Hướng dẫn thành phố buồn guitar

Nếu bạn là “người mới” trong lĩnh vực content marketing, muốn trở thành copywriter nhưng đang hoang mang không biết nên bắt đầu như thế nào thì…

…Chúc mừng bạn đến với thế giới của những con chữ!

Rất nhiều bài viết có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi này nhưng không phải tác giả nào cũng diễn đạt nó theo cách dễ hiểu nhất và đưa cho bạn những ví dụ thực tế.

Mình hứa với bạn:

Cho dù bạn có đang xem copywriting là một công việc chính hay chỉ để kiếm thêm thu nhập thì bài hướng dẫn này sẽ giải đáp TẤT CẢ các câu hỏi của bạn về công việc “hấp dẫn” này…

Cho dù bạn có đang xem copywriting là một công việc chính hay chỉ để kiếm thêm thu nhập thì bài viết này sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi của bạn về copywriting. 

Và quan trọng nhất, bài viết này chỉ ra những sai lầm mà một copywriter không được mắc phải [nhưng mình đã từng mắc phải].

Hãy cùng mình bắt đầu ngay!

Lưu ý

Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin cho những câu hỏi của riêng bạn thì đừng ngần ngại nhấn vào mục lục bên dưới để đi thẳng đến phần có câu trả lời cho bạn nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Định nghĩa copywriting và copywriter

Copywriting là cụm từ quen thuộc đối với những ai đang làm trong lĩnh vực marketing, nhưng lại dễ dàng gây bối rối nếu bạn lần đầu tiên nghe về nó.

Sự thật là: Đối với người làm trong lĩnh vực viết lách như mình thì tới thời điểm này, gia đình mình vẫn chưa hình dung ra được mình làm nghề gì 🙂

Nếu bạn nghĩ copywriting là một sự nhân bản nội dung và copywriter là người thực hiện công việc này dễ dàng thì hãy để mình định nghĩa lại qua các thông bài viết này.

…Nhưng trước tiên, cùng mình “giải ngố” về một số khái niệm nghề viết lách thông qua video dưới đây của anh Phùng Thái Học nhé!

Copywriting là gì?

Copywriting là quá trình tạo nên các nội dung tiếp thị và quảng cáo thuyết phục bằng con chữ giúp thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động nào đó mà doanh nghiệp mong muốn như: Mua hàng, truy cập, quyên góp,…

Sản phẩm copywriting có thể tồn tại ở dạng bản in hoặc tài liệu online, có nội dung đa dạng và bao gồm cả kịch bản cho video hoặc kịch bản quảng cáo.

Có thể bạn sẽ không để ý nhưng copywriting xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống chúng ta, đó có thể là mẫu quảng cáo của một nhà hàng, danh mục của một trang tin tức cho tới thư mời sự kiện, email đăng ký sử dụng sản phẩm. Tất cả đều là hình thức của copywriting.

Chưa hình dung rõ ràng?

Hãy xem ví dụ về Stitch Fix – Một website về tư vấn phong cách thời trang và bán các sản phẩm quần áo đa dạng:

Website của Stitch Fix có nhiều nội dung giúp tăng chuyển đổi khách hàng

Stitch Fix đã được thiết kế với rất nhiều các hành động kích thích khách hàng thực hiện theo, bạn được khuyến khích “Đăng nhập”, “Chọn phong cách cho nam/nữ”, “Làm trắc nghiệm phong cách”, “Theo dõi chúng tôi” trên mạng xã hội.

Đây là những lời nhắc đơn giản nhưng là dạng copywriting thuyết phục hiệu quả thường được áp dụng.

Tuy nhiên, bạn đừng nhầm lẫn copywriting với copyright [bản quyền]. Bản quyền là quyền hợp pháp để sao chép hoặc bán nội dung, tác phẩm của người khác. Mục đích của bản quyền là bảo vệ tài liệu gốc bị sử dụng bất hợp pháp.

Copywriter là gì?

Copywriter là một người viết lách chuyên nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất nội dung được sử dụng trong tiếp thị và quảng cáo.

Một số copywriter làm việc tự do và tự đặt ra thời gian làm việc, số còn lại làm việc bán thời gian. Copywriter thường phải làm việc nhiều giờ hoặc thức khuya nếu họ có dự án lớn cần triển khai.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 48

Theo thống kê của Freelance Writing, 44% các tác giả làm việc hơn 40 tiếng 1 tuần, 31% làm việc từ 30 – 40 tiếng, 25% còn lại làm dưới 30 tiếng.

Chắc chắn bạn từng nghe rất nhiều “giai thoại” về các nhà văn nổi tiếng và cảm thấy việc viết lách là do năng khiếu bẩm sinh. Hoặc bạn nghĩ rằng viết lách là điều cơ bản mà ai cũng có thể làm được.

Nếu vậy thì bạn đã nhầm!

Copywriter thực sự là những chuyên gia viết lách và họ phải đầu tư thời gian học hỏi, thực hành để có thể sản xuất ra các nội dung xuất sắc. Tuy công việc này không phải dễ dàng nhưng chắc chắn copywriting là một kỹ năng mà bạn có thể học được nếu kiên trì.

Bây giờ, mình sẽ đi sâu hơn về vai trò và trách nhiệm của một copywriter trong doanh nghiệp – Một trong các thắc mắc đầu tiên của hầu hết những ai chuẩn bị làm công việc này.

Vai trò của copywriter trong doanh nghiệp

Công việc Copywriter nghe có vẻ bình thường, ít được chú trọng nhưng vai trò của nó lại ảnh hưởng to lớn tới doanh thu và danh tiếng của một doanh nghiệp.

Các nhiệm vụ và trách nhiệm của copywriter bao gồm:

  • Sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, triển khai nội dung thu hút về thương hiệu hoặc những thắc mắc của khách hàng.
  • Đảm bảo nội dung không mắc lỗi và phù hợp với phong cách của doanh nghiệp.
  • Kết nối với bộ phận PR, Marketing hoặc Chăm sóc khách hàng để đồng bộ nội dung copywriting.
  • Điều chỉnh các luận điểm trong văn bản của doanh nghiệp sao cho thuyết phục và sáng tạo nhất có thể.
  • Sắp xếp các dự án nội dung khác nhau và đề xuất các nội dung copywriting mới lên ban lãnh đạo.

Thu nhập của Copywriter hiện nay là bao nhiêu?

“Copywriter kiếm được bao nhiêu? Mình có thể mong đợi mức lương như thế nào nếu theo đuổi nghề này?”

Ok… mình hiểu, mình hiểu. 

Bất kỳ ai cũng muốn biết tiềm năng của nghề mình sẽ chọn như thế nào để cân nhắc trên con đường sự nghiệp. Mình thả ở đây cho bạn vài thống kê nhé.

Theo dữ liệu tổng hợp từ Payscale và Salary.com, mức lương trung bình hàng năm của Copywriter là $47.838, với 80% copywriter kiếm được từ $35.000 – $65.000 mỗi năm.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 49

Những con số này có thể mang lại cuộc sống sung túc cho các copywriter ở những thành phố lớn, nơi sự nghiệp sẽ phát triển tốt hơn là các thành phố nhỏ.

Bên cạnh đó, nếu bạn có cơ hội trở thành copywriter của các agency lớn, bạn cũng có thể trả lương cao hơn rất nhiều. Minh chứng là các copywriter tại Ogilvy & Mather kiếm được $115.834 mỗi năm.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 50

Quay ngược trở về Việt Nam, copywriter cũng là một trong những nghề hot được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Vậy thu nhập của công việc này năm 2021 là bao nhiêu?

Theo thống kê của Salary Explore, một copywriter tại Việt Nam thường kiếm được từ 5.6 triệu đồng – 17.8 triệu đồng, thu nhập trung bình hàng tháng là 11.4 triệu đồng. Con số này sẽ còn thay đổi đáng kể dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng hoặc vị trí.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 51

4 Kỹ năng mà một copywriter thực thụ nhất định phải có

Bản mô tả công việc của copywriter có thể chứa đầy những từ như “sáng tạo”, “chăm chỉ” hoặc “tính hợp tác”. Mặc dù đây là những kỹ năng khuyến khích nên có, nhưng chúng không đủ để mô tả chính xác về copywriting.

Nếu bạn muốn trở nên xuất sắc trong lĩnh vực này, hãy bắt đầu bằng cách phát triển bốn kỹ năng sau:

Kỹ năng #1 – Nghiên cứu

Copywriter cần hiểu đầy đủ về sản phẩm mà họ đang viết, ai sử dụng nó và tại sao. Trở thành người viết quảng cáo có nghĩa là bạn phải học hỏi những điều mới từ tất cả các ngành, thấy được vấn đề của khách hàng và giải quyết chúng.

Để nắm chắc những gì mình viết, copywriter cần phải nghiên cứu với một tinh thần hứng thú và không chùn bước, kể cả khi họ đối mặt với một thị trường mà họ không biết gì về nó.

Kỹ năng #2 – Yêu thích được phản hồi

Không phải mọi phần nội dung đều hoàn hảo ngay từ ban đầu, copywriter phải thích thú với những phản hồi từ đồng nghiệp, khách hàng và điều chỉnh lại nội dung nhiều lần bằng tâm trạng thoải mái.

Về cơ bản, không có phản hồi, tín hiệu thì bạn không thể biết mình có làm tốt hay không trong copywriting.

Một copywriter giỏi sẽ không nản lòng trong quá trình này mà sẽ xem đây là cách để học hỏi kinh nghiệm. Dù bạn có gặp nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng nó sẽ giúp bạn tạo ra content thực sự có ý nghĩa và hữu ích.

Kỹ năng #3 – Biết dừng đúng lúc

Người viết quảng cáo là những người có định hướng rõ ràng và đích đến của họ chính là sự hoàn hảo, nhưng con đường đến sự hoàn hảo này lại dài vô tận.

Một copywriter giỏi có thể nghiên cứu cả ngày, nhưng bạn chỉ có thể tạo ra nội dung hay trừ khi bạn đặt bút viết thay vì tìm kiếm loanh quanh ở tất cả mọi nơi.

Khi hoàn thành nội dung, bạn sẽ quay lại và tìm thấy vô số thứ để chỉnh sửa, biến tấu và tinh chỉnh. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn cần quyết định gửi nó tới tay khách hàng thay vì cứ điều chỉnh nhiều lần.

Một bài báo được xuất bản gần như hoàn hảo sẽ hiệu quả hơn một tác phẩm liên tục đang được hoàn thiện mà không bao giờ đến được với độc giả nào.

Kỹ năng #4 – “Nằm lòng” cấu trúc và ngữ pháp

Để nói một copywriter giỏi phải là một nhà văn giỏi nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng thật sự việc nắm trong tay cấu trúc câu, ngữ pháp và từ vựng chắc chắn là điều vô cùng cần thiết.

Một bài viết tệ được ví như một bài phát biểu chói tai và khó hiểu, thay vì để điều đó tiếp tục xảy, bạn hãy giải quyết ngay bằng cách sắp xếp chúng lại theo đúng kết cấu.

Nội dung quảng cáo càng mạnh mẽ cùng cách thể hiện gọn gàng, không gây khó chịu về dấu câu hay chính tả sẽ giúp người đọc kết nối được dẫn dắt tốt hơn.

Theo thống kê của Real Business, 74% người dùng sẽ chú ý đến chính tả và ngữ pháp trong nội dung mà doanh nghiệp thể hiện trên website. Đồng thời 59% người tiêu dùng sẽ tránh mua hàng từ các công ty mắc lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 52

Ngoài ra, trong mỗi bài viết bạn nên nhấn mạnh vào các phần khác nhau, bắt đầu từ dòng tiêu đề chính khiến người đọc tò mò cho tới lời dẫn gợi mở và các tiêu đề phụ có thể giúp người đọc dù lướt nhanh vẫn hiểu được nội dung của bạn.

Học copywriting ở đâu và bắt đầu như thế nào? [+ Phương án tự học]

Bạn không có kỹ năng copywriting khi mới vào nghề nhưng đừng lười biếng và khiến đầu óc bị chậm lại. Hiện nay chưa có ngành học về copywriting cụ thể nhưng bạn hoàn toàn học được copywriting thông qua các nguồn mà mình cung cấp sau đây:

KOLs

Đối với những người mới chập chững bước vào con đường copywriting thì thường khó định hình được phong cách của riêng mình. Chính vì thế việc học hỏi từ những người đi trước, giàu kinh nghiệm viết lách là điều vô cùng cần thiết giúp bạn có thêm vốn ngôn từ đa dạng hơn.

Bản thân mình thường follow một vài tác giả có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng hiện nay như: Nguyễn Ngọc Thạch, Phùng Thái Học,… Đối với mình họ không chỉ nổi bật bởi phong cách viết mà còn có tư duy suy nghĩ vấn đề thú vị.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 53

Website

Khi bắt đầu con đường trở thành một copywriter, những website sau đây luôn được mình theo dõi hàng ngày vì họ cung cấp nhiều thông tin thú vị và các bài viết bổ ích.

Copyblogger

Copyblogger có một lượng lớn người theo dõi là các copywriter. Bạn có thể tìm thấy những bài viết hữu ích của Brian Clark – Người sáng lập ra Copyblogger và các chuyên gia sáng tạo nội dung khác.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 54

Talking Shrimp

Laura Belgray là người sáng lập Talking Shrimp. Khi nói đến việc tăng lượng độc giả và thúc đẩy họ truy cập vào trang web của bạn, không gì hữu ích bằng bảng tin email.

Tại Talking Shrimp, Laura Belgray sẽ chỉ cho bạn biết cho dù danh sách email của bạn có dài, nó sẽ không mang lại lợi ích trừ khi bạn biết nội dung mình cần truyền đạt là gì.

Vậy một bản tin email không thể cưỡng lại khi mở có nội dung như thế nào? Bạn có thể gửi cho mọi người điều gì để khiến họ phải chờ đợi bạn?

Hãy theo dõi để tìm hiểu từ Laura Belgray, người đã sử dụng bản tin email không chỉ để tăng doanh số bán khóa học mà còn để kí thành công một hợp đồng sách.

Leap Content

Mình không chắc chắn 100% nội dung trên Leap Content mang tới cho bạn kiến thức toàn diện về content marketing nói chung và copywriting nói riêng.

Nhưng Leap Content luôn cố gắng để mang nội dung “khó nhằn” nhất chuyển tải thành những điều dễ hiểu nhất dành cho bạn.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 55

Nếu có bất kỳ nội dung nào bạn muốn mình chia sẻ thì hãy bình luận để mình nghiên cứu và cung cấp cho bạn bằng một bài viết đầy đủ nhất trong thời gian sắp tới nhé.

