Kết luận về thị trường tài chính

Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định, hay theo cách hiểu khái quát nhất thì đó là nơi diễn ra quá trình trao đổi mua bán các công cụ tài chính và công cụ thanh toán. Bản chất của thị trường tài chính là sự luân chuyển vốn, giao lưu vốn trong xã hội.

Cấu trúc thị trường tài chính có thể có thể được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau, tuy nhiên có thể căn cứ vào 3 thành phần chính là thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động; sự luân chuyển các nguồn tài chính và tính chất pháp lý của thị trường tài chính.

Kết luận về thị trường tài chính

Thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động hay chính là thời gian luân chuyển vốn bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ là thị trường được hình thành trước do ban đầu kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu vốn và nhu cầu tiết kiệm vốn chưa nhiều chủ yếu là ngắn hạn. Do đó đặc thù của thị trường tiền tệ làthị trường chỉ có các công cụ ngắn hạn (có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm). Thông thường các chủ thể đi vay trên thị trường này là những chủ thể tạm thời thiếu hụt tiền tệ phục vụ cho các nhu cầu thanh toán. Những chủ thể cung vốn (cho vay) thì lại là những chủ thể tạm thời có vốn nhàn rỗi (có thể là do chưa dùng tới vốn hoặc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư), do vậy họ tranh thủ chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi của họ trong thời gian ngắn để hưởng lợi từ những giao dịch đó. Các hình thức đầu tư như thế trên thị trường tiền tệ thường có độ an toàn tương đối cao, nhưng lại đồng nghĩa với mức lợi tức thấp.

Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường tiền tệ thường có quy mô lớn nên bên cho vay thường là các ngân hàng, công ty tài chính hoặc phi tài chính; còn bên vay vốn thường là Chính phủ, các công ty và ngân hàng.

Kết luận về thị trường tài chính

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện, đặt viên gạch nền tảng cho thị trường vốn ra đời. Nếu như thị trường tiền tệ là thị trường chỉ có các công cụ ngắn hạn thì thị trường vốn là thị trường hữu hiệu diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn (có thời gian luân chuyển vốn trên một năm) như cổ phiếu hay trái phiếu. Thị trường này cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn các doanh nghiệp, của chính phủ, và các hộ gia đình. Đặc thù của thị trường này là thời gian luân chuyển vốn trên thị trường dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên song hành cùng với mức lợi tức kỳ vọng cao thìđộ rủi ro cũng cao hơn.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chính trung gian thì chính phủ và các doanh nghiệp còn tự huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán. Động thái này kéo theo hệ quả tất yếu là nhu cầu mua bán chứng khoán dần xuất hiện trên thị trường.Chính vì thế mà thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán.

Bên cạnh thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được thì sự luân chuyển các nguồn tài chính cũng là một trong những thành phần quan trọng cấu thành nên thị trường tài chính bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Có thể hiểu một cách đơn giản thì thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu tiên. Sau đó, việc mua bán các chứng khoán này trên thị trường chứng khoán thứ cấp sẽ không làm ảnh hưởng đến số vốn của nhà phát hành. Cũng từ thị trường này mà lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.Hoạt động giao dịch ở thị trường này thương được thực hiện theo hình thức bán buôn giữa nhà phát hành là bên cần huy động vốn (công ty, các tổ chức tài chính, Chính phủ,..) và các nhà đầu tư lớn (các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm,…). Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng.

Kết luận về thị trường tài chính

Thị trường thứ cấp là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hànhtrên thị trường sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán.Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này thì chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán chứ không gia tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Có thể thấy rằng thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, lầ nền tảng cho thị trường thứ cấp hoạt động, nó tạo hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp.

Bên cạnh thời gian sử dụng  và sự luân chuyển cácnguồn tài chính thì căn cứ pháp lý cũng là một mảnh ghép trong bức tranh về thị trường tài chính. Căn cứ vào tính chất pháp lý thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng thị trường bao gồm thị trường tài chính chính thức và không chính thức. Sự khác biệt rõ rệt của hai thị trường đó là việc áp dụng và tuân thủ theo các nguyên tắc của các văn bản quy phạm pháp luật. Nếu như thị trường tài chính chính thức là một nhánh của thị trường tài chính, các chủ thể tham gia được pháp luật thừa nhận và bảo vệ trên cơ sở mọi hoạt động, giao dịch được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, bản thân của thị trường tài chính không chính thức đã là thị trường tài chính riêng biệt, các hoạt động giao dịch và các chủ thể không bị bó hẹp trong những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.

