Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Phần tiếp theo trong series ”Hướng dẫn tự học Tableau“, SmartData sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình thiết kế 1 dự án (project) hoặc 1 báo cáo (report) trên Tableau Desktop.

Giới Thiệu

Tableau luôn được biết đến là 1 trong những công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ, hỗ trợ phân tích dữ liệu với số lượng lớn với đa dạng các khoảng thời gian, các biến định danh (dimensions) và các biến định lượng (measures). Tuy nhiên, để tối ưu hoá sức mạnh của Tableau cũng như tạo ra những sản phẩm phân tích và báo cáo dữ liệu đạt hiệu quả cao, ta cần có 1 kế hoạch tỉ mỉ. Vì thế, việc hiểu rõ quy trình để tạo nên 1 sản phẩm tốt là 1 việc hết sức quan trọng, không chỉ ở trong ngành dữ liệu mà còn trong rất nhiều những ngành nghề khác. Sự am hiểu và kỷ luật trong cách thức làm việc sẽ tạo nên những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Mục đích cuối cùng của việc sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu nói chung và Tableau nói riêng là tạo nên những sản phẩm, những dashboard chất lượng kể được những câu chuyện về dữ liệu (data storytelling) mà chúng ta muốn truyền tải đến người đọc. Để đạt được điều đó, cần có rất nhiều bước được thực hiện theo 1 quy trình chặt chẽ như sau:

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024
Design Flow trong Tableau

Connect to Data Source – Kết Nối Nguồn Dữ Liệu

Phần mềm Tableau hỗ trợ đầy đủ những phương thức kết nối phổ biển, nó được tích hợp sẵn các module hỗ trợ thiết lập kết nối khi được cung cấp đầy đủ các thông số cần thiết. Tableau có thể kết nối hầu như là mọi nguồn dữ liệu từ các tệp văn bản, nguồn dữ liệu quan hệ, nguồn dữ liệu SQL đến các cơ sở dữ liệu được thiết lập trên cloud.

Build Data Views – Xây Dựng Báo Cáo

Sau khi kết nối đến 1 cơ sở dữ liệu, bạn có thể sử dụng được các trường và dữ liệu có sẵn trên môi trường Tableau. Bạn tiến hành phân loại chúng thành các biến định danh và các biến định lượng và tạo ra các phân cấp dữ liệu nếu cần thiết. Sau khi phân loại bạn sẽ có được những trường cần thiết để xây dựng những báo cáo. Tableau với tính năng drap and drop ( kéo và thả ) sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng những báo cáo trong thời gian ngắn.

Enhance the Views – Tối Ưu Báo Cáo

Các báo cáo sau khi được tạo ra cần được tối ưu để việc phân tích và diễn giải trở nên trực quan hơn. Việc tối ưu bao gồm sử dụng các bộ lọc, tạo các tính toán, đặt tên các trục, định dạng màu sắc, kích thước cho các thành phần,…vv.

Create Worksheets – Tạo thêm nhiều Worksheet

Tạo thêm nhiều các worksheet mới với mỗi worksheet ứng với 1 loại báo cáo, có thể cùng hoặc khác những trường dữ liệu. Ví dụ, với cùng 1 loại dữ liệu ta có thể tạo 2 worksheet với 2 dạng biểu đồ khác nhau để thể hiện những mục đích khác nhau khi báo cáo.

Create and Organize Dashboards – Tạo và Sắp Xếp Dashboard

Dashboard bao gồm rất nhiều những Worksheet được liên kết với nhau. Chính vì vậy, mỗi sự thay đổi trên bất kỳ worksheet nào cũng sẽ ảnh hướng đến kết quả được hiển thị ở Dashboard.

Create a Story – Tạo story

Story là 1 trang bao gồm 1 loạt các worksheet hoặc dashboard được sắp xếp nhằm truyền tải 1 thông điệp. Ta có thể dùng story để diễn tả các chuỗi sự kiện có liên quan, cung cấp các bối cảnh, chứng minh các giá trị nhân-quả hoặc đơn giản là đưa ra 1 tình huống và khiến nó trông hấp dẫn hơn.