Sách

Nếu bạn hứng thú với những thông tin về copywriting mà mình vừa chia sẻ phía trên và muốn tìm hiểu nhiều hơn. Tốt lắm! Dưới đây là những cuốn sách mà mình biết có thể hỗ trợ bạn trong quá trình trở thành một copywriter xuất sắc.

Mình chỉ mới đọc một số cuốn thôi nhưng trong thời gian tới mình sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu đọc hết những cuốn sách này.

Boron Letters [Những bức thư của Boron] – Gary Halbert

Gary Halbert chính là “thần tượng của những thần tượng” trong ngành viết quảng cáo bởi các chiến dịch quảng cáo nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, cuốn sách The Boron Letters của của Gary chính là tác phẩm hay nhất về chủ đề copywriting.

Điều mình thích ở cuốn sách này chính là bộ tài liệu miễn phí từ chính tác giả. Ngoài ra, bạn sẽ học được rất nhiều kỹ năng khác như: Cách viết, cách thu hút người khác, cách kiếm tiền từ việc sáng tạo nội dung,…

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 56

Với giọng văn hài hước pha chút “thô”, Boron Letters sẽ khiến bạn cảm thấy thú vị và không nhàm chán, rất thích hợp với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về copywriting.

Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy [Ogilvy on Advertising] –  David Ogilvy

Đây là cuộc sách được viết trực tiếp từ người thành lập công ty quảng cáo Ogilvy & Mather nổi tiếng ở New York. Thay vì viết những lý thuyết suông, Ogilvy đã đưa ra các ví dụ thực tế để minh họa, bao gồm các vấn đề: Quảng cáo quy mô lớn, quảng cáo thương hiệu, bố trí quảng cáo,…

Theo mình thì Ogilvy on Advertising khá dễ đọc, dễ hiểu dù bạn có là người mới trong lĩnh vực này thì vẫn có đủ khả năng thấu hiểu nội dung sách.

Sổ tay Copywriting Adweek [The Adweek Copywriting Handbook] – Joseph Sugarman

Joseph Sugarman – Tác giả của The Adweek Copywriting Handbook, là một huyền thoại trong lĩnh vực viết quảng cáo và tiếp thị trực tiếp.

Cuốn sách này dựa trên các cuộc hội thảo mà Sugarman đã đưa ra vào những năm 1970 bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng, các mẹo viết, hướng dẫn văn phong, độ dài câu,…

Đây là cuốn sách phù hợp với những ai mới bước chân vào nghề hoặc đang muốn tìm hiểu về nghề quảng cáo hay viết quảng cáo. Hiện sách đang được xuất bản với tên gọi “Khiêu vũ dưới ngòi bút”.

Youtube

Bạn quá bận rộn và hầu như không có thời gian để đọc sách hay nghiên cứu các website mà mình đã gợi ý phía trên. Tại sao không thử xem các video về copywriting sau đây để thay đổi không khí!

Channel Alex Cattoni

Alex Cattoni là kênh youtube được đánh giá cao dành cho những ai đang hứng thú về công việc copywriting.

Alex đã tạm dừng học luật và sang Malaysia để làm công việc tiếp thị. Cô ấy liên tục viết ra các nội dung copywriting có lượng chuyển đổi cao và giúp cho nhiều thương hiệu kiếm được hàng triệu đô.

Kênh youtube của Alex Cattoni là “mỏ vàng” với rất nhiều nội dung đa dạng liên quan đến copywriting. Hãy theo dõi cô ấy nếu bạn cũng quan tâm như mình nhé!

Channel AWAI

Kênh youtube của Viện nhà văn và nghệ sĩ Hoa Kỳ [American Writers and Artists Institute]  là một trong những nguồn tài nguyên tuyệt vời nhất dành cho các copywriter.

Họ đăng tải các nội dung, báo cáo và khóa học để giúp bạn trở thành một copywriter tiềm năng. Kênh youtube của AWAI đối với mình không có gì đáng để chê bai.

Khóa học

Còn nếu bạn hứng thú với việc tham gia các khóa học online, nơi bạn được nghe các kiến thức thú vị từ người có kinh nghiệm thì mình sẽ gợi ý cho bạn một vài khóa học [cả miễn phí và có phí nhé]

Khóa học miễn phí

1. Copywriting Course

Tại Copywriting Course, bạn sẽ tìm được rất nhiều các chủ đề copywriting khác nhau HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

Những kỹ năng bạn có thể học được không chỉ dừng lại ở copywriting là gì mà còn là các nghiên cứu điển hình của copywriting trong thực tế, ứng dụng copywriting, cách tính phí dịch vụ của một copywriter,…

2. Freelancer Writing Mini-Course

Mình thấy khóa học này khá thú vị vì cung cấp các bản phác thảo miễn phí, không chỉ vậy khóa học này còn đưa ra rất nhiều thông tin hữu ích như: Thị trường của Freelancer Writing Mini-Course, cách trở thành copywriter mà không cần kinh nghiệm, định giá sản phẩm nội dung,…

Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về copywriting và muốn có một dự án đầu tay thành công thì đây là khóa học dành cho bạn.

3. Hubspot Academy

Hubspot là một nguồn tài nguyên đáng kinh ngạc. Nếu bạn đang muốn thâm nhập vào thế giới marketing và thì mình tin rằng Hubspot Academy là điểm khởi đầu tuyệt vời.

Nếu bạn là một copywriter thực thụ, bạn phải liên tục đảm bảo rằng mình đang sử dụng các công cụ và xây dựng chiến lược mới nhất. Và Hubspot Academy chính là nơi đó.

Bản thân mình thích những sự thực tế và được công nhận, Hubspot Academy cung cấp chứng chỉ khi bạn tham gia các khóa học nhất định và bạn có thể gắn chúng ở bất kỳ đâu trong hồ sơ nghề nghiệp cá nhân.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 57

Tuy nhiên lưu ý rằng những khóa học này giúp bạn “đánh nhanh” trong việc cải thiện kỹ năng của mình nhưng chúng không có khả năng đưa bạn từ số 0 trở thành người hùng.

Theo nhận định của mình thì đây là khóa học dành cho những freelancer mới vào nghề hoặc những người cần bù đắp lỗ hổng kiến thức nào đó.

Yên tâm là MIỄN PHÍ nhé!

Khóa học trả phí

1. Eddie Shleyner’s VeryGoodCopy

Theo những đánh giá từ đa số các copywriter khác mà mình biết, Eddie Shleyner là một trong những copywriter tốt nhất hiện nay.

Anh ấy có thể sản xuất các nội dung copywriting, bài đăng mạng xã hội, thực hiện các khóa học hoàn toàn xuất sắc. Dù cho có thực hiện nó miễn phí thì mọi thứ đều chất lượng, vậy tại sao bạn lại phải trả nhiều tiền cho những thứ ít giá trị hơn thế này?

Nếu bạn muốn trở thành một người viết giỏi hơn, các tài liệu của Eddie chắc chắn là thứ bạn nên tìm hiểu.  

Anh ấy đang dạy bạn TẠI SAO điều gì đó hiệu quả và cung cấp các công dụ để áp dụng ngay. Đừng ngạc nhiên khi mình chia sẻ thông tin cuối cùng: Khóa học này tốn $10/tháng.

