Intel đầu tư vào việt nam bao nhiêu tỷ đô năm 2024

Thông điệp được đưa ra sau khi Reuters đăng bài báo tiết lộ, Intel đã hủy bỏ kế hoạch mở rộng sản xuất chip trị giá 1 tỷ USD tại Việt Nam. Trong khi đó, Intel công bố các khoản đầu tư lớn vào Châu Âu và kế hoạch mở rộng đầu tư tại Malaysia.

Trên thực tế, sau khi đầu tư thêm 475 triệu USD đầu năm 2021, nâng tổng vốn của Intel rót vào Việt Nam lên 1,5 tỷ USD, tập đoàn này chưa công bố kế thêm khoản đầu tư mới nào.

Đánh giá về môi trường đầu tư của Việt Nam, ông Kim Huat Ooi nói rằng, Intel luôn đánh giá cao môi trường chính trị - xã hội ổn định của Việt Nam, sự sẵn sàng của lực lượng lao động trẻ và tài năng, cũng như vị trí địa lý nằm ngay trung tâm châu Á.

Tất cả những điều kiện này thúc đẩy tiềm năng sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Sự có mặt của Intel với dự án đầu tư tỷ đô trong thời gian qua đã góp phần đưa Việt Nam vào bản đồ công nghệ cao trên thế giới.

Tập đoàn Intel có văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 1997. Đến tháng 1/2006, Intel mới ghi dấu ấn khi công bố dự án đầu tư 300 triệu USD vào khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) và nâng mức đầu tư lên 1 tỷ USD vào tháng 11/2006 để xây dựng nhà máy sản xuất chip bán dẫn đầu tiên của Việt Nam.

Intel đầu tư vào việt nam bao nhiêu tỷ đô năm 2024

Một số liệu vào năm 2016 cho thấy, giá trị xuất khẩu của Intel Products Vietnam chiếm khoảng 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM, chiếm gần 20% giá trị xuất khẩu công nghiệp chế biến và 18% giá trị xuất khẩu linh kiện – điện tử của Việt Nam (trừ điện thoại di động).

Ước tính, mỗi lao động của Intel Products Vietnam tạo ra khoảng 92.650 USD, trong khi đó con số trung bình ở các doanh nghiệp FDI chỉ 10.099 USD. Tức năng suất của lao động Intel cao gấp 9 lần so với các doanh nghiệp vốn nước ngoài hiện tại.

Nhà máy Intel Việt Nam là 1 trong 10 địa điểm sản xuất của Intel trên toàn cầu. Nhà máy đảm nhiệm sản xuất các sản phẩm vi xử lý Raptor Lake thế hệ mới nhất và vi xử lý thế hệ tiếp theo Meteor Lake. Tổng sản lượng của nhà máy tại Việt Nam đang chiếm hơn 50% sản lượng trong hệ thống nhà máy đóng gói và kiểm định của Intel trên toàn cầu.

Việt Nam gần đây đặt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất chip bán dẫn mới của thế giới. Đặc biệt sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, nhiều hợp tác giữa các doanh nghiệp 2 bên đã được triển khai trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

Tháng trước, Tập đoàn Amkor đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1 của nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn tại Bắc Ninh. Tổng vốn đầu tư của dự án này là 1,6 tỷ USD chia làm 3 giai đoạn.

Gã khổng lồ trong ngành bán dẫn của Mỹ là Synopsys đã cam kết hỗ trợ ngành bán dẫn Việt Nam tăng cường lực lượng nhân lực thiết kế vi mạch và năng lực chế tạo R&D thông qua hợp tác với Chính phủ. Biên bản ghi nhớ giữa Synopsys và các cơ quan của Việt Nam diễn ra trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi tháng 9.

"Chúng tôi rất vui mừng được hỗ trợ sự phát triển hệ sinh thái ngành công nghệ rộng lớn và lực lượng lao động của Việt Nam trong gần 2 thập kỷ hoạt động tại đây, và mong muốn tiếp tục thực hiện việc này trong thời gian tới" - thông tin từ Intel Việt Nam khẳng định.

Theo đó, nhà đầu tư đến từ Mỹ này đã rót tổng cộng 1,5 tỉ USD vào nhà máy Intel Việt Nam từ năm 2006 đến tháng 1-2021. Đến nay, đây là nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất thế giới của Intel. Intel Products Vietnam đang đảm nhiệm sản xuất các sản phẩm vi xử lý phổ thông mới nhất, bao gồm Raptor Lake và Meteor Lake thế hệ tiếp theo, chiếm hơn 50% sản lượng các nhà máy lắp ráp và kiểm định trên toàn cầu.

Intel đầu tư vào việt nam bao nhiêu tỷ đô năm 2024

Nhà máy Intel tại Khu công nghệ cao TP HCM

Intel hoạt động ở Việt Nam từ năm 2006 với nhà máy sản xuất và kiểm định chip tại Khu công nghệ cao TP HCM. Dự án này tạo ra hơn 6.500 việc làm. Giá trị xuất khẩu từ năm 2010 đến quý III/2023 đạt 82 tỉ USD, chiếm khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu của Khu Công nghệ cao TP HCM.

Trước đó, Reuters đăng thông tin xung quanh việc Intel đã hủy kế hoạch đầu tư mở rộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, phía Intel không bình luận về thông tin này và khẳng định "Việt Nam tiếp tục là một phần quan trọng trong hoạt động sản xuất toàn cầu của Intel".

Liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, số liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tính đến ngày 20-10, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt hơn 25,76 tỉ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Vốn FDI tiếp tục là một trong những điểm sáng của nền kinh tế năm 2023.

Đặc biệt, việc nâng tầm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện sẽ thúc đẩy làn sóng đầu tư FDI vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ, chip bán dẫn, bo mạch, điện tử…