Khi có tranh chấp xây ra trong ASEAN thì cách thức giải quyết như thế nào

ASEAN: Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

H.Mai-H.Vũ [thực hiện]

13:54 28/07/2016

“Các quốc gia ASEAN đã đưa ra một nguyên tắc mà từ trước đến nay trong các văn kiện chưa từng cóđó là; nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, và phải tôn trọng các biện pháp pháp lý và ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 [UNCLOS 1982]”-Phó Thủ tướng, Bộ trưởng BộNgoại giao Phạm Bình Minh trao đổi với Đại Đoàn kết sáng 28/7 tại hành lang Quốc hội.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn Báo Đại Đoàn Kết sáng nay 28/7.

Thưa Phó Thủ tướng, tại Hội nghị AMM49 vừa qua ở Vientian [Lào] rõ ràng, vấn đề Biển Đông đã được đặt ra và nhiều quốc gia trong khu vực đã nêu ý kiến về vấn đề này. Dường như để có một tuyên bố về Biển Đông nhiều quốc gia đã trao đổi, tranh luận trong có Việt Nam?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đương nhiên phải tranh luận nhưng vấn đề quan trọng nhất là phải duy trì được vai trò trung tâm đoàn kết trong ASEAN trên tất cả các vấn đề của khu vực. Từ trước đếnnay nhiều nhà quan sát vẫn cho rằng trong ASEAN không đạt được đồng thuận; nhưng hội nghị AMM lần này tại Lào đã đạt được Tuyên bố chung.

Trong lời lẽ đó, các vấn đề liên quan đến Biển Đông đã đạt được tất cả các yếu tố mà từ trước đến nay đã đạt được; thậm chí còn hơn thế nữa. Đó là sự khẳng định lại việc các nước ASEAN tiếp tục quan tâm, lo ngại về tình hình Biển Đông. Mà tình hình đó là các hoạt động gây căng thẳng, trong đó có vấn đề cải tạo các đảo. Vấn đề thứ hai là khẳng định các bên phải kiềm chế, trong đó có cả kiềm chế các hoạt động gây ra căng thẳng. Thứ ba là nhắc lại phải giải quyết vấn đề bằng vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước luật Biển 1982.

Cái mà dư luận quan tâm là tại sao không đề cập đến vấn đề Tòa trọng tài [PCA] và các biện pháp ngoại giao pháp lý. Vì trên thực tế điều đó đã được khẳng định ngay tại phần đầu tiên, trong mục xây dựng cộng đồng ASEAN và xây dựng cộng đồng cho đến năm 2025. Các quốc gia ASEAN đã đưa ra một nguyên tắc mà từ trước đến nay trong các văn kiện chưa đưa ra đó là; nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, và phải tôn trọng các biện pháp pháp lý và ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển.

Tại sao phải gắn giữa Công ước Luật Biển với các biện pháp ngoại giao pháp lý? Vì đó là điều mà các nước muốn nói với hàm ý khu vực Đông Nam Á có vấn đề gì nổi lên ngoài vấn đề trên biển? Như thế thì không đưa vào phần Biển Đông nhưng mà nêu ở phần trang trọng là xây dựng cộng đồng với các nguyên tắc. Điều đó là thành công lớn của hội nghị lần này. Khẳng định lại vai trò trung tâm của ASEANN và tinh thần đoàn kết của khối. Dù không nói đến vụ kiện nhưng đó là những hàm ý rất lớn.

Quan điểm của các quốc gia Đông Nam Á về PCA trong quá trình trao đổi tại AMM thế nào thưa Phó Thủ tướng?

Đây là vụ kiện pháp lý giữa Philippinnes và Trung Quốc thì các nước có đề cập hay không đề cập tại hội nghị. Các nước có đề cập cũng đã có những cách thức đề cập khác nhau.

Ví dụ chúng ta như lời người phát ngôn nói là hoan nghênh việc ra tuyên bố và tiếp tục nghiên cứu vì Việt Nam là nước nằm ở khu vực Biển Đông, có lợi ích trong khu vực này.Các nước khác trong đó có nhiều nước trong ASEAN thì nói là ghi nhận tuyên bố này. Còn một số nước không nói về vụ kiện nhưng nói trong bối cảnh hiện nay mong muốn giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển.

Có thể nói, cách thức nói như thế nào thì nói nhưng mà tựu chung lớn nhất là các biện pháp phải là giải quyết hòa bình và quan trọng nhất là tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982. Còn các nước ngoài khu vực thì tùy từng mức độ khác nhau, nước thì hoan nghênh, nước thì nói rằng đây là phán quyết mang tính chất cuối cùng, không có yêu cầu bắt buộc phải sử dụng.