2. The Kopywriting Kourse

Khóa học viết quảng cáo ở The Kopywriting Kourse sẽ nâng bạn từ căn bản lên cấp cao nhanh chóng thông qua các video hướng dẫn. Website thu hút nhiều lượt tương tác và đăng ký học vì không giống như sách, video trực quan và truyền đạt nội dung nhanh hơn.

Các khóa học này thích hợp cho người mới bắt đầu nhưng muốn nhanh chóng giỏi hơn trong lĩnh vực copywriting. Bù lại bạn phải trả một mức phí hàng tháng là $97.

3. Copy Chief

Kevin Rogers từng là một người viết truyện tranh và anh ấy là đã xây dựng một cộng đồng người viết quảng cáo mạnh mẽ.

Copy Chief gần giống nhất với The Kopywriting Kourse, theo nghĩa cả hai đều tập trung vào cộng đồng và chú trọng vào phản hồi thiết thực.

Họ có một bảng công việc, huấn luyện trực tiếp, một bộ sưu tập các khóa học nhỏ, hội thảo và một kho các khóa học video.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 58

Giống như The Kopywriting Kourse, Copy Chief có lẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc cho các chủ doanh nghiệp và copywriter cá nhân, những người thực sự coi công việc copywriting là công việc chính.

Chi phí cho khóa học là $149/tháng hoặc $5910 để truy cập trọn đời.

10 Bài tập bạn có thể làm ngay để nâng cấp kỹ năng copywriting

Viết cũng tương tự như những kỹ năng công việc khác đòi hỏi bạn phải liên tục mài dũa để trở nên tốt hơn.

Đừng để động lực dừng lại, hãy bắt đầu 10 bài tập sau đây NGAY BÂY GIỜ để nâng cấp kỹ năng copywriting của bạn.

Viết hàng loạt các tiêu đề

Một nghiên cứu của Copyblogger đã chỉ ra rằng, 8 trong số 10 người đọc chỉ quan tâm đến tiêu đề. Vì thể, cho dù phần nội dung của bạn có “xuất thần” tới đâu mà tiêu đề không thu hút thì độc giả của bạn cũng sẽ không kiên nhẫn ở lại lâu.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 59

Hãy thử bắt đầu bằng các tiêu đề khiến bạn phải dừng lại và đọc tiếp, từ đó triển khai nó thành tiêu đề của bạn theo các bước sau:

  • Bước 1: Viết dòng tiêu đề bạn muốn sử dụng.
  • Bước 2: Tạo ra nhiều tiêu đề biến thể, càng nhiều càng tốt và thể hiện chúng trên giấy hoặc tài liệu.
  • Bước 3: Đọc lại nhiều lần và chỉnh sửa cho tới khi nó hoàn hảo [theo suy nghĩ của bạn]. Cố gắng đặt bạn là người đọc là nghĩ xem, liệu bạn có muốn đọc tiếp nó hay không.

Một số loại tiêu đề thông dụng thường thấy ở các website đã được Moz tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn có hướng triển khai tiêu đề tốt hơn.

Bạn sẽ thấy, có khoảng 36% người đọc hứng thú với các tiêu đề chứa con số, ví dụ như tiêu đề của bài viết này Copywriting là gì? 4 Kỹ năng mà mọi copywriter đều phải có [Hướng dẫn toàn diện].

Bạn có thể sử dụng các phần mềm note bất kỳ khi muốn ghi chú lại tiêu đề hay ho mà bạn vô tình bắt gặp. Ở đây mình thường sử dụng Up Note nếu mình có những ý tưởng bất chợt trên đường hoặc Google Doc nếu mình đang làm việc trên máy tính.

Bắt đầu viết ra tiêu đề của bạn thay vì giữ chúng trong đầu nhé!

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 60

Lưu và viết lại các quảng cáo yêu thích của bạn

Gary Halbert, Joseph Sugarman, David Ogilvy là những copywriter bạn hoàn toàn có thể học hỏi kỹ năng từ họ.

Họ đã từng viết rất nhiều quảng cáo cho các thương hiệu lớn như Roll Royce, Protoc & Gamble,… Bạn nên phân tích cấu trúc, từ vựng và tư duy nội dung từ chúng hoặc truy cập vào Swipe – Worthy để tìm kiếm các mẫu quảng cáo yêu thích khác.

Với Swipe – Worthy, bạn sẽ tìm kiếm bằng từ khóa hoặc sử dụng bộ lọc để đi tới mẫu quảng cáo mong muốn, sau đó khi nhấp vào bất kì quảng cáo nào nó sẽ đưa bạn tới trang đầy đủ.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 61

Bước tiếp theo, hãy đọc quảng cáo và viết lại chúng, cải thiện nội dung bằng sự sáng tạo của bản thân trước khi bước sang bài tập tiếp theo nhé.

Viết nhanh nhất có thể

Đừng đánh đồng việc chậm rãi viết giúp bạn cho ra các tác phẩm giá trị. Một copywriter xuất sắc là người xuất bản nội dung không chỉ nhanh mà còn chất lượng. Bạn đang viết được bao nhiêu từ trong vòng một giờ?

Nếu không biết, hãy thử kiểm tra với phần mềm TypeRacer sau đây. Phần mềm này sẽ cung cấp cho bạn một đoạn nội dung mà bạn cần gõ và ghi lại thời gian sau khi bạn chọn chế độ phù hợp [luyện tập, cạnh tranh, thi đấu].

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 62

Trung bình một người viết được 35 – 40 từ/phút và bạn sẽ trở thành “thần đồng copywriting” nếu bạn viết được từ 65 – 75 từ/phút.

Nhận phản hồi từ những người không chuyên

Bất kỳ ý tưởng nào được đóng góp cũng sẽ tốt hơn ý tưởng ban đầu. Vì thế hãy chia sẻ nội dung của bạn với những người thân, bạn bè để nhận phản hồi và tìm nguồn cảm hứng.

Những người không chuyên về copywriting có thể sẽ thấy những sai sót trong bài viết mà bạn không thấy và giúp bạn chỉnh sửa nội dung một cách tốt hơn.

Thử nghiệm với phần mở đầu

Không chỉ tiêu đề chính hay tiêu đề phụ mới là điểm nhấn cho bài viết mà phần mở bài [sapo] cũng không kém phần quan trọng. Tiêu đề là chiếc cửa mời gọi người đọc vào nhà nhưng mở bài mới là yếu tố khiến họ ở lại, vì thế nó cần phải nổi bật và có sự kết nối.

Quan sát hình ảnh trên đây bạn có thể thấy, 81% người đọc chỉ tập trung vào đoạn đầu và phần trăm này giảm xuống không phanh sau đó.

Sâu hơn nữa, theo nghiên cứu của Microsoft năm 2013, thời gian chú ý của con người trung bình là 8 giây [bây giờ có thể đã thấp hơn] và ở cá vàng là…9 giây. Điều này có nghĩa là gì? Bạn cần liên tục thu hút người đọc nếu không muốn đánh mất sự chú ý của họ.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 63

Để rõ ràng hơn cho bài tập này, mình sẽ lấy ví dụ cho các bạn về cách Proven Amazon Course thu về lợi nhuận chỉ bằng những GẠCH ĐẦU DÒNG khẳng định:

  • Khóa học bán hàng của Amazon thành công ở nhiều nơi trên thế giới với các chiến lược thương mại điện tử từ năm 2002.
  • Có chi phí chỉ bằng một phần nhỏ các khóa học quảng cáo rầm rộ khác,
  • Hướng dẫn toàn diện dành cho tất cả mọi người từ căn bản người mới bắt đầu đến chiến lược nâng cao.
  • Có rất nhiều sản phẩm của Amazon đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất nhờ vào khóa học.
Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 64

Không chỉ vậy, họ còn cung cấp nhiều các hình ảnh chứng minh cho kết quả khóa học của họ. Điều này nhanh chóng thu hút sự chú ý và khiến khách hàng click vào đăng ký khóa học.