31 Tháng 12 2021 · 9 phút đọc

Càng tìm hiểu về chứng khoán, bạn sẽ càng tiếp xúc nhiều hơn với thị trường tài chính. Song không phải ai cũng thực sự hiểu thị trường tài chính là gì. Nhiều người vẫn hiểu nhầm thị trường tài chính là thị trường mua bán nói chung. Có những người đã hiểu về thị trường tài chính nhưng băn khoăn giữa quá nhiều cách phân chia thị trường. Điều này đặt ra đòi hỏi người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế cần có cái nhìn rõ ràng. Trong bài viết này, DNSE sẽ giải đáp câu hỏi Thị trường tài chính là gì.

Kết luận về thị trường tài chính
Hãy cùng DNSE tìm câu trả lời thị trường tài chính là gì nhé

Định nghĩa thị trường tài chính

Thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính là một nền tảng giao dịch. Tại đây, các loại sản phẩm tài chính như cổ phiếu, trái phiếu… sẽ được mua bán. Đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường tài chính rất đa dạng, có thể kể đến Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và hộ gia đình.

Khi tham gia vào thị trường tài chính, các đối tượng sẽ thực hiện các lệnh mua, bán các loại tài sản hoặc hàng hóa của thị trường. Thị trường tài chính là tổng hòa của ba loại thị trường bao gồm: thị trường tài chính, thị trường hàng hóa dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất có mối quan hệ qua lại giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Nguyên nhân hình thành thị trường tài chính là gì?

Để hình thành thị trường tài chính, cần có 3 nguyên nhân quan trọng tác động:

  • Mâu thuẫn giữa cung và cầu trong nền kinh tế dẫn đến yêu cầu giải quyết.
  • Nhu cầu chuyển nhượng, mua bán các loại chứng khoán giữa các chủ sở hữu.
  • Các hình thức huy động vốn linh hoạt trong nền kinh tế hàng hóa đa dạng.

Điều kiện hình thành thị trường tài chính là gì?

  • Nền kinh tế hàng hóa đa dạng, phát triển và tiền tệ bền vững.
  • Công cụ tài chính phong phú, đa dạng.
  • Các cơ quan trung gian tài chính được hình thành và lớn dần.
  • Hệ thống cơ sở pháp lý về nghiệp vụ vững vàng.
  • Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, chắc chắn.
  • Đội ngũ các nhà kinh doanh, quản lý có vốn kiến thức sâu sắc về thị trường tài chính.

Đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính là gì?

  • Đối tượng hướng đến: Nguồn cung và cầu về vốn. Ví dụ như trong thị trường tài chính có anh A muốn mua lại cổ phiếu của công ty B. Ở đây, anh A và công ty B là đối tượng của thị trường tài chính.
  • Công cụ tham gia vào thị trường tài chính: Các chứng từ có giá trị được phát hành. Ví dụ về chứng từ có thể kể đến như hóa đơn đỏ tính VAT khi mua hàng cũng là một loại chứng từ có giá trị.
  • Chủ thể thị trường tài chính: Thể nhân và pháp nhân tham gia thị trường tài chính. Ví dụ về chủ thể có thể là các công ty bảo hiểm, các ngân hàng…
  • Hàng hóa thị trường: Tùy vào thị trường sẽ có hàng hóa như trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu kho bạc, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai…

Sự phát triển của các hình thái thị trường tài chính

Kiểu đầu tiên của sự phát triển các hình thái thị trường tài chính là quan hệ vay mượn, quan hệ tín dụng thương mại. Hình thái thứ hai có thể kể đến các tổ chức trung gian đứng giữa quá trình giao dịch trong thị trường. Cuối cùng là hình thái chủ thể có nhu cầu đầu tư nên chủ động phát triển các chứng từ được giá.

