Huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu xã?

[ĐN] - Sáng 3-7, huyện Thống Nhất long trọng tổ chức Lễ công bố thành lập thị trấn Dầu Giây. Đến dự có Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó chủ tịch Quốc hội; đại diện các cơ quan Trung ương và Quân khu 7…

Nghi thức chào cờ tại buổi lễ.

Về phía tỉnh Đồng Nai, đến dự có Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái; Ủy viên Ban TVTU, Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Phạm Văn Ru; các Phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh và lãnh đạo huyện Thống Nhất, thị trấn Dầu Giây, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cùng đông đảo cán bộ, người dân địa phương…

.

 

Từ ngày 1-7-2019, thị trấn Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất chính thức được thành lập theo Nghị quyết số 694/NQ- UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của 4 xã: Xuân Thạnh, Bàu Hàm 2, Hưng Lộc, Quang Trung.

 

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái trao Nghị quyết thành lập thị trấn Dầu Giây và tặng bức chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh cho lãnh đạo thị trấn Dầu Giây.

Thị trấn sẽ có 4 ấp chuyển thành khu phố là Lập Thành, Trần Hưng Đạo [thuộc xã Xuân Thạnh trước đây] và Phan Bội Châu, Trần Cao Vân [thuộc xã Bàu Hàm 2 trước đây]; phía Đông, Bắc giáp với xã Bàu Hàm 2 và phía Tây, Nam giáp xã Hưng Lộc.

Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái phát biểu tại buổi lễ

Sau khi thành lập, thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất có 10 đơn vị hành chính, gồm: 9 xã và 1 thị trấn.

Phó chủ tịch Quốc hội, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ đến dự.

Thị trấn Dầu Giây sẽ có 4 ấp chuyển thành khu phố là Lập Thành, Trần Hưng Đạo [thuộc xã Xuân Thạnh trước đây] và Phan Bội Châu, Trần Cao Vân [thuộc xã Bàu Hàm 2 trước đây]; phía Đông, Bắc giáp với xã Bàu Hàm 2 và phía Tây, Nam giáp xã Hưng Lộc. Sau khi thành lập thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất có 10 đơn vị hành chính cấp xã gồm 9 xã và 1 thị trấn.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự Lễ công bố thị trấn Dầu Giây.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thống Nhất nói chung và thị trấn Dầu Giây nói riêng tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền Nghị quyết số 694/NQ- UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phát huy truyền thống của Đảng bộ địa phương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh khai thác tốt tiềm năng, lợi thế; khắc phục những khó khăn, hạn chế, nắm bắt những cơ hội phát triển mới….

Đến dự lễ công bố thành lập thị trấn Dầu Giây còn có Mẹ Việt Nam anh hùng

Bên cạnh đó, địa phương cần khẩn trương sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị của thị trấn Dầu Giây, các xã, ấp, khu phố; bảo đảm các điều kiện về trụ sở làm việc, nhân sự, cơ sở vật chất, ngân sách cho các xã, thị trấn được điều chỉnh địa giới hành chính.

Đông đảo người dân địa phương đến tham dự Lễ công bố thành lập thị trấn Dầu Giây.

Trong đó, cần ưu tiên phục vụ các hoạt động hành chính, dân sự, nhất là thủ tục phát sinh do điều chỉnh địa giới hành chính. Quá trình thực hiện không làm xáo trộn đời sống của nhân dân, cũng như hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Một tiết mục văn nghệ chào mừng thành lập thị trấn Dầu Giây.

Lãnh đạo tỉnh cũng chỉ đạo địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện gắn với xây dựng văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo…

Bản đồ Thành phố Biên Hòa hay bản đồ hành chính các xã tại Huyện Thống Nhất, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Huyện Thống Nhất tại tỉnh Đồng Nai Phòng trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý Huyện Thống Nhất tại tỉnh Đồng Nai

Huyện Thống Nhất huyện trung du nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Nai với diện tích đất tự nhiên 250,2 km², chia làm 10 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Dầu Giây và 9 xã: Bàu Hàm 2, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Hưng Lộc, Lộ 25, Quang Trung, Xuân Thiện.

Trên địa bàn huyện Thống Nhất có đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đi qua và một dự án đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt đang được triển khai xây dựng.

Tiếp giáp địa lý: Huyện Thống Nhất nằm ở trung tâm của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp huyện Định Quán
  • Phía đông giáp thành phố Long Khánh
  • Phía nam giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ
  • Phía tây giáp huyện Trảng Bom.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thống Nhất là 250,2 km², dân số khoảng 165.280 người. Mật độ dân số đạt 660 người/km².

Bản đồ hành chính Huyện Thống Nhất mới nhất

Bản đồ hành chính các xã tại Huyện Thống Nhất mới nhất

Thông tin quy hoạch Huyện Thống Nhất mới nhất

Xem xét thông qua quy hoạch xây dựng vùng huyện Thống Nhất

Sáng ngày 6/1, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp cùng các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch xây dựng tỉnh để xem xét thông qua quy hoạch xây dựng vùng huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thống Nhất thuộc vùng II vùng kinh tế phía Đông tỉnh Đồng Nai, diện tích hơn 24.700 ha gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó trung tâm huyện là thị trấn Dầu Giây được xác định là đô thị loại 5 vào năm 2025 và phát triển đô thị loại 4 năm 2030.

Đây là vùng phát triển đô thị gắn với khu công nghiệp tập trung, phát triển dịch vụ, du lịch, giải trí, trung tâm thương mại, chợ đầu mối nông sản cấp vùng. Đây cũng là đầu mối giao thông vùng tỉnh Đồng Nai liên kết vùng TP. Hồ Chí Minh, phát triển giáo dục đào tạo, nông nghiệp công nghệ cao chuyên canh cấp vùng. Dân số năm 2020 khoảng 168.000 người. Dự báo đến năm 2025 khoảng 170-182.000 người, đến năm 2030 khoảng 175-190 ngàn người.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho rằng, Thống Nhất là địa phương có nguồn lực về đất đai và trong tương lai sẽ có thêm các tuyến cao tốc: Dầu Giây - Liên Khương, Dầu Giây - Phan Thiết... đi qua, là những lợi thế hết sức quan trọng. Do đây là quy hoạch mang tính định hướng phát triển dài hạn nên cần phải có tầm nhìn.

Theo quyết định 381/QĐ-UBND, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị Dầu giây, huyện thống nhất, tỉnh Đồng Nai

PHÓNG TO 

Điều chỉnh quy hoạch thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất

Quy hoạch 1/500 Khu dân cư A1 - C1 tại thị trấn Dầu giây huyện Thống Nhất 

Theo quyết định 2022/QĐ-UBND, phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư A1 - C1 tại thị trấn Dầu giây huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch giao thông Khu dân cư A1 - C1 tại thị trấn Dầu giây huyện Thống Nhất

Vị trí, quy mô nghiên cứu lập quy hoạch

Phạm vi điều chỉnh tổng thể Khu dân cư A1-C1 [Đô thị Dầu Giây] có diện tích khoảng 1.490.000 m² thuộc địa phận Thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và có ranh giới được giới hạn như sau:

+ Phía Đông: giáp khu dân cư đất dự kiến phát triển.

+ Phía Tây: giáp đường Quốc lộ 20.

+ Phía Nam: giáp đường Quốc lộ 1A.

+ Phía Bắc: giáp Khu Trung tâm hành chính Huyện và Khu dân cư quy hoạch phát triển.

2. Quy mô diện tích quy hoạch

- Quy mô diện tích quy hoạch toàn khu : khoảng 1.490.000 m².

+ Diện tích điều chỉnh: khoảng 677.000 m².

+ Diện tích cập nhật: khoảng 542.000 m².

- Quy mô dân số toàn dự án: Khoảng 17.304 người.

- Tỷ lệ lập quy hoạch: 1/500.

Thông tin cơ bản Huyện Thống Nhất tại tỉnh Đồng Nai

Thời Việt Nam Cộng Hòa, vùng đất hai huyện Thống Nhất và Trảng Bom ngày nay thuộc phạm vi ba quận Đức Tu [tỉnh Biên Hòa], Xuân Lộc và Kiệm Tân [tỉnh Long Khánh], gồm các xã: Hố Nai, Trảng Bom [quận Đức Tu], Dầu Giây, Hưng Lộc [quận Xuân Lộc], Gia Kiệm, Gia Tân, Bến Nôm [quận Kiệm Tân].