Ngoài ra một số lưu ý sau đây sẽ giúp cho mở đầu của bạn thêm ấn tượng và uy tín hơn:

  • Sử dụng các câu nói táo bạo: Hoặc điều gì đó khiến người đọc không thể ngờ được. Đó có thể là những tuyên bố đi ngược chuẩn mực hay quan điểm bình thường của bạn.
  • Trích dẫn/thống kê thú vị: Bằng các biểu đồ, dữ liệu để thu hút sự quan tâm.
  • Đặt câu hỏi: Thu hút người đọc bằng các câu hỏi liên quan tới tình huống, cảm xúc của họ,…
  • Vẽ một bức tranh: Hình ảnh sẽ kích thích trí tưởng tượng và cảm xúc của người đọc.
  • Đưa ra bối cảnh sâu sắc: Đó có thể là giai đoạn lịch sử hoặc ý nghĩa đằng sau nội dung bạn muốn truyền đạt.

Bí quyết của một phần mở đầu hoàn hảo là gì? Hãy gây sốc hoặc  “thả mồi thông tin” và khiến họ khao khát muốn biết thêm thông tin của bạn.

Tạo thói quen viết tay

Chắc hẳn bạn đang đặt câu hỏi: Viết tay hay đánh máy khác gì nhau khi chúng cũng đều sáng tạo ra nội dung như nhau?

Tiến sĩ Helen Macpherson từ Đại học Deakin đã từng chia sẻ với The Huffington Post:

Khi chúng ta tìm hiểu thông tin mới, ví dụ như ở trường hoặc trong một bài giảng, chúng ta không nên viết nguyên văn mà phải tạo ra các bản tóm tắt và khái niệm của riêng mình.

Viết đòi hỏi bạn phải suy nghĩ sâu sắc trước khi đặt bút, nó khác xa với thao tác gõ liên tục trên máy tính.

Tiến sĩ Macpherson cũng nói thêm: “Bản chất của chữ viết tay có nghĩa là bạn phải viết và sắp xếp chúng, kiểu tổ chức này ảnh hưởng đến cách bạn diễn giải thông tin.”

Tạo ra các kết luận khác nhau

Phần kết cũng tương tự như phần mở đầu, đều cần có sự khác biệt và thu hút và việc tóm tắt một nội dung 5000 từ chỉ trong 100 từ kết luận thật sự khó khăn.

Riêng mình rất thích việc tạo ra nhiều kết luận khác nhau và mình sẽ kết hợp chúng để tạo ra một kết luận tốt nhất. Điều này giúp não bạn được sáng tạo liên tục.

Tạo một email chuyên cho việc nghiên cứu

Nghiên cứu là cách học tốt nhất để tổng hợp những điều hay ho từ các copywriter giỏi hơn. Vì thế bạn nên tạo ra một email chuyên cho việc nghiên cứu và xây dựng thư viện nội dung cho riêng mình, nơi bạn có thể tự do đăng ký các kênh khác nhau.

Tại Copyblogger, bạn sẽ được nhận khóa học, tài liệu, bản tin, phiếu mua hàng miễn phí khi bạn nhập email. Toàn bộ thông tin sẽ được lưu trữ trong email của bạn.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 65

Luôn trong trạng thái quan sát mọi thứ

Theo mình đây có lẽ là phần dễ nhất và bạn có thể làm bất cứ khi nào bạn ra ngoài bởi quảng cáo ở khắp mọi nơi.

Trung bình một ngày chúng ta sẽ thấy khoảng 63 quảng cáo hiển trị trước mắt, chưa kể nếu bạn di chuyển ở nhiều nơi thì con số này còn tăng lên nữa.

Đây là cách học hỏi không tốn phí mà lại hiệu quả vì quảng cáo thì luôn phát triển từng giờ, từng ngày. Nó không bao giờ dừng lại hay thụt lùi!

Hãy xem các thương hiệu lớn đang dùng lời kêu gọi như thế nào, từ ngữ ra sao, chiến lược quảng cáo nào được áp dụng hiệu quả? [Quảng cáo khan hiếm, quảng cáo khẩn cấp,…]

Nếu bạn biết được chiến lược quảng cáo nào thú vị, đừng ngần ngại chia sẻ cho mình bằng cách bình luận vào cuối bài viết nhé!

Viết mỗi ngày

Ở thời điểm hiện tại, mình viết khoảng 6000 từ mỗi ngày ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng mình nghĩ nó vẫn chưa thật sự đủ để có thể trở thành một copywriter giỏi.

Bạn sẽ không thể nào trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nếu không chụp được 10.000 bức hình đầu tiên. Vậy bài tập để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực copywriting là gì? Chính là VIẾT!

Không quan trọng bạn viết gì, viết cho ai, bạn chỉ cần viết thôi và đừng nghĩ nhiều. Hãy đặt mục tiêu số từ mà bạn muốn hoặc tham gia lộ trình của mình cùng các thành viên trong cộng đồng r/wordcount.

Cố gắng duy trì 10 bài tập mình đã gợi ý sau đây mỗi ngày và biến chúng thành những thói quen chứ không phải là việc bắt buộc làm. Sau đó chia sẻ cho mình biết bạn thấy bài tập nào hiệu quả nhất nhé!

10 Mẹo bắt đầu với copywriting rút ra từ những copywriter đầu ngành

Để giúp bạn không mất quá nhiều thời gian và thu được kết quả sớm hơn, hãy cùng lưu lại 10 mẹo copywriting sau đây được rút ra từ những copywriter đầu ngành mà mình đã tổng hợp.

Sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ

Bạn có bao giờ đọc một bài viết tình cờ và sau đó đắm chìm trong nội dung đó hơn 15 phút mà không thể ngừng đọc? Bạn có bao giờ đọc một bài đăng diễn tả hoàn hảo những cảm xúc và khai thác chính xác những mong muốn của bạn?

Những nội dung như vậy không chỉ thu hút mà còn khiến bạn khó quên. Và tất nhiên tạo ra chúng không hề dễ dàng bởi bạn phải cạnh tranh với hàng triệu bài đăng được xuất bản mỗi ngày.

May mắn thay bạn có thể làm điều này chỉ bằng cách: Sử dụng từ quyền lực.

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill là bậc thầy của những ngôn từ quyền lực. Cùng xem qua của ông tại Hạ viện năm 1940. Ông ấy đã lấp đầy bài phát biểu bằng những ngôn từ đầy cảm hứng, khơi gợi cảm xúc tích cực và hành động.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 66

Không chỉ vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các từ ngữ quyền lực này trong chính nội dung của mình. Nếu bạn chưa quen với việc sử dụng dạng từ này, hãy tham khảo tại Smart Blogger.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 67

Nội dung nhiều nhưng trình bày ngắn

Chuyển đổi tất cả thông tin bạn muốn truyền đạt theo cách ngắn gọn nhất là chìa khóa quan trọng khi viết các bài dạng dài.

