Khi trang trí món ăn người châu á thường xem món ăn là gì

Ẩm thực Âu - Á có những nét đặc trưng riêng mà người nấu ăn cũng như người thưởng thức cần phân biệt rõ để tinh tế hơn trong việc lựa chọn món ăn. Dưới đây là một số nét khác biệt cơ bản của món Á và món Âu mà Than sạch Seagull muốn chia sẻ cùng các anh chị để tiện tham khảo trong quá trình vào bếp và ăn uống.

Châu Á chú trọng đến tính thẩm mỹ, đánh giá món ăn dựa vào màu sắc, hương vị, đặc biệt ưu tiên đến tính con miệng. Còn người châu Âu thì theo quan niệm ẩm thực lý tính, chú trọng đến hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho một bữa ăn.

Bữa ăn truyền thống của người châu Á gồm cơm, cá, rau, thịt thì người châu Âu lại thích nước sốt, bánh mì hoặc bánh ngọt. Nếu người châu Á thường đa dạng trong sự kết hợp các nguyên liệu phổ biến có sự tương đồng về vị và trong bữa ăn thường có nước chấm thì văn hóa ẩm thực châu Âu luôn luôn kết hợp các thành phần có hơi hướng mâu thuẫn. Ở Châu Âu, mọi món ăn đều có một loại nước sốt riêng và bơ, trứng, sữa là những thành phần được kết hợp nhiều nhất.


Châu Á thích những thức ăn tươi sống và tự chế biến, ngược lại hoàn toàn với châu Âu khi mọi người rất chuộng thức ăn nhanh, các loại đồ hộp hoặc là mua sẵn về ăn.

Người châu Âu không tẩm bột để làm các món rán, chiên có màu vàng. Những món ăn đó hoàn toàn được rán, chiên một cách tự nhiên bằng bơ hoặc dầu.

Gia vị để nấu các món Âu cũng lấy từ tự nhiên. Muối để tạo vị mặn, các loại lá [lá nguyệt quế, mùi tây…] để tạo hương vị, các loại rau củ [cà rốt, khoai tây…] hoặc nước dùng ninh từ xương [bò, lợn…] để tạo vị ngọt. Trong khi các món Á lại sử dụng rất nhiều gia vị: nước mắm, hạt nêm, dầu hào, xì dầu….


Về văn hóa ăn uống: đây là điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa hai châu lục. Trong khi châu Á chủ yếu dùng đũa thìa, ăn chung mâm và trong bữa ăn mọi người sẽ cùng nhau nói chuyện, ăn một cách nhẹ nhàng thì ở châu Âu, khi ăn phải dùng dao – thìa – nĩa. Mọi người tuyệt đối không được nói chuyện trong bữa ăn và sẽ ăn theo từng phần. Người châu Âu rất coi trọng nguyên tắc và mỗi món ăn sẽ có một bộ dụng cụ khác nhau, đảm bảo phù hợp với món ăn đó. Người châu Âu thường ăn đồ ăn tinh [bỏ xương, da, gân…] để dùng dao dĩa cho tiện.

Ngoài ra, cách trang trí món ăn trong văn hóa ẩm thực của hai châu lục cũng có sự khác biệt rõ rệt. Tại châu Á, các món ăn được trình bày với nhiều hình thức khác nhau và cũng đa dạng các món trong bữa tiệc hoặc cỗ… Ngược lại, ẩm thực châu Âu luôn đơn giản hóa cá món ăn và thường để miếng to rồi dùng dao để cắt ra thành từng miếