Huyện Vĩnh Tường có bao nhiêu xã thị trấn?

Huyện Vĩnh Tường có tới 3 thị trấn, là Vĩnh Tường, Thổ Tang và Tứ Trưng. Cũng là huyện có nhiều xã nhất: tới 26 xã. Nằm liền kề hai con sông lớn, đất đai được trời phú cho phù sa màu mỡ, phì nhiêu. Có lẽ chính vì thế, mà thương mại, dịch vụ, nghề thủ công phát triển.

Ngay từ những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, người dân Vĩnh Tường [lúc đó còn là huyện Vĩnh Lạc] đã tỏ ra rất năng động trong SX, kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh. Về SX, đã nổi tiếng và phát đạt, nhờ nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn. Vĩnh Sơn trở thành “làng rắn” cung cấp rắn thịt, rắn giống trong phạm vi cả nước. Làng Thổ Tang nổi tiếng nhờ các doanh nhân, buôn bán khắp nơi, còn lưu truyền chuyện “đi buôn” dọc theo chiều dài đất nước, khi miền Nam mới giải phóng.

Việc buôn bán, kinh doanh của dân Vĩnh Tường, đã có tiếng từ gần nửa thế kỷ nay. Cũng chính nhờ sự năng động rất sớm, mà vùng đất Vĩnh Tường mau chóng giàu có. Hiện nay nhiều nghề còn rất phát đạt ở Vĩnh Tường, như: Nghề dịch vụ, thương mại ở Thổ Tang, nghề mộc ở An Tường, nghề rèn ở Lý Nhân, nghề thu mua phế liệu ở Vân Xuân… Đặc biệt phát triển nghề cơ khí, đóng tàu ở các xã, thôn dọc theo triền sông Đáy và sông Hồng.  

Rất gần tới đích

Vĩnh Tường không chỉ năng động trong kinh doanh, thương mại, dịch vụ, mà còn năng động trong SX, nhất là trồng trọt và chăn nuôi. Nếu như Vĩnh Tường là huyện chiếm tới 90% sản lượng bò sữa trong tỉnh Vĩnh Phúc, thì xã Vĩnh Thịnh chiếm gần 90% sản lượng bò sữa trong huyện. Vĩnh Thịnh được ví như “nông trường bò sữa” của tỉnh Vĩnh Phúc.

Khi chúng tôi tới Vĩnh Thịnh, thì điều gây ấn tượng nhất, lại là các “ruộng” trồng cỏ Mỹ bạt ngàn. Cỏ được trồng tận dụng ngay cả bên lề lối đi, bờ ruộng, bờ ao. Dọc theo cầu Vĩnh Thịnh, là những đồng cỏ xanh tươi mơn mởn. Ấy chính là nguồn nguyên liệu chủ lực để SX ra thức ăn cho bò sữa.

Chăn nuôi phát triển, nhưng cũng kéo theo những hệ lụy: Chất thải của gia súc gây ô nhiễm môi trường. Số hộ chăn nuôi tăng, chuồng trại lại liền kề với nơi ở. Xã đã có kế hoạch rất ráo riết đưa chăn nuôi bò sữa ra một khu riêng, cách xa khu dân cư, như khu Khách Nhi I, khu Khách Nhi II… nhưng cần phải triệt để hơn nữa, mới giải quyết được tận gốc vấn đề ô nhiễm.

Hiện nay ở Vĩnh Tường, số xã đạt chuẩn [19/19 tiêu chí] đã có quyết định công nhận, là 21/26 xã. Số xã đạt chuẩn [19 tiêu chí] chờ công nhận, là 4 xã. Số xã đạt 16/19 tiêu chí chỉ còn 1 xã.

Mương máng tưới tiêu hiện đại ở Vĩnh Tường. 

Mục tiêu của huyện là tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn. Tạo diện mạo mới cho Vĩnh Tường xây dựng nông thôn giàu đẹp, văn minh, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao đời sống người dân, xây dựng nền nông nghiệp SX hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ. Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, có hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, môi trường sinh thái được cải thiện… 

[Dân trí] - Trong 17 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập giai đoạn từ nay tới năm 2025 ở tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tường có 8 xã và huyện Sông Lô có 5 xã, thị trấn.

Qua rà soát thực trạng, tỉnh Vĩnh Phúc xác định giai đoạn 2023-2025 có 24 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp, sáp nhập, trong đó có 7 đơn vị "có yếu tố đặc thù" nên không phải sắp xếp.

Vì thế, từ nay tới năm 2025, địa phương này dự kiến thực hiện sắp xếp 17 đơn vị hành chính cấp xã, thuộc 6 huyện, thành phố.

Trụ sở UBND huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc [Ảnh: Cổng TTĐT Vĩnh Tường].

Cụ thể, huyện Lập Thạch có xã Đình Chu; huyện Tam Dương có xã Vân Hội; huyện Yên Lạc có xã Hồng Phương; thành phố Phúc Yên có phường Trưng Trắc.

Huyện Sông Lô có 5 xã, thị trấn gồm Tam Sơn, Nhạo Sơn, Như Thụy, Bạch Lưu và Tứ Yên thuộc diện sắp xếp. Trong khi đó, huyện Vĩnh Tường có tới 8 xã thuộc diện sáp nhập, gồm: Tân Tiến, Việt Xuân, Bồ Sao, Lý Nhân, Vĩnh Sơn, Vân Xuân, Tam Phúc và Vĩnh Ninh.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành ký ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 ở địa phương này.

Kế hoạch nêu rõ năm 2023, Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, thuyết phục, vận động tạo sự thống nhất và đồng thuận của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính. 

Vĩnh Phúc sẽ xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn quy định; cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300%.

Vĩnh Phúc khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính phù hợp với thực tiễn địa phương, nhằm giảm số lượng, tăng quy mô của từng đơn vị hành chính, giải quyết những bất hợp lý về phân định địa giới, tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế.

Năm 2024, địa phương này đặt mục tiêu hoàn thành việc sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ tại các đơn vị hành chính huyện, xã đã thực hiện sắp xếp.

Đến năm 2025, Vĩnh Phúc sẽ tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, trong đó có những đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp. Đồng thời, tỉnh triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.236km2, với 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 2 thành phố [Vĩnh Yên và Phúc Yên] và 7 huyện [Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên]; 136 xã, phường, thị trấn.

Tin liên quan

22 xã ở Vĩnh Phúc thuộc diện sắp xếp, sáp nhập

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cho biết, từ nay đến 2025 Vĩnh Phúc có 22 xã thuộc 7 huyện, thành phố thực hiện sắp xếp.

Lộ trình 3 năm sáp nhập huyện, xã ở tỉnh Vĩnh Phúc

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 ở địa phương này.

Bộ trưởng Nội vụ: "Tập trung tổng lực" cho việc sáp nhập huyện, xã

Từ nay đến 2025, có 33 huyện và hơn 1.300 xã thuộc diện phải sáp nhập. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà quán triệt việc này cần thực hiện thận trọng, chắc chắn, không cầu toàn, không nóng vội.

Huyện Vĩnh Tường có bao nhiêu thị trấn?

Huyện Vĩnh Tường có 3 thị trấn và 25 xã như hiện nay.

Vĩnh Phúc có bao nhiêu xã phường thị trấn?

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố [Vĩnh Yên, Phúc Yên] và 7 huyện [Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên]; 136 xã, phường, thị trấn.

Huyện Tam Đảo có bao nhiêu xã thị trấn?

Hành chính. Huyện Tam Đảo có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Hợp Châu [huyện lỵ], Đại Đình, Tam Đảo và 6 xã: Bồ Lý, Đạo Trù, Hồ Sơn, Minh Quang, Tam Quan, Yên Dương.

Vĩnh Phúc có bao nhiêu thị xã?

Tỉnh Vĩnh Phúc có dân số khoảng 1.154.154 và biển số xe là 88. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 huyện, thị xã. : Thành phố Vĩnh Yên; Thành phố Phúc Yên; các huyện: Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Lập Thạch và Sông Lô.

Chủ Đề