Theo nghiên cứu của NN Group đã phát hiện ra rằng, mặc dù thời gian truy cập trang web trung bình kéo dài dưới 60 giây, nhưng 10 giây đầu tiên là quan trọng nhất trong việc gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng.

Minh chứng là Moz đã tăng lượt CTR khi áp dụng nguyên tắc ngắn gọn cho nội dung của họ. Mỗi bài đăng chỉ nên gói gọn ý nghĩa trong càng ít câu càng tốt.

Không chỉ MOZ mà Apple cũng đang làm điều đó trong các sản phẩm của mình. Họ chỉ sử dụng tiêu đề nhanh, linh hoạt và cô đọng trong khoảng 3 – 5 từ, với số từ này khách hàng có thể biết được điểm mạnh của các sản phẩm khác nhau.

Thứ nhất, khách hàng sẽ biết sản phẩm NHẸ.

Thứ hai, sản phẩm này vượt trội hơn đối thủ về mặt KỸ THUẬT.

Những phần còn lại sẽ được Apple thể hiện trong video và bạn có quyền tìm hiểu sâu hơn nếu bạn hứng thú với những thông tin ban đầu.

Có đặc trưng riêng

Lê Cát Trọng Lý không phải là một ca sĩ quá nổi tiếng nhưng là cái tên ít gây nhầm lẫn bởi phong cách đặc biệt của mình. Phong cách âm nhạc của cô là sự pha trộn giữa các giai điệu dân gian Việt Nam và nhạc Trịnh Công Sơn.

Ngoài ra, vẻ ngoài giản dị, mái tóc ngắn, gương mặt trẻ con không phấn son lòe loẹt và luôn mang theo mình cây guitar là hình ảnh mà Lê Cát Trọng Lý tạo riêng cho mình, khiến cô không dễ bị nhầm lẫn với bất cứ ai.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 68

Viết cũng giống như vậy, viết mà không có phong cách hay giọng điệu thì vài ngàn từ cũng là nhàm chán. Những bài viết về kỹ thuật khô khan còn đòi hỏi phải sử dụng văn phong thu hút để giữ chân người đọc hơn.

MailChimp đã thể hiện vượt trội điều này, thậm chí họ còn có hẳn một hướng dẫn về phong cách viết và giọng điệu cho những tác giả của họ.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 69

Điều này hoàn toàn hợp lý vì họ đã dành nhiều năm để hoàn thiện kỹ năng copywriting và tạo ra được một phong cách đặc biệt.

Bổ sung hình ảnh, đồ họa cho nội dung trở nên thú vị

Đừng để nội dung của bạn nhàm chán như một bài văn mẫu vô hồn. Thời đi học ai cũng đã từng trải nghiệm nó đúng không?

Người đọc sẽ chẳng buồn mua sắm hay sử dụng dịch vụ của bạn nếu nội dung bạn cung cấp quá khô khan. Vậy làm sao để nó trở nên thú vị hơn?

Một trong những mẹo copywriting hữu ích nhất chính là bổ sung các hình ảnh, đồ họa sống động và chia nhỏ các phần văn bản để người đọc có thể bao quát được.

Trên thực tế, người đọc có thể làm theo hình ảnh dễ dàng hơn gấp 3 lần so với các chỉ dẫn được viết. Ngoài ra, các hình ảnh đầy màu sắc sẽ khiến người đọc có khả năng đọc tài liệu cao hơn 80%

Nếu bạn thắc mắc cách làm sao để tạo ra visual hoàn hảo thì bạn nên đọc bài viết này.

Còn làm video? Có ngay hướng dẫn đây!

Cung cấp thông tin cần thiết cho người đọc

Gary Halbert đã ví dụ điều này thông qua câu chuyện về lợi thế tốt nhất mà một nhà hàng có thể cung cấp cho thực khách. Đó không phải là thức ăn, giá cả hay vị trí mặt bằng, chìa khóa thành công chính là tập trung vào những người đang có chiếc bụng rỗng.

Hãy bắt đầu với một đám đông đang đói bụng và công việc của bạn là thỏa mãn họ. Bạn không thể tạo ra ham muốn nhưng bạn có thể mang tới nội dung hay chính xác những gì độc giả của bạn đang hy vọng.

Thực tế theo Nielson Norman Group, người đọc chỉ xem 20% nội dung trên một trang. Vì thế hãy cung cấp những thông tin cần thiết cho người đọc của bạn.

Ví dụ, người đọc của bạn thích giảm giá thường xuyên, nếu bạn có sản phẩm giảm giá hãy nhắc về nó thường xuyên trong bài viết.

Sử dụng thẻ meta

Thẻ meta là phần giúp thể hiện nội dung bài viết của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Tối ưu thẻ meta có thể làm tăng thứ hạng bài viết, vì thế chúng xứng đáng được đầu tư để thu hút khách hàng tiềm năng.

Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn có thể dễ dàng thêm thẻ meta với sự trợ giúp của Mangools. Mangools thậm chí còn cho bạn biết website của bạn sẽ xuất hiện trên Google như thế nào khi được lập chỉ mục thành công. 

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 70

Sự thật khôn ngoan

David Ogilvy từng chia sẻ:

Hãy nói sự thật nhưng là sự thật hấp dẫn. Bạn không thể khiến mọi người mua sản phẩm của bạn nhưng hãy khiến họ quan tâm về nó.

Vậy phải làm sao để nội dung của bạn hấp dẫn hơn?

  • Làm cho nội dung trực quan và có các đề xuất thú vị liên quan tới sản phẩm của bạn.
  • Thêm một chút hài hước thúc đẩy sự mua hàng [bất kỳ cái gì cũng được miễn bạn nghĩ khách hàng thấy vui]
  • Tạo nội dung tranh cãi, khiến họ phải bàn tán trên mạng xã hội hoặc bất kỳ đâu.

7 Chỉ số có thể đánh giá kết quả của một copywriter

Làm thế nào để biết bài viết của bạn đang có tương tác tốt? Hiệu suất của nó là bao nhiêu?

…Nếu đây là một dự án, chỉ số này chính là doanh thu.

…Nếu đây là một cuộc thi, chỉ số này chính là người dẫn đầu.

…Còn nếu đây là một thương hiệu, nó chính là kết quả bán trực tiếp.

Nhưng một số copywriter không thể đánh giá được bài viết của họ và điều này khiến họ mất đi khả năng đo lường.

Đừng lo lắng! Mình sẽ cung cấp cho bạn 7 chỉ số đo lường hiệu suất dành cho copywriter mà mình biết dưới đây:

Trước khi xuất bản

Tự đánh giá mức độ dễ đọc

Tính dễ đọc là thước đo đánh giá hiệu suất của một copywriter và nó thật sự cần thiết bởi khán giả của bạn không chỉ dừng ở một đối tượng cụ thể mà còn là các độc giả khác.

