểm độc đáo nào so với các sản phẩm khác đã tồn tại trên thị trường?
  1. Define (Xác định)

Sau khi nhận được câu trả lời từ phía Khách hàng, đội ngũ thiết kế của Lollypop sẽ tổng hợp, phân loại và phân tích thông tin, nhằm xác định Problem Statement (Tuyên bố Vấn đề) chính của dự án. Từ đó, Lollypop sẽ tư vấn về thời gian, nguồn lực cần thiết cho dự án để tối ưu hóa chiến lược phát triển sản phẩm.

Về cơ bản, Problem Statement là một mô tả ngắn gọn về một vấn đề cụ thể, bao gồm trạng thái hiện tại của vấn đề, trạng thái mong muốn đạt được trong tương lai, và khoảng trống hiện tại giữa hai trạng thái đó. Problem Statement giúp đội thiết kế hiểu rõ vấn đề cần giải quyết và cung cấp cái nhìn tổng quan cho quá trình thiết kế giải pháp.

Sau khi hoàn thành Problem Statement, các UX Designers của Lollypop sẽ lên kế hoạch và tiến hành Discovery Workshop với phía đối tác trong khoảng 2-3 tuần để thống nhất về hướng tiếp cận của dự án. Xuyên suốt Workshop này, nhóm cũng sẽ tiến hành các nghiên cứu và tạo dựng 1 số deliverables như:

  • SWOT Analysis: Một mô hình phân tích tình hình kinh doanh qua 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức), giúp UX Designers có cái nhìn và đánh giá tổng thể về công ty và mô hình kinh doanh.
  • Empathy Map: Một công cụ trực quan giúp Designers hiểu rõ cảm xúc và suy nghĩ của người dùng, thu được thông qua các phương pháp nghiên cứu như khảo sát, phỏng vấn, quan sát người dùng. Các thông tin sau đó được chia thành 4 nhóm, “Says” – ý kiến, phản hồi và nhận xét của người dùng); “Thinks” – niềm tin, giả định và thái độ của người dùng; “Feels” – trạng thái cảm xúc của người dùng (sợ hãi, thất vọng và vui vẻ); “Does” – hành động của người dùng (hành vi, thói quen và thói quen).
  • User personas: Các bản mô tả chân dung người dùng cuối dùng (end users) dưới nhiều phương diện như user profile (hồ sơ người dùng), environment (môi trường), psychographics (tâm lý học), pain points (điểm đau), goals (mục đích sử dụng), & scenarios (tình huống sử dụng). User personas giúp Designers hiểu sâu hơn về người dùng, qua đó, đưa ra các quyết định thiết kế phù hợp, đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của họ.
  • User journey map: Bản đồ mô tả tuần tự về hành trình tương tác của người dùng với một sản phẩm/dịch vụ. Nó giúp xác định mục tiêu, động lực, điểm đau và điểm tiếp xúc (touch points) giữa người dùng và doanh nghiệp, hỗ trợ các Designers khám phá các điểm chạm cần cải thiện nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
  • Competitive Analysis: Quá trình phân tích và đánh giá các giải pháp của đối thủ cạnh tranh (tính năng, chức năng, quy trình, cảm xúc mang lại, v.v) giúp Designer đưa ra quyết định thiết kế hợp lý nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, đồng thời tạo ra điểm khác biệt và ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Design Audit: Quá trình đánh giá, phân tích sản phẩm/dịch vụ nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu hiện tại dựa trên nhiều phương pháp và hệ tiêu chuẩn khác nhau như Heuristic Evaluation, User Testing, v.v), từ đó đưa ra các cải tiến và điều chỉnh về mặt hình thức, tính năng và trải nghiệm người dùng.

Giai đoạn 2: Design (Thiết kế)

Giai đoạn này có thể xem là quan trọng nhất trong toàn bộ dự án, khi mà các UI và UX Designers hợp tác chặt chẽ để tạo ra giải pháp thiết kế tốt nhất cho vấn đề đã đặt ra. Trong thời điểm này, vai trò của Clients chuyển từ việc định hình sang theo dõi và đánh giá. Giai đoạn Design của Lollypop sẽ bao gồm 3 bước còn lại của Design Thinking Process.