Có những nước tuyên bố thẳng, còn có những nước nói là hoan nghênh, cũng có nước nói là ghi nhận tuyên bố. Đương nhiên cũng có những nước không chấp nhận phán quyết của Tòa. Trong hội nghị tại các cuộc họp, [hội nghị có 16 cuộc họp] các cấp bộ trưởng khác nhau với các đối tác khác nhau. Tùy mức độ khác nhau thì các nước có những đề cập cụ thể.

Khi có một số nước phản đối vậy có cần đưa ra cơ chế đồng thuận thiểu số phục tùng đa số không?

Hiện nay ASEAN hoạt động đều theo Hiến chương của ASEAN. Trong Hiến chương của ASEAN có các nguyên tắc cơ bản. Mà một trong những nguyên tắc đó là nguyên tắc đồng thuận. Phải nói một điều rằng vì sao ASEAN đóng được vai trò trung tâm đó là vì ASEAN có được một sự đoàn kết trong nội khối. Và đoàn kết tạo cơ sở, sức mạnh cho ASEAN thì mới đóng được vai trò trung tâm.

Từ trước đến nay không phải chỉ tổ chức ASEAN có nguyên tắc đồng thuận, cũng có một số tổ chức khác ví dụ EU cũng có nguyên tắc đồng thuận. Trong ASEAN đang duy trì nguyên tắc đồng thuận, còn có thay đổi hay không thì đó là điều kiện khi xem xét lại Hiến chương ASEAN; nhưng đó lại là vấn đề khác. Cho đến nay mà nói, cụ thể là tại hội nghị lần này chứng tỏ rằng các nước trong ASEAN vẫn tạo ra khối đoàn kết, tạo được sự nhất trí và ra được tuyên bố.

Tôi cũng nói thêm rằng, lần này không chỉ có một Tuyên bố chung mà kèm vào Tuyên bố chung đó có ba tuyên bố hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Đó là tuyên bố của các ngoại trưởng về vấn đề duy trì hòa bình an ninh. Trong tuyên bố này nhắc lại các nguyên tắc của ASEAN nhưng quan trọng là yêu cầu các nước ở bên ngoài phải tôn trọng vai trò đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN.

Tuyên bố thứ hai đó là tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay thì lại đưa ra một tuyên bố quan trọng là yêu cầu thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới xây dựng COC. Tuyên bố thứ ba là nhân dịp 40 năm Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á [TAC].

Đây là nền tảng để xây dựng ASEAN, trong đó nguyên tắc nền tảng nhất của ASEAN là vai trò trung tâm của ASEAN, đó là vai trò của các nước đang phải duy trì tôn trọng hòa bình ổn định trong khu vực.

Ba tuyên bố đó cộng với tuyên bố chung của ASEAN tạo nên một điểm nhấn với hai yêu cầu. Đó là hiện nay hết vai trò trung tâm đoàn kết, hai là duy trì hòa bình ổn định trong khu vực. Điều đó cũng hàm ý với tất cả các nước đối tác bên ngoài là ASEAN hiện nay các nước phải tôn trọng sự đoàn kết và vai trò trung tâm của khối. Yêu cầu các nước phải đảm bảo, duy trì hòa bình ổn định ở đây.

Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!

Chủ đề: Phạm Bình Minh Phó Thủ tướng ASEAN PCA tranh chấp biển Đông Tòa quốc tế

ATISA không quy định một cơ chế riêng để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên liên quan tới Hiệp định mà sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp chung trong ASEAN theo Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp [gọi tắt là EDSM].

EDSM thiết kế một cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua Tham vấn – Hòa giải - Ban hội thẩm tương tự như cơ chế sử dụng bởi nhiều FTA khác.

Dưới đây là tóm tắt các bước trong quy trình giải quyết tranh chấp theo EDSM, giới hạn trong trường hợp cụ thể của ATISA:

Bước 1: Tham vấn

Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến việc thực thi, giải thích hoặc áp dụng các quy định ATISA, các nước thành viên phải giải quyết trước hết thông qua tham vấn. 

Bên được tham vấn phải phản hồi Bên tham vấn trong vòng 10 ngày sau ngày nhận được Yêu cầu tham vấn. Hai bên sẽ tiến hành tham vấn trong khoảng thời gian 30 ngày sau ngày nhận được Yêu cầu tham vấn.

Bước 2: Môi giới, Trung gian, Hòa giải

Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết tranh chấp, các bên có thể sử dụng hình thức trung gian hoặc hòa giải để giải quyết, và nếu đạt được thống nhất thì vụ kiện sẽ lập tức dừng tại đó.