Tổng Kết

Như vậy, SmartData đã hướng dẫn đến các bạn quy trình để thiết kế một báo cáo trong Tableau BI, hi vọng bài viết này có thể giúp các bạn áp dụng những kiến thức trên vào công việc thực tế hằng ngày.

Nếu bạn là newbie có thể tham khảo bài viết này để tìm hiểu lộ trình học DA trong 3 tháng của SmartData.

Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, bạn có thể tham gia các kênh sau của SmartData để nhận được nhiều hơn nữa:

Nhu cầu tạo báo cáo Dashboard phân tích chi tiết ngày càng gia tăng trong doanh nghiệp. Nếu hơn 1 thập kỷ trở về trước, chỉ có những bộ phận đặc biệt như Tài chính, Dữ liệu mới cần tạo Dashboard. Thì “bức tranh” đó đã thay đổi ở thời điểm hiện nay, nhiều phòng ban đã bắt đầu có nhu cầu về Dashboard, yêu cầu thông tin chi tiết, rõ ràng. Marketing, HR, Kế- Kiểm toán, Sales đều cần tạo Dashboard. Và Tableau là công cụ hàng đầu thế giới hỗ trợ việc đó.

Thế nhưng, bạn đã biết cách tạo một Dashboard trong Tableau chưa? Cùng UniTrain tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Các bước tạo Dashboard trong Tableau

Dashboard là một phương pháp tuyệt vời để kể câu chuyện dữ liệu và giúp người đọc báo cáo có thể nhanh chóng hiểu thông tin về dự án hơn.

Bước 1: Cài đặt và khởi chạy phần mềm Tableau

Bước đầu tiên là tải xuống phần mềm Tableau. Bạn có thể thực hiện việc này từ trang web Tableau, chọn khả năng tương thích với hệ điều hành Mac hoặc Windows, tùy theo hệ điều chỉnh máy tính của bạn.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Bước 2: Kết nối với nguồn dữ liệu

Đầu tiên, khởi chạy Tableau và chọn tùy chọn Connect to Data. Từ đó, chọn nguồn dữ liệu bạn muốn kết nối.

Tableau hỗ trợ các nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm các hệ thống tệp như Excel và CSV, cơ sở dữ liệu quan hệ như máy chủ Oracle và SQL, và các hệ thống đám mây khác nhau.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Bước 3: Tạo 1 Sheet mới

Tạo một Sheet mới trên Tableau thực hiện theo các thao tác sua. Đầu tiên, mở Tableau và chọn biểu tượng New Worksheet từ thanh công cụ.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Tiếp theo, chọn nguồn dữ liệu bạn muốn sử dụng cho Sheet của mình. Khi bạn đã chọn nguồn dữ liệu, bạn sẽ cần chọn trường dữ liệu nào bạn muốn đưa vào Sheet.

Kéo các trường mong muốn từ ngăn nguồn dữ liệu vào canvas. Sau khi bạn đã chọn các trường dữ liệu của mình, bạn có thể bắt đầu tạo Sheet.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Bấm OK để đóng hộp thoại và áp dụng các thay đổi

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Bước 4: Mở Dashboard mới

Để tạo Dashboard mới, hãy nhấp vào nút Dashboard trên thanh Menu ở đầu màn hình. Thao tác này sẽ hiển thị một cột thả xuống. Chọn New Dashboard. Bạn có thể đổi tên theo mong muốn.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Cửa sổ mới bao gồm một không gian làm việc trống và một Dashboard ở bên trái màn hình. Ngăn Dashboard trên bảng này có ba phần.

