Hướng dẫn công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Formaldehyt hay các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo đều là những chất sử dụng thường xuyên trong ngành công nghiệp dệt may. Nếu sử dụng ở đúng mức giới hạn cho phép, các chất này đều sẽ giúp các sản phẩm trở nên thẩm mỹ. Trong trường hợp vượt mức cho phép, chất formaldehyt hay các amin thơm đều có thể gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, chất formaldehyt còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu. Do đó, thực hiện chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may là thủ tục bắt buộc đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc

1. Chứng nhận hợp quy hàm lượng Formaldehyt trong sản phẩm dệt may

Chứng nhận hợp quy hàm lượng Formaldehyt trong sản phẩm dệt may là quá trình kiểm tra và xác nhận rằng sản phẩm dệt may đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến hàm lượng Formaldehyt được phép trong sản phẩm. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm được chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may được áp dụng chứng nhận bắt buộc đối với sản phẩm dệt may.

Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Formaldehyt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như kích ứng da, viêm mũi, ho, khó thở, và nguy cơ gây ung thư. Việc giới hạn mức Formaldehyt trong sản phẩm dệt may đảm bảo rằng người tiêu dùng không phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tiềm tàng do hợp chất này.

Quá trình chứng nhận hợp quy hàm lượng Formaldehyt thường được thực hiện bởi các cơ quan kiểm nghiệm độc lập và có uy tín. Bộ Công thương đã ra Quyết định chỉ định Vinacontrol được thực hiện chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm được chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may.

Kể từ ngày 01/01/2019, tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam bắt buộc phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy dệt may và công bố hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT với Sở Công thương.

Hướng dẫn công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 21/2017/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may.

Sản phẩm dệt may nào không phải chứng nhận hợp quy?

– Hành lý của người nhập cảnh; tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế;

– Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế;

– Hàng mẫu để quảng cáo không có giá trị sử dụng; để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất;

– Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại; hàng hóa tạm nhập – tái xuất; hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; hàng đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa để tiêu thụ);

– Quà biếu, tặng trong định mức miễn thuế;

– Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức miễn thuế;

– Vải và các sản phẩm dệt may chưa được tẩy trắng hoặc chưa nhuộm màu.

Sản phẩm dệt may nào bắt buộc phải chứng nhận hợp quy?

Theo quy định tại QCVN 01:2017/BCT thì tất cả các sản phẩm dệt may được quy định tại phụ lục 1 của quy chuẩn này đều phải tiến hành chứng nhận hợp quy. Các sản phẩm dệt may cần chứng nhận hợp quy được chia làm 3 nhóm chính:

– Nhóm 01: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền.

– Nhóm 02: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

– Nhóm 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

Danh mục chi tiết các sản phẩm phải công bố hợp quy, kính mời quý khách hàng tham khảo tại đây

VPQI là đơn vị được Bộ Công thương chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may, đồng thời phòng thử nghiệm được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm luôn đáp ứng mọi nhu cầu chứng nhận của quý khách hàng !

Quy trình chứng nhận của VPQI

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, hoàn thiện bản đăng ký chứng nhận sản phẩm dệt may với VPQI

Bước 2: Thoả thuận chi phí, ký kết hợp đồng

Bước 3: Tiến hành đánh giá hợp quy và lấy mẫu thử nghiệm

– Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại nhà máy hoặc xưởng sản xuất kết hợp lấy mẫu thử nghiệm (theo phương thức 5) hoặc

– Xem xét cảm quan sản phẩm, đánh giá hồ sơ lô hàng kết hợp lấy mẫu thử nghiệm (Theo phương thức 7)

Bước 4: VPQI hoàn thiện hồ sơ cấp chứng chỉ hợp quy; Hướng dẫn khách hàng sử dụng dấu hợp quy

Bước 5: VPQI hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ và công bố hợp quy tại Sở Công thương các tỉnh, thành phố.

Hồ sơ công bố hợp quy

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/giám định của tổ chức chứng nhận/giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

1. Bản công bố hợp quy theo mẫu tại thông tư 28/2012/TT-BKHCN 2. Chứng chỉ hợp quy sản phẩm dệt may phù hợp QCVN 01:2017/BCT kèm mẫu dấu hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy trên cổng thông tin dịch vụ công quốc gia hoặc thành phố hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Công Thương) và 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.