  1. Ideate (Ý tưởng hóa)

Mục tiêu của bước Ideate là tối đa hóa khả năng tìm ra giải pháp thực sự hiệu quả cho các vấn đề của dự án. Để đạt được mục tiêu này, các Designer sẽ tham gia vào quá trình brainstorming, trao đổi và góp ý liên tục để tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Các ý tưởng phù hợp nhất và tốt nhất thường được tích hợp vào một hành trình người dùng lý tưởng trong tương lai (User Journey To-Be) hoặc được minh họa dưới dạng Storyboard, giúp khách hàng dễ hình dung về trải nghiệm mà thiết kế mới sẽ mang lại.

Bên cạnh đó, các Designers cũng cần tạo ra một số Giao phẩm (Deliverables), bao gồm:

  • Feature Listing & Prioritization: Quá trình liệt kê và sắp xếp thứ tự ưu tiên các tính năng dựa trên mức độ quan trọng, giúp xác định tính năng nào nên triển khai trong bản phát hành đầu tiên (MVP) và những tính năng có thể bổ sung cho các bản phát hành sau.
  • User Flow: Sơ đồ trực quan mô tả một cách tuần tự các hành động hoặc tác vụ mà người dùng thực thi trên website/app từ khi bắt đầu sử dụng đến khi hoàn thành một mục tiêu cụ thể.
  • Task Flow: Một sơ đồ chi tiết về các hành động mà người dùng cần làm để hoàn thành một tác vụ cụ thể theo trình tự tuyến tính, không có nhánh phụ như User Flow.
  • Information Architecture (IA): một hệ thống thông tin được tổ chức và thiết kế một cách logic nhằm giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, truy cập và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. IA bao gồm Sitemap – Bản đồ mô tả cấu trúc và liên kết giữa các trang; Taxonomy – Phân loại các nội dung và thông tin thành các nhóm, danh mục hoặc thẻ; Navigation – Các menu, nút điều hướng, thanh công cụ và các liên kết khác; Contextual Help – Các tài liệu hướng dẫn người dùng khi gặp trở ngại; Các nút tìm kiếm (Search) và Nội dung (Content) trên website/app.
  • Design Direction: Tài liệu lưu trữ định hướng thiết kế cho sản phẩm, bao gồm Moodboard – Bảng tóm tắt các ý tưởng, cảm hứng, màu sắc, hình ảnh, hay phong cách thiết kế; và Visual direction – Tập hợp các nguyên tắc giúp định hướng cho các Designers về phần nhìn (visual) của sản phẩm, bao gồm các yếu tố như màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh, icon, đồ họa, layout, v.v.. Tài liệu này giúp định rõ các nguyên tắc thiết kế cần tuân thủ để giữ cho giao diện người dùng nhất quán.
  1. Prototype (Nguyên mẫu)

Bước Prototype sẽ nhằm tạo ra một phiên bản sơ bộ của sản phẩm/dịch vụ có thể được kiểm tra, đánh giá và cải thiện trước khi bước vào Giai đoạn Phát triển. Một số “Deliverables” thường được tạo ra trong bước Prototype bao gồm:

  • Wireframes: Những bản phác thảo bố cục các giao diện Website/app dưới dạng Box Holder, nhằm thể hiện các elements chính như vị trí nút (button), văn bản, hình ảnh hay các vùng chức năng.
  • Proof of Concept (POC): Các bản trình bày phục vụ cho mục đích kiểm tra tính khả thi & tiềm năng của ý tưởng thiết kế, cũng như giúp Clients hiểu rõ ý tưởng và đưa ra “Feedback”. Tùy theo tính chất và phạm vi dự án, Designers có thể trình bày ý tưởng theo nhiều định dạng POC khác nhau (Prototypes, Mockups, Diagrams, Presentations, v.v). Trong đó, Prototypes là định dạng được ưa dùng nhất trong các dự án thiết kế UI/UX, do nó cung cấp một phiên bản thử nghiệm của sản phẩm, cho phép người dùng tương tác trực tiếp và tìm ra các khu vực cần cải thiện.
  • UI Style Guide: Bản mô tả các quy tắc và tiêu chuẩn thiết kế được bàn giao cho các bên liên quan (UI Designers, Dev, Marketing), giúp đảm bảo tính nhất quán trong giao diện người dùng của Website/App. UI Style Guide bao gồm các hướng dẫn về màu sắc, font chữ, độ rộng và khoảng cách, cách bố trí, hiệu ứng hình ảnh, biểu tượng, v.v.
  1. Test (Kiểm thử)