Về phía chính quyền cách mạng, địa bàn huyện Thống Nhất thuộc các huyện Vĩnh Cửu [tỉnh Biên Hòa] và Xuân Lộc [tỉnh Bà Rịa - Long Khánh]. Tháng 10 năm 1973, huyện 21 được thành lập, gồm các xã nằm dọc Quốc lộ 1A và Quốc lộ 20: Hố Nai, Trảng Bom 1, Trảng Bom 2, Bàu Hàm 1, Bàu Hàm 2, Cây G

Từ năm 1976 đến nay

Từ năm 1976, huyện Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 17 xã: An Viễn, Bàu Hàm 1, Bàu Hàm 2, Cây Gáo, Đồi 61, Gia Kiệm, Gia Tân, Giang Điền, Hố Nai 1, Hố Nai 2, Hố Nai 3, Hố Nai 4, Hưng Lộc, Lộ 25, Thanh Bình, Trảng Bom 1, Trảng Bom 2.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, chuyển 2 xã Hố Nai 1 [nay là phường Hố Nai] và Hố Nai 2 [nay là 2 phường Tân Biên và Tân Hòa] về thành phố Biên Hòa quản lý. Huyện Thống Nhất còn lại 15 xã: An Viễn, Bàu Hàm 1, Bàu Hàm 2, Cây Gáo, Đồi 61, Gia Kiệm, Gia Tân, Giang Điền, Hố Nai 3, Hố Nai 4, Hưng Lộc, Lộ 25, Thanh Bình, Trảng Bom 1, Trảng Bom 2.

Ngày 8 tháng 12 năm 1982, chia xã Gia Tân thành 3 xã: Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3; chia xã Gia Kiệm thành 2 xã: Gia Kiệm và Quang Trung[4].

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Trảng Bom 1 thành thị trấn Trảng Bom và xã Sông Trầu; chia xã Trảng Bom 2 thành 3 xã: Đông Hòa, Tây Hòa, Trung Hòa; chia xã Hố Nai 4 thành 3 xã: Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến; chia xã Hưng Lộc thành 2 xã: Hưng Lộc và Hưng Thịnh; chia xã Bàu Hàm 1 thành 2 xã: Bàu Hàm và Sông Thao.

Cuối năm 2002, huyện Thống Nhất có thị trấn Trảng Bom và 24 xã: An Viễn, Bắc Sơn, Bàu Hàm, Bàu Hàm 2, Bình Minh, Cây Gáo, Đồi 61, Đông Hòa, Gia Kiệm, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Giang Điền, Hố Nai 3, Hưng Lộc, Hưng Thịnh, Lộ 25, Quảng Tiến, Quang Trung, Sông Thao, Sông Trầu, Tây Hòa, Thanh Bình, Trung Hòa.

Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ-CP. Theo đó, thành lập huyện Trảng Bom trên cơ sở tách thị trấn Trảng Bom và 16 xã: Hố Nai 3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Sông Trầu, Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, Giang Điền, An Viễn, Đồi 61, Cây Gáo, Thanh Bình thuộc huyện Thống Nhất; đồng thời sáp nhập 2 xã Xuân Thiện và Xuân Thạnh của huyện Long Khánh vừa giải thể vào huyện Thống Nhất.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Thống Nhất có 10 xã: Bàu Hàm 2, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Hưng Lộc, Lộ 25, Quang Trung, Xuân Thạnh, Xuân Thiện.

Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 694/NQ-UBTVQH14 [nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019]. Theo đó, điều chỉnh địa giới hành chính 4 xã: Bàu Hàm 2, Hưng Lộc, Quang Trung, Xuân Thạnh và thành lập thị trấn Dầu Giây, thị trấn huyện lỵ huyện Thống Nhất trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Thạnh sau khi điều chỉnh địa giới hành chính.

Tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu huyện bao nhiêu xã?

Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú, bao gồm 29 phường, 6 thị trấn, 136 xã.

Gia Kiệm có bao nhiêu áp?

Hành chính. Xã Gia Kiệm được chia thành 7 ấp: Đông Bắc, Tây Nam, Đông Kim, Tây Kim, Võ Dõng 1, Võ Dõng 2, Võ Dõng 3.

Tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu xã phường thị trấn?

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố và 9 huyện, với 170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 8 thị trấn và 122 xã.

Huyện Thống Nhất có bao nhiêu khu công nghiệp?

Theo Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Thống Nhất, 5 khu công nghiệp [KCN], CCN đã được phê duyệt quy hoạch trên địa bàn huyện, gồm 3 KCN: Dầu Giây 403 hécta, Gia Kiệm 330 hécta và Khu liên hợp công nông nghiệp Dofico - xã Lộ 25 273 hécta; 2 CCN là CCN Hưng Lộc gần 42 hécta và CCN Quang Trung 80 hécta.

Chủ Đề