Phân loại thị trường tài chính

Kết luận về thị trường tài chính
Bốn cách phân loại để hiểu thị trường tài chính là gì được sử dụng phổ biến

Phân loại theo thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động

  • Thị trường tiền tệ: Các khoản vay ngắn hạn của các ngân hàng, tín phiếu kho bạc…
  • Thị trường vốn: Đây là nơi giải quyết quan hệ cung cầu dài hạn. Thị trường gồm 3 bộ phận chính là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.

Phân loại theo phương thức huy động nguồn tài chính

  • Thị trường nợ: Nơi diễn ra việc mua bán các công cụ nợ từ ngắn hạn (dưới 1 năm) đến dài hạn (từ 10 năm).
  • Thị trường vốn cổ phần: Nơi việc huy động vốn diễn ra bằng cách phát hành các cổ phiếu.

Phân loại theo sự luân chuyển các nguồn tài chính

  • Thị trường sơ cấp: diễn ra việc mua bán, phát hành chứng khoán thông qua các ngân hàng.
  • Thị trường thứ cấp: diễn ra các hoạt động chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đã phát nhất. Loại thị trường này cũng được chia thành thị trường phi tập trung và sở giao dịch.

Phân loại theo tính chất pháp lý

  • Thị trường tài chính chính thức: Các hoạt động tuân theo nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.
  • Thị trường tài chính không chính thức: Các hoạt động không tuân theo nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.
  • Ngoài ra còn có thể tồn tại các thị trường phái sinh. Thị trường này là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch sản phẩm tài chính phái sinh.

Chức năng của thị trường tài chính là gì?

Chức năng dẫn nguồn tài chính, thực hiện khả năng cung ứng đến các chủ thể cần nguồn tài chính

Trong đó:

  • Thị trường tài chính là kênh dẫn vốn để có sự luân chuyển từ những người không có cơ hội đầu tư sang những người phù hợp hơn
  • Thúc đẩy sự tích lũy và tập trung tiền vốn giúp đáp ứng nhu cầu của công ty như đầu tư cơ sở vật chất, quá trình sản xuất
  • Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn. Người cho vay sẽ có lãi còn người đi vay sẽ phải tính toán để trả khoản vay, tích lũy.
  • Tạo điều kiện cho các chính sách mở cửa và đầu tư của Chính phủ, nước ngoài.

Ví dụ như anh A có một phần cổ phiếu nhưng không còn muốn đầu tư nữa. Lúc này, thị trường cổ phiếu sẽ thực hiện chức năng dẫn nguồn tài chính. Anh A sẽ được liên kết với anh B để thực hiện bán cổ phiếu của mình.

Chức năng tạo tính chuyển đổi cho tài sản tài chính 

Ví dụ như anh C đang trong hoàn cảnh khó khăn. Trong tay anh có một số trái phiếu và anh đổi số đó ra tiền. Đây chính là biểu hiện của chức năng tạo tính chuyển đổi.

Chức năng cung cấp thông tin và đánh giá giá trị kinh tế của doanh nghiệp

Ví dụ như công ty A có lượng cổ phiếu giá cao và công ty B thì giá cổ phiếu giảm mạnh. Khi nhìn vào thị trường tài chính với những sự tăng giảm, nhà đầu tư sẽ thấy được những chỉ số cơ bản và có đánh giá cho riêng mình.

Vai trò của thị trường tài chính là gì?

Kết luận về thị trường tài chính
Thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong ngành tài chính

Thị trường tài chính có ba vai trò quan trọng đối với ngành tài chính:

  • Vai trò thu hút, huy động các nguồn tài chính giúp khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
  • Vai trò thúc đẩy, gia tăng hiệu quả sử dụng tài chính.
  • Vai trò thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.

Kết luận

Khép lại bài viết này, liệu bạn đã trả lời được trọn vẹn câu hỏi “Thị trường tài chính là gì?”. Theo bạn, hình thái thị trường tài chính là cái bạn đang hướng đến? Không thể phủ nhận tầm quan trọng của thị trường tài chính nhưng giới tài chính còn có nhiều kiến thức hay ho khác. Đừng quên cùng khám phá thêm thật nhiều thông tin ngay tại DNSE nhé.