– Size giúp bạn đặt kích thước cho Dashboard và đảm bảo nó tương thích với các thiết bị di động và máy tính để bàn. – Sheets cho phép bạn thêm vào hoặc xóa Dashboard khỏi cácVisualization Sheets khác nhau. ‍ – Objects hữu ích để thêm hình ảnh, văn bản, trang web và tiện ích mở rộng vào Dashboard.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Mặt khác, tab Layout trên Dashboard giúp mang lại tính thẩm mỹ hơn trong việc thiết kế. Nó cho phép bạn điều chỉnh đường viền, phần đệm và hình nền.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Bước 5: Cài đặt cấu hình kích thước Dashboard

Bước tiếp theo của quy trình tạo Dashboard là chọn biểu tượng Dashboard trên Menu. Trong phần Size, hãy nhấp vào nút thả xuống để chọn kích thước bạn muốn cho Dashboard của mình. Tùy thuộc vào sở thích, bạn có thể chọn tùy chọn kích thước bằng cách nhấp vào nút Custom.

Bước 6: Thêm các Sheets có liên quan

Khi bạn đã đặt kích thước Dashboard, bạn có thể thêm luôn các Sheets có liên quan. Để làm điều đó, hãy kéo từng Sheet và thả chúng trên canvas. Giờ đây, Dashboard sẽ hiển thị các hình ảnh trực quan của dữ liệu có trong Sheet đó.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Bạn phải sắp xếp các Sheets để phù hợp với không gian làm việc có sẵn. Để làm điều đó, hãy nhấp vào từng biểu đồ hoặc hình ảnh và chọn tùy chọn Floating trên menu thả xuống ở bên phải màn hình. Điều này cho phép bạn di chuyển từng hình ảnh xung quanh, tạo và sắp xếp khung vẽ.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Bạn cũng có thể phóng to hoặc thu nhỏ kích thước của từng hình ảnh trên Dashboard của mình. Chỉ cần nhấp vào hình ảnh mong muốn, nhấp và giữ bất kỳ đỉnh nào của hình ảnh và thay đổi kích thước chúng theo ý bạn.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Bước 7: Thêm bộ lọc (Bước quan trọng trong quy trình tạo Dashboard)

Một Dashboard tuyệt vời phải có tính tương tác và giúp người đọc linh hoạt hơn về cách họ xem dữ liệu và khám phá câu chuyện đằng sau những con số — chẳng hạn như xem phạm vi thời gian, khu vực hoặc nhân khẩu học cụ thể. Bộ lọc giúp bạn đạt được mức độ tương tác này.

Thêm bộ lọc vào Dashboard bằng cách làm theo các bước sau:

  1. Nhấp vào Sheet mà bạn muốn thêm bộ lọc vào trong Dashboard, cho đến khi đường viền xuất hiện xung quanh Sheet đó.
  2. Chọn mũi tên xuống nhỏ bên cạnh hình ảnh và nhấp vào tùy chọn Filter.
  3. Chọn một bộ lọc bạn muốn thêm.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Bước 8: Thêm đối tượng

Bạn có thể thêm các nút khác nhau vào bảng điều khiển từ tính năng Objects của Dashboard và xác định công dụng của chúng trước khi sử dụng. Ví dụ: bạn có thể thêm vào biểu tượng công ty, tiêu đề dự án hoặc ảnh chụp màn hình của trang web.

Hướng dẫn sử dụng tableau năm 2024

Bước 9: Thay đổi sang chế độ trình bày

Việc chuyển sang chế độ trình bày sẽ giúp bạn tương tác với các hình ảnh trực quan hóa của mình dễ dàng hơn. Trong chế độ trình bày, bạn có thể ẩn các công cụ xây dựng và tập trung hoàn toàn vào Dashboard. Bằng cách đó, bạn có thể đánh giá câu chuyện dữ liệu, bố cục bản trình bày và bộ lọc của mình và đảm bảo mọi thứ đều tốt trước khi xuất ra. Đây cũng là bước cuối cùng để tạo Dashboard trong Tableau hoàn chỉnh.

Để vào chế độ trình bày, hãy nhấp vào biểu tượng Presentation ở góc trên bên phải của giao diện Tableau.