Kiểm thử chính là bước cuối cùng trong Giai đoạn Design, lúc này, các Designer sẽ kiểm tra chức năng và khả năng sử dụng của phiên bản Prototypes đã được hoàn thiện để thu thập phản hồi từ người dùng hoặc các bên liên quan. Một số phương pháp Testing thường được sử dụng là:

  • A/B testing: Phương pháp so sánh hai phiên bản của sản phẩm, trong đó người dùng sẽ được phân vào từng nhóm ngẫu nhiên và trải nghiệm 1 trong 2 phiên bản. Sau đó, hiệu suất của mỗi phiên bản sẽ được đo lường và so sánh để xác định phiên bản nào hoạt động tốt hơn.
  • Usability testing: Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng của sản phẩm hay giao diện người dùng trong một số tình huống sử dụng khác nhau và thu thập phản hồi từ người dùng để cải thiện.

Giai đoạn 3: Development (Phát triển)

Ở giai đoạn Development, đội ngũ thiết kế sẽ bàn giao các tài liệu thiết kế chính như Information Architecture, Visual design, Prototypes, Style Guide hoặc Design system,… cho Team Dev (Đội ngũ lập trình) để bắt đầu giai đoạn phát triển sản phẩm. Lưu ý rằng các tài liệu có thể bao gồm các UI/UX design annotations, ghi chú chi tiết về các yếu tố thiết kế như kích thước khối, khoảng cách giữa các thành phần và các hành động nút tương tác, v.v.

Với những tài liệu này trong tay, các Developers đã có đủ nguồn tài liệu để phát triển sản phẩm. Trong đó, các vai trò chính ở giai đoạn này bao gồm:

  • Lập trình Front-End: Sử dụng các ngôn ngữ lập trình kết hợp với các công nghệ (MEAN stack, Flutter, Native OS) để xây dựng phần giao diện người dùng (UI) của Website/app theo thiết kế UX UI đã có.
  • Lập trình Back-end: Sử dụng các ngôn ngữ lập trình, Framework và công cụ chuyên dụng để thiết kế cơ sở dữ liệu, xây dựng API, tích hợp dịch vụ, xử lý logic và tính toán, giúp đảm bảo ứng dụng hoạt động đúng cách và cung cấp các dịch vụ cho phía Front-end và người dùng cuối.
  • Quality Control (QC): Tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm và khắc phục các trục trặc, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng trước khi bàn giao cho phía Doanh nghiệp.

Lưu ý: Để đảm bảo rằng các yếu tố thiết kế hoạt động hiệu quả và đáp ứng mong đợi của khách hàng và người dùng, sự hợp tác và giao tiếp chặt chẽ giữa hai đội là rất quan trọng. Trong khi đội ngũ Dev cần nắm vững giải pháp thiết kế để lập trình đúng theo yêu cầu, đội ngũ Design cũng cần sát cánh để hiểu rõ những đặc điểm, hạn chế kỹ thuật, để điều chỉnh và tạo ra những thiết kế thân thiện với quá trình lập trình.

Tạm kết

Xuyên suốt Quy trình thiết kế, các Designers của Lollypop sẽ thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên, trong thực tế, Lollypop sẽ cân nhắc bỏ qua một số hoạt động dựa theo yêu cầu của Clients, để có thể giảm thiểu chi phí và tối ưu thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Đó cũng chính là ý nghĩa của từ “Agile” (Linh hoạt) mà Lollypop luôn luôn theo đuổi trong tất cả các dự án thiết kế!

Một quy trình thiết kế chỉn chu sẽ luôn là nền tảng vững chắc, tạo nên những sản phẩm/dịch vụ thành công, mang lại nhiều giá trị cho người dùng. Vì vậy, nếu bạn đang ấp ủ cho một dự án phát triển sản phẩm, hãy