Những lưu ý sau đây có thể giúp bạn cải thiện mức độ dễ đọc của nội dung:

  • Sử dụng các câu đơn, hạn chế sử dụng câu quá dài không có dấu câu ngắt nghỉ. Mỗi câu nên ít hơn 20 từ.
  • Nên chia thành các đoạn văn từ 2 – 3 dòng. 
  • Chuyển các ý thành dạng danh sách, liệt kê.
  • Sử dụng ít từ chuyên môn và từ khó, đặt bản thân là khách hàng khi đọc nội dung để sử dụng từ ngữ đơn giản hơn.
  • Chèn thêm nhiều hình ảnh minh họa ít nhất là sau mỗi 300 từ.
  • Sử dụng nhiều từ chuyển tiếp để báo hiệu cho người đọc [quan trọng nhất là, đặc biệt là,…] hay nhấn mạnh ý [thứ nhất, thứ hai, thứ ba,…]
Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 71

Điểm SEO

Sau khi đảm bảo nội dung đã dễ đọc và tiếp cận tới được những chủ đề mà người dùng đang hứng thú, hãy đảm bảo các công cụ tìm kiếm cũng tìm ra bài viết của bạn. Đừng để cây của bạn đổ trong rừng mà không ai nghe thấy.

SEo là chìa khóa để tăng lượng truy cập và mình sẽ chia sẻ cho các bạn một vài cách tăng điểm SEO hiệu quả:

  • Mật độ từ khóa: Nên được thay đổi theo độ dài nội dung, độ mạnh của từ khóa và theo mức độ tin cậy của website.
  • Vị trí từ khóa: Đảm bảo từ khóa của bạn xuất hiện ở phần mở đầu, kết bài, tiêu đề, meta.
  • Độ dài nội dung: Thông thường các bài đăng dài trên 3000 từ sẽ có xu hướng xếp hạng tốt hơn.

Nếu bạn sử dụng WordPress giống mình, plugin Rankmath [miễn phí] có thể hỗ trợ bạn trong việc tối ưu content dựa trên những đề xuất của họ.

Sau khi xuất bản

Lưu lượng truy cập [traffic]

Mặc dù không có một bài đăng nào sẽ duy trì lượng truy cập mãi mãi nhưng đo lường nó chính xác sẽ giúp bạn giúp bạn điều chỉnh bài viết tốt hơn.

Ba nguồn lưu lượng truy cập chính:

  • Lượng truy cập tự nhiên [Organic traffic]: Lưu lượng thông qua các công cụ tìm kiếm như Google và phụ thuộc rất nhiều vào SEO.
  • Lượng truy cập giới thiệu [Referral traffic]: Lưu lượng nhận được từ những người liên kết đến bài đăng trên các trang website khác. Đây có thể là những người chia sẻ nội dung của bạn trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Linkedin,…
  • Lượng truy cập trực tiếp [Direct traffic]: Lưu lượng đến từ những người chủ động nhấn vào các liên kết như trình duyệt, dấu trang và các nguồn nội bộ.

Bạn có thể đo lường tất cả các lưu lượng truy cập chỉ bằng công cụ Google Analytics.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 72

Lượng chia sẻ mạng xã hội

Theo thống kê của Hubspot, 76% người dùng trên Facebook thường tìm kiếm một điều khi họ online: Đó chính là nội dung thú vị!

Nếu họ bị thu hút, họ sẽ chia sẻ nó cho bạn bè, người thân.

Chia sẻ trên mạng xã hội là một cách viết tuyệt vời để biết mức độ phổ biến của nội dung và hiệu quả tiếp cận người đọc, cũng như cho bạn biết khả năng bài đăng của bạn lan truyền như thế nào. Chúng bao gồm chia sẻ Facebook, LinkedIn, Twitter,…

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 73

Nhận xét/Phản hồi

Nhận xét thật sự là cách đo lường hữu ích vì mọi người có thể chia sẻ đánh giá hoặc bình luận suy nghĩ của mình về nội dung của bạn. Phản hồi dù tích cực hay tiêu cực đều xứng đáng để bạn học hỏi và sửa đổi những điều còn chưa hoàn hảo.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 74

Tỷ lệ chuyển đổi

Bất kể bạn đang quảng cáo hay vì mục đích gì thì tỷ lệ chuyển đổi là yếu tố cần phải theo dõi sát sao. Nhưng, tỷ lệ chuyển đổi là gì? Đó chính là số người chuyển đổi chia cho tổng số tương tác.

Giả sử bạn đang cố gắng tạo ra doanh số bán hàng cho một công ty điện tử, bạn đã thúc đẩy được 100.000 người dùng thành công một chương trình khuyến mãi mới trong suốt chiến dịch, trong đó có 3000 khách hàng sử dụng dịch vụ, vậy tỉ lệ chuyển đổi là 3%.

Dưới đây là một số tỷ lệ chuyển đổi trung bình trên Google Ads Shopping theo thống kê WordStream của các ngành:

Bạn có thể thấy, cao nhất là HVAC với 3.3%, tiếp theo là 2.94% của Y tế, 2.78% của Sức khỏe và sắc đẹp.

Để tăng tỷ lệ chuyển đổi, bạn không cần làm gì phức tạp, chỉ cần điều chỉnh nội dung quảng cáo sao cho hấp dẫn và ngồi chờ kết quả.

Một cách khác để tăng tỷ lệ chuyển đổi đó là có một chiến lược content rõ ràng, chi tiết và nhắm đúng đối tượng trong các giai đoạn của phễu marketing mà bạn đã vạch ra từ trước.

Tỷ lệ nhấp 

Tỷ lệ nhấp hay còn gọi là CTR, là lượng người dùng nhấp vào liên kết đến một trang khác. CTR áp dụng cho tất cả từ email cho tới quảng cáo PPC [Quảng cáo trả phí theo lượt nhấp].

Bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào bao gồm các hành động kích thích người dùng vào sâu hơn trong kênh bán hàng đều cần đường đo lường về tỷ lệ nhấp. Tỷ lệ nhấp có thể lên tới 20% hoặc chỉ ở mức 7% tùy ngành.

Vậy có cách nào để tăng CTR hay không? Mình sẽ chia sẻ một số cách sau:

  • Chiến lược 1: Hãy giải quyết vấn đề của khách hàng và tăng tính cấp thiết, khiến họ phải nhấp vào liên kết của bạn. Ví dụ “Ưu đãi chỉ còn 10 suất”, “Mua ngay kẻo lỡ”,…
  • Chiến lược 2: Ở các lĩnh vực như sức khỏe, tài chính hay cần xây dựng mối quan hệ thì nên điều chỉnh chiến lược sao cho khách hàng thấy rõ lợi ích và những gì họ được nhận khi nhấp vào liên kết và đầu tư thời gian vào bạn.

10 Sai lầm chết người về copywriting mà người mới có thể mắc phải

Kể cả những viết copywriter giỏi nhất vẫn có khả năng mắc lỗi và bạn không cần phải sợ điều này. Thay vì vậy, hãy cùng mình tránh những sai lầm chết người sau đây để giúp sự nghiệp copywriting của bạn phát triển hơn.

Đạo văn

Dù bạn có tin hay không nhưng đạo văn vẫn có thể xảy ra kể cả khi bạn không cố ý. Theo định nghĩa của Google, đạo văn là hành vi lấy tác phẩm hoặc ý tưởng của người khác và biến nó thành tác phẩm của mình.

Nhiều người nghĩ, đạo văn là sao chép từng chữ cho đến hết một nội dung nguyên bản. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khi người copywriter không trích dẫn nguồn các nội dung của họ thì vẫn bị xem là đạo văn.

Để kiểm soát tốt việc đạo văn, bạn có thể tham khảo một số công cụ như: Grammarly, Copyscape,… Mặc dù có thể khiến bạn mất nhiều thời gian nhưng sẽ bảo vệ bạn khỏi những rắc rối nghiêm trọng.

