Hướng dẫn cách tính giá gia công

– Căn cứ theo Khoản 5, Điều 5 của Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCA-BQP về quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường như sau:

” Cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên – nhiên – vật liệu để gia công tại cơ sở gia công khác thì phải có hợp đồng gia công lại kèm theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và lệnh điều động”

– Tại điều 9, Thông tư 219 có hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT quy định như sau:

” Dịch vụ gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài sẽ chịu thuế suất thuế GTGT 0%”

– Tại Điều 7, Thông tư 219 quy định:

” Giá tính thuế GTGT đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa”

Hướng dẫn cách tính giá gia công

\>>>> Xem thêm: Tổng hợp 03 điểm khác biệt giữa Thông tư 200 và 133 về chế độ kế toán

a) Đối với bên thuê gia công

Khi chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cho đối tác nhận gia công, kế toán thuê bên gia công cần lưu ý: các nguyên vật liệu và hàng hóa này vẫn thuộc mà chủ sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp không bán hay cho, tặng mà chỉ vận chuyển sang phía đối tác gia công để thực hiện dịch vụ.

Vì vậy, kế toán không được hạch toán giá trị các hàng hóa, vật tư này sang các tài khoản phải thu (TK 131, TK 181) hoặc các tài khoản phải trả như TK 331.

Theo quy định tại điều 27 của thông tư 200/2014/TT-BTC, các chi phí sản xuất, kinh doanh thuê ngoài gia công chế biến, nguyên vật liệu, hàng hóa thuê gia công được theo dõi ở tài khoản 154.

b) Đối với bên nhận gia công

Các nguyên liệu, hàng hóa nhận về để gia công của bên nhận gia công đều không thuộc sở hữu của doanh nghiệp và không phải tài sản doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán của bên nhận gia công không được theo dõi các nguyên vật liệu, hàng hóa này tại các tài khoản như TK 152 (nguyên vật liệu) hoặc TK 155, TK 156.

Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp cần chủ động lập phiếu nhập kho, theo dõi, ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công. Khi xuất hàng gia công trả lại thì phải lập phiếu xuất kho và chỉ xuất hóa đơn GTGT đối với tiền công gia công và tiền nguyên vật liệu, phụ liệu,…

3. Hướng dẫn hạch toán hàng gia công theo thông tư 200

a) Đối với bên thuê gia công

– Khi hàng hóa hoặc nguyên vật liệu mua về được chuyển thẳng đi gia công, chế biến lại mà không nhập kho thì kế toán cần ghi:

Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, nguyên vật liệu mua chuyển ngay đi gia công, chế biến lại (không bao gồm thuế GTGT);

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào;

Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán của hàng mua

– Nếu hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho để đem đi gia công, chế biến lại thì kế toán cần ghi:

Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, nguyên vật liệu đem đi gia công, chế biến lại

Có TK 1561, TK 152: Trị giá xuất kho

– Chi phí gia công và các chi phí khác phát sinh trong quá trình gia công như chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền công,… và căn cứ vào các chứng từ liên quan mà kế toán cần hạch toán như sau:

Nợ TK 154: Chi phí phát sinh trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hóa

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331, 334,…: Tổng số tiền đã thanh toán hoặc phải thanh toán tương ứng;

– Khi hàng gia công, chế biến xong được đem về nhập kho, sau đó được gửi bán hoặc chuyển bán thẳng thì kế toán cần ghi như sau:

Nợ TK 1561: Trị giá hàng hóa nhập kho sau khi gia công và chế biến lại;

Nợ TK 152: Trị giá nguyên vật liệu nhập kho;

Nợ TK 157: Trị giá hàng hóa nếu gửi bán thẳng sau gia công, chế biến lại;

Nợ TK 632: Trị giá hàng hóa nếu bán trực tiếp cho khách hàng sau khi gia công, chế biến lại;

Có TK 154: Trị giá hàng hóa gia công, chế biến đã hoàn thành;

Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.

* Lưu ý: Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì chỉ cần thay tài khoản 1561 thành 156 và hạch toán tương tự như trên.

