Hướng dẫn chọn dây dẫn

Việc chọn dây dẫn phù hợp, chuẩn xác sẽ mang lại lợi ích nhất định trong quá trình thi công, lắp đặt các thiết bị điện. Cùng tham khảo cách tính tiết diện dây dẫn để ứng dụng vào thực tế, giúp tiết kiệm chi phí và sự an toàn trong quá trình thi công nhé!

Tiết diện dây dẫn là phần diện tích mặt cắt vuông góc với dây dẫn. Việc tính toán và chọn lựa kích cỡ cho tiết diện dây luôn được quan tâm, tính toán để đưa ra cách nối hệ thống dây một cách tiết kiệm chi phí, an toàn và chuẩn xác nhất.

Việc chọn tiết diện dây dẫn phù hợp còn giúp tiết kiệm chi phí lắp đặt và tiết kiệm tối đa điện năng truyền dẫn. Cách tính tiết diện này dùng cho các công trình dân dụng, nhà hàng, quán coffee, bể bơi,...

Cách tính tiết diện dây dẫn theo từng yếu tố

Để biết cách tính tiết diện dây dẫn, chúng ta cần căn cứ theo yếu tố về dòng điện và theo công suất. Mỗi yếu tố có cách tính riêng biệt và có bảng tra cứu khác nhau.

→ Hướng dẫn tính tiết diện dây dẫn theo dòng điện

Hướng dẫn tính tiết diện cho dây dẫn 3 pha:

S = I/ J

Trong đó:

  • S là tiết diện của dây dẫn, được tính bằng đơn vị mm2
  • I là cường độ của dòng điện chạy qua dây dẫn, được tính bằng đơn vị Ampe [A]
  • J là mật độ cho phép dòng điện, được tính bằng đơn vị A/ mm2.

Mật độ cho phép của dây nhôm thông thường là 4,5 A/mm2; thấp hơn mật độ cho phép của dây đồng là 6A/ mm2.

Thông thường, cần quy đổi các giá trị công suất về đúng 1 đơn vị W. Điều này giúp cho việc lựa chọn thiết kế, chọn chất liệu dây dẫn theo từng hạng mục công trình được chính xác. Thực hiện thông qua cách căn cứ vào công suất chịu tải cho từng nhánh điện được miêu tả trong sơ đồ: 1kW = 1.000W, 1 HP = 750W.

Bảng tra theo dòng điện

→ Hướng dẫn tính tiết diện dây dẫn theo công suất

Để tính toán tiết diện của dây dẫn theo công suất, anh em sẽ dựa vào mật độ dòng điện chạy qua.

Công thức tính tiết diện dây dẫn theo công suất:

S = I ⁄ jkt

Trong đó:

  • S là tiết diện của dây dẫn; được tính bằng đơn vị tính mm2
  • I là òng điện lớn nhất của đường dây trong điều kiện làm việc bình thường nhưng đã kể đến phụ tải, hay dòng điện trung bình khi chạy qua phụ tải.
  • jkt là mật độ của dòng điện kinh tế, để biết chỉ số này, anh em có thể tham khảo bảng tra ngay bên dưới.

→ Bảng tra theo công suất

Range of rated current [dòng định mức làm việc] Conductor cross-sectional area [tiết diện dây dẫn] A mm2 AWG/MCM 0 8 1,0 18 8 12 1,5 16 12 15 2,5 14 15 20 2,5 12 20 25 4,0 10 25 32 6,0 10 32 50 10 8 50 65 16 6 65 85 25 4 85 100 35 3 100 115 35 2 115 130 50 1

Cách lựa chọn dây dẫn có tiết diện phù hợp

Sau khi đã tính toán được thông số tiết diện, nên chọn dây điện lớn hơn so với kết quả tính 1 cấp. Điều này giúp cho dự phòng an toàn và nâng cấp cho phụ tải sau này. Thông thường, một thời gian sau sẽ phát sinh nhiều thiết bị điện khác trong nhà.

→ Dây dẫn ngoài trời

Dây dẫn ngoài trời là dây dẫn từ phía trụ điện đi đến đồng hồ điện lực ở trong nhà. Phần dây dẫn này có vài trò nối từ lưới điện địa phương đến nhà, thường nằm ngoài trời mà không hề được che chắn, bảo vệ.

Đoạn dây dẫn ngoài trời này thường được cơ sở điện lực địa phương cung cấp mỗi khi mở đăng ký công tơ điện mới. Anh em không cần quá quan tâm vấn đề này.

→ Dây dẫn phân chính

Đây là loại dây dẫn nối từ đồng hồ điện đến tủ chính, từ tủ chính phân chia đến các khu vực khác trong phòng, chẳng hạn tầng 1, tầng 2, tầng 3,...

Để lựa chọn dây dẫn phân chính có tiết diện phù hợp, anh em nên căn cứ theo 4 bước như sau:

  • Bước 1: Tính tổng công suất của các thiết bị điện mà gia đình đang sử dụng. Giả sử có P = 5kW.
  • Bước 2 Sử dụng công thức tính dòng điện: I=P/U, đồng nghĩa với I = 5*1000/220 = 22.72 A.
  • Bước 3: Sử dụng công thức tính tiết diện: S=I/J, suy ra S=22.72/6 = 3.78 mm².
  • Bước 4: Hiện nay, trên thị trường có các loại dây dẫn phân chính là 4mm2 và 6mm2. Thực tế, hãy chọn loại lớn hơn 1 cấp đó là dây dẫn tiết diện 6mm2.

→ Dây dẫn phân nhánh

Dây dẫn phân nhánh là dây dẫn điện đến những thiết bị chiếu sáng như bóng đèn, máy lạnh, ti vi,.... hay bất cứ ổ điện nào khác.

Với những thiết bị ổ cắm điện, công tắc đèn, quạt, tủ lạnh, tivi hoặc các thiết bị công suất dưới 1kW, nên dùng dây súp mềm với tiết diện 2 x 1,5 mm2.

Với thiết bị như bếp điện, lò sưởi,... hay bất cứ loại khác có công suất từ 1kW đến 2kW, nên dùng loại cáp PVC với 2 lớp cách điện an toàn, đồng thời tiết diện sẽ khoảng 2 x 2,5 mm2 để đảm bảo an toàn về điện và cơ.

Với những thiết bị còn lại có công suất lớn hơn 2kW, tuỳ theo loại công suất mà anh em chọn tiết diện phù hợp, như phần trên đã hướng dẫn nhé.

Chủ Đề