Bước 3: Thành lập Ban hội thẩm

Ban Hội thẩm sẽ được thành lập theo yêu cầu của Bên yêu cầu tham vấn nếu:

  • Trong vòng 10 ngày sau ngày nhận được Yêu cầu tham vấn, bên được tham vấn không phản hồi bên tham vấn, hoặc
  • Trong vòng 30 ngày sau ngày nhận được Yêu cầu tham vấn, các bên không tiến hành tham vấn, hoặc
  • Trong vòng 60 ngày sau ngày nhận được Yêu cầu tham vấn, các bên không đạt được thống nhất

Quyết định thành lập Ban Hội thẩm được thực hiện tại Hội nghị các Lãnh đạo Kinh tế cao cấp ASEAN [SEOM] hoặc thông qua lấy ý kiến luân chuyển [circulation] các nước Thành viên trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận Yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm.

Ban Hội thẩm sẽ bao gồm 3 người do Ban Thư ký ASEAN lựa chọn và không mang quốc tịch của một trong các bên tranh chấp trừ khi được các bên này đồng ý.

Ban Hội thẩm sẽ thực hiện các đánh giá khách quan về vụ kiện, bao gồm xem xét các tình tiết của vụ kiện và xác định tính phù hợp với cam kết ATISA, từ đó đưa ra các kết luận và khuyến nghị liên quan tới vụ kiện

Bước 4: Hoạt động của Ban Hội thẩm

Trong vòng 60 ngày kể từ ngày thành lập [có thể gia hạn thêm 10], Ban Hội thẩm phải hoàn thành Báo cáo của Ban Hội thẩm gửi lên SEOM. Tuy nhiên, trước đó Ban Hội thẩm phải cho phép các bên của vụ kiện được tiếp cận và bình luận Báo cáo.

Bước 5: Thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm

Báo cáo của Ban Hội thẩm sẽ được SEOM thông qua trong vòng 30 ngày kể từ ngày gửi lên SEOM trừ khi một bên tranh chấp thông báo chính thức với SEOM về việc kháng cáo, hoặc SEOM đồng thuận phủ quyết Báo cáo.

Bước 6: Trình tự Phúc thẩm

Khi có yêu cầu kháng cáo chính thức của một bên tranh chấp, Cơ quan Phúc thẩm sẽ được thành lập bởi Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN [AEM].  Chức năng của Cơ quan Phúc thẩm chỉ là xem xét lại các vấn đề pháp lý và giải thích pháp lý trong Báo cáo của Ban Hội thẩm

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm sẽ được đưa ra trong vòng 60 ngày [gia hạn không quá 30 ngày] kể từ ngày có yêu cầu kháng cáo chính thức của một bên. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm có thể ủng hộ, sửa đổi hoặc phản đối các kết luận trong Báo cáo của Ban Hội thẩm

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm sẽ được SEOM thông qua trong vòng 30 ngày kể từ ngày Báo cáo này được đưa ra, trừ khi SEOM đồng thuận phủ quyết. Báo cáo sẽ được chấp nhận vô điều kiện bởi các bên tranh chấp.

Bước 7: Thi hành

Nếu Báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm kết luận biện pháp của một bên là không tuân thủ theo ATISA, Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm sẽ đưa ra khuyến nghị yêu cầu bên vi phạm phải sửa đổi để biện pháp đó tuân thủ. Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm cũng có thể đưa ra khuyến nghị vệ cách thức sửa đổi để biện pháp tuân thủ.

Bên thua sẽ phải tuân thủ các khuyến nghị trong Báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm trong vòng 60 ngày kể từ ngày Báo cáo đó được thông qua bởi SEOM, trừ khi có yêu cầu và được cho phép một khoảng thời gian dài hơn để thực hiện.

Bước 8: Bồi thường và Trả đũa

Trong trường hợp bên thua không sửa đổi biện pháp vi phạm để bảo đảm tuân thủ ATISA hoặc việc sửa đổi không được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày Báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm được thông qua,  bên thắng kiện có thể yêu cầu bên thua kiện cùng đàm phán để cùng thống nhất một mức bồi thường. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận về mức bồi thường trong vòng 20 ngày kể từ khi hết thời hạn 60 ngày trên, bên thắng [một hoặc tất cả các nguyên đơn] có thể yêu cầu SEOM cho phép đình chỉ một nghĩa vụ hoặc một nhượng bộ theo Hiệp định liên quan đối với bên còn lại.

Về phạm vi, cơ chế giải quyết tranh chấp nói trên của EDSM sẽ được áp dụng đối với tất cả các tranh chấp phát sinh từ hoặc có liên quan tới tất cả các cam kết ATISA [bao gồm Văn kiện chính và các Phụ lục] ngoại trừ trường hợp tranh chấp từ/liên quan đến:

  • Các cam kết về trợ cấp của ATISA 
  • Các cam kết về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của ATISA 

Nguồn: Trích dẫn "Sổ tay Hỏi - Đáp về Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN [ATISA]" -
Dự án: Thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong khuôn khổ Sáng kiến hội nhập ASEAN [COMPETE] - GIZ

Video liên quan

Chủ Đề