Gia công chế biến là một hoạt đông sản xuất trong doanh nghiệp, làm thay đổi hình thái và bản chất của nguyên vật liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm mới. Vậy so với loại hình sản xuất thì gia công nó có khác biệt gì trong cách tính giá thành sản phẩm? Sau đây mời các bạn cùng Ketoanviethung tìm hiểu cụ thể vấn đề này

Hướng dẫn cách tính giá gia công
Gia công chế biến thịt

  1. Khái niệm gia công

    Gia công là một hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên đi thuê sẽ cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, có thể bao gồm cả máy móc, thiết bị để bên nhận gia công thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm và nhận về thù lao

    1. Cách tính giá thành đối với bên đi thuê gia công – chế biến

      2.1. Giá thành sản phẩm của bên đi thuê gia công bao gồm:

      • Chi phí nguyên vật liệu đem đi gia công
      • Chi phí phát sinh trong quá trình gia công:

      Ví dụ: Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đi gia công

      • Chi phí gia công phải trả cho đơn vị nhận gia công

      2.2. Cách hạch toán kế toán đối với bên đi thuê gia công khi tính giá thành gia công

      – Chi phí xuất nguyên vật liệu đi gia công

      Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang (tăng lên)

      Có TK 152: Nguyên liệu trong kho (giảm đi)

      • Phát sinh chi phí gia công (nếu có)

      Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang (tăng lên)

      Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)

      Có TK 111, 112, 331

      – Nhập kho thành phẩm gia công

      Nợ TK 155: Thành phẩm (tăng lên)

      Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (giảm đi)

      2.3 Ví dụ minh họa

      Công ty Việt Hưng sản xuất hàng may mặc. Trong tháng 06/2019 phát sinh hàng đi gia công gửi cho công ty Minh Hùng. Nguyên vật liệu gửi đi gia công gồm có:

      – Vải chính ( 1000m x đơn giá 35.000đ/m) = 35.000.000

      – Vải lót (100m x đơn giá 20.000đ/m), = 2.000.000

      – Chỉ may 45S/2 ( 35 cuộn x 100.000đ/cuộn),= 3.500.000

      – Chỉ vắt sổ 60/3 (30 cuộn x 50.000 đ/cuộn), = 1.500.000

      – Chỉ thùa 60/2 ( 10 cuộn x 60.000đ/cuộn), =600.000

      – Thùng carton ( 60 cái x 24.500/cái), = 1.470.000

      – Túi PE (910 x 2.500/cái). = 2.275.000

      – Mếch 40inch (200m x 17.000đ/m)=3.400.000

      – Cúc (2730 cái x 300 đ/cái)=819.000

      – Thẻ mác bằng giấy: 910 cái x 700đ/cái

      – Nhãn dệt : 910 cái x 1000 đ/cái

      Đơn giá thuê gia công là 35.000đ/cái quần dài nam, chưa VAT (Bao gồm cắt, may, là, hoàn thiện đóng gói). Sản phầm hoàn thành nhập kho là 910 cái quần dài nam. Công ty Việt Hưng thuê xe tải vận chuyển nguyên vật liệu đến cho công ty Minh Hùng số tiền là 7.700.000đ trả bằng tiền mặt (đã có VAT)

      Lưu ý: Chi phí vận chuyên nguyên vật liệu Công ty Việt Hưng chịu, Chi

      phí vận chuyển thành phẩm công ty Minh Hùng chịu. Tất cả nguyên vật liệu chuyển sang bên Minh Hùng đã sử dụng hết.