Lấy ảnh từ kết quả tìm kiếm

Hình ảnh khi đưa vào nội dung sẽ làm tăng mức độ sẵn sàng đọc lên tới 80%. Tuy nhiên bạn cần cẩn thận với thói quen lấy hình ảnh trên mạng làm tư liệu cho bài viết của mình.

Một vài nội dung trực tuyến sẽ được bảo vệ bởi luật bản quyền và nếu bạn vi phạm, bạn có thể bị kiện ra tòa.

Để có thể lấy hình ảnh an toàn và chất lượng cao, bạn có thể sử dụng các trang cung cấp ảnh miễn phí. Một trong số đó mình hay sử dụng đó là Unplash.

Copywriting là gì? 4 Kỹ năng không thể thiếu của một copywriter [hướng dẫn toàn diện] 75

Hoặc bạn có thể tham khảo nguồn tài nguyên miễn phí gồm 25 trang website cung cấp hình ảnh miễn phí hàng đầu.

Xuất bản nội dung qua loa mà không kiểm tra kỹ

Dù nội dung bạn hay nhưng lỗi chính tả là điều không thể tránh khỏi và làm ảnh hưởng tới thương hiệu cá nhân của bạn. Nội dung mà bạn xuất bản chính là đứa con tinh thần và hãy luôn nhớ rằng:

Những thứ mà bạn viết ra thể hiện bạn là ai!

Hãy nỗ lực hết mình, đặt tâm huyết vào tác phẩm của bạn [ngay cả những bài viết đơn giản nhất] và đừng dựa dẫm quá vào các công cụ.

Giọng văn “một màu”

Nhiều copywriter là bậc thầy copywriting, họ có thể viết ra nội dung hàng loạt hay đáp ứng nội dung cấp thiết khi có sự kiện quan trọng với giọng văn quen thuộc của mình.

Tuy nhiên, copywriting cũng giống như tập gym – Đòi hỏi bạn phải có thời gian, nỗ lực và một số kỹ năng. Nếu bạn không dành thời gian làm đa dạng giọng văn, bạn sẽ mất khách hàng vào các copywriter khác.

Viết quá nhiều thứ không cần thiết

Những copywriter hiện đại hiểu rằng nội dung ít tốt hơn nhiều, người đọc muốn những nội dung đơn giản, ngắn gọn và thông điệp rõ ràng.

Nội dung dài dòng khiến người đọc mất tập trung và giảm tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng.

Bỏ quên CTA

Ngoài dòng tiêu đề và lời mở đầu, kêu gọi hành động [CTA] là một trong những phần quan trọng nhất trong nội dung. Khi bạn quên bỏ CTA, toàn bộ nội dung sẽ mất đi mục tiêu ban đầu của nó là bán được sản phẩm/dịch vụ.

CTA là cách để thúc đẩy người đọc thực hiện hành động và hướng dẫn họ biết phải nên làm gì tiếp theo, đó có thể là nhấp, chia sẻ hoặc mua.

Theo khảo sát của Hubspot cho thấy, tối ưu hóa CTA [kêu gọi hành động] một cách cụ thể sẽ giúp bài viết hoạt động tốt hơn 202% so với các CTA chung chung.

Hiện nay người dùng đang có xu hướng phản hồi tối với những thứ tiếp cận sát với mức độ quan tâm và nhu cầu hiện tại của họ.

Lặp lại các tiêu đề giống nhau

Những tiêu đề giống nhau như khuôn chẳng có tác dụng gì cả và khiến ấn tượng của bạn trong mắt người đọc xấu đi. Đừng làm thế!

Copywriter ngày nay có xu hướng tạo ra các tiêu đề hấp dẫn, gợi mở sự quan tâm. Dưới đây là một số yếu tố cần cho một tiêu đề:

  • Phải đầy đủ thông tin, ngắn gọn.
  • Phải chứa các từ ngữ mạnh mẽ, kích thích cảm xúc người đọc.
  • Đã được tối ưu hóa các từ khóa và tiêu chuẩn meta.
  • Thể hiện được tiếng nói của bạn và giúp người đọc kết nối dễ dàng hơn.

Nội dung tiêu cực, định dạng kém

Giống như người mẫu cần một khuôn mặt và ngoại hình đẹp làm yếu tố cơ bản thì copywriter cần một nội dung hay và trình bày gọn gàng, hút mắt.

Ngoài việc phải đầy đủ thông tin, hãy trình bày nó theo cách chỉn chu và tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho người đọc.

Điều này thể hiện thông qua các việc bạn gắn thẻ H1, H2 và H3 giúp chia nhỏ các phần văn bản khác nhau và đánh dấu các đề mục quan trọng.

Quá vội vã

Nóng vội có thể giết chết nội dung tốt nhất, kể cả khi bạn là một copywriter giỏi. Khi bạn vội vàng, bạn sẽ có nhiều khả năng mắc sai lầm hơn.

Một khi bạn mắc sai lầm, người đọc sẽ giảm lòng tin và khó kết nối với bạn lần nào nữa. Do đó hãy cố gắng dành thời gian cho nội dung của bạn, đây là điều mà mọi copywriter đều nên biết.

Không tối ưu SEO

Các từ khóa hoặc thẻ meta tốt có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho bài đăng của bạn. Bằng cách tối ưu các nội dung copywriting, bạn có thể giúp nội dung của mình nhận được sự chú ý.

Điều này không chỉ tạo ra khách hàng tiềm năng mà còn đảm bảo bài đăng của bạn có một vị trí tốt trong xếp hạng của Google.

10 sai lầm trên rất dễ mắc phải và nhiều copywriter mới vào nghề thì không biết điều này. May mắn thay, Leap Content ở đây để cung cấp cho bạn tất cả những gì về copywriting giúp bạn sớm thành thạo lĩnh vực này.

Bắt đầu hành trình để trở thành copywriter chuyên nghiệp!

Hãy biến nội dung copywriting nhàm chán của bạn trở nên sống động hơn và nhận lại thành quả của bạn là doanh số bán hàng cao hơn, doanh thu tốt hơn, chuyển đổi hiệu quả hơn,…

Mình hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin trên hữu ích! Sau khi hoàn thành bài viết này, sắp tới Leap Content sẽ triển khai thêm nhiều nội dung hơn nữa liên quan tới copywriting, copywriter. Nếu bạn quan tâm thì hãy cùng chờ đón những bài viết mới trong thời gian tới nhé.

Bất kỳ điều gì về copywriting mà mình còn chưa đề cập trong bài viết mà bạn thấy thú vị thì đừng ngần ngại chia sẻ với mình ở phần bình luận.

Giờ thì bắt tay vào chỉnh sửa nội dung của bạn ngay thôi!

FAQ

Copywriter là ai?

Copywriter là người được trả tiền để viết các nội dung thúc đẩy hành động. Copywriter làm việc với ngôn từ hàng ngày và họ cũng là những chuyên gia trong việc điều chỉnh nội dung để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Copywriting là gì?

Copywriting là kỹ năng viết nội dung quảng cáo và các tài liệu tiếp thị khác cho sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch gây quỹ của doanh nghiệp.

Mục đích của copywriting là thuyết phục mọi người thực hiện hành động, từ mua hàng cho tới nhập địa chỉ email, quyên góp tiền hay nhấp vào một nút chuyển đổi nào đó.

Chủ Đề