      BÀI GIẢI

      – Khi xuất nguyên vật liệu đi gia công (Phiếu xuất đi gia công)

      Nợ TK 154: 52.111.000

      Có TK 152: 52.111.000

      – Chi phí tiền vận chuyển nguyên vật liệu mang đi gia công (Phiếu chi tiền mặt)

      Nợ TK 154: 7.000.000

      Nợ TK 133: 700.000

      Có TK 111: 7.700.000

      – Chi phí thuê gia công (Chứng từ tiền thuê gia công)

      Nợ TK 154: 31.850.000

      Nợ TK 133: 3.185.000

      Có TK 331: 35.035.000

      – Nhập kho thành phẩm

      Nợ TK 155: 90.961.000

      Có TK 154: 90.961.000

      Trong đó:

      + Tổng giá thành sản phẩm = 52.111.000 + 7.000.000 + 31.850.000 = 90.961.000 đồng

      + Giá thành đơn vị sản phẩm = 90.961.000/910 = 99.957,14 đồng/sản phẩm

      1. Giá thành đối với đơn vị nhận về gia công cho đi gia công lại

        Khi hàng nhận về gia công không làm hết cho đi gia công lại khi xuất nguyên vật liệu đi chỉ viết phiếu xuất kho, không hạch toán nguyên vật liệu xuất đi gia công.

        Khi đó giá thành của sản phẩm xuất đi gia công bao gồm:

        + Chi phí phát sinh khi đi gia công (ví dụ: tiền thuê xe chở nguyên liệu,…)

        + Chi phí trả cho đơn vị nhận gia công

        *) Phương pháp hạch toán

        – Khi phát sinh chi phí gia công

        Nợ TK 154: Chi phí SXKD DD (tăng lên)

        Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)

        Có TK 111, 112, 331:

        – Nhập kho thành phẩm gia công

        Nợ TK 155: Thành phẩm (tăng lên)

        Có TK 154: Chi phí SXKD DD (giảm đi)

        *) Ví dụ minh họa

        Công ty Việt Hưng nhận gia công hàng may mặc. Trong tháng 06/2019 phát sinh hàng đi gia công gửi cho công ty Tuấn Tiến. Nguyên vật liệu gửi đi gia công gồm có

        – Vải chính ( 1000m x đơn giá 35.000đ/m) = 35.000.000

        – Vải lót (100m x đơn giá 20.000đ/m), = 2.000.000

        – Chỉ may 45S/2 ( 35 cuộn x 100.000đ/cuộn),= 3.500.000

        – Chỉ vắt sổ 60/3 (30 cuộn x 50.000 đ/cuộn), = 1.500.000

        – Chỉ thùa 60/2 ( 10 cuộn x 60.000đ/cuộn), =600.000

        – Thùng carton ( 60 cái x 24.500/cái), = 1.470.000

        – Túi PE (910 x 2.500/cái). = 2.275.000

        – Mếch 40inch (200m x 17.000đ/m)=3.400.000

        – Cúc (2730 cái x 300 đ/cái)=819.000

        – Thẻ mác bằng giấy: 910 cái x 700đ/cái

        – Nhãn dệt : 910 cái x 1000 đ/cái

        Đơn giá thuê gia công là 32.000đ/cái quần dài nam, chưa VAT (Bao gồm cắt, may, là, hoàn thiện đóng gói). Sản phầm hoàn thành nhập kho là 950 cái quần dài nam. Công ty Việt Hưng thuê xe tải vận chuyển nguyên vật liệu đến cho công ty Minh Hùng số tiền là 5.500.000đ chưa thanh toán (đã có VAT)

        LƯU Ý

        Chi phí vận chuyên nguyên vật liệu Công ty Việt Hưng chịu, Chi phí vận chuyển thành phẩm công ty Minh Hùng chịu. Tất cả nguyên vật liệu chuyển sang bên Minh Hùng đã sử dụng hết.

        BÀI GIẢI

        – Chi phí vận chuyển

        Nợ TK 154: 5.000.000

        Nợ TK 133: 500.000

        Có TK 331: 5.500.000

        – Chi phí thuê gia công

        Nợ TK 155: 30.400.000

        Có TK 154: 30.400.000

        Trong đó:

        + Tổng giá thành sản phẩm = 5.000.000 + 30.400.000 = 35.400.000 đồng

        + Giá thành đơn vị/cái quần dài = 35.400.000/950 = 37.263,16 đồng/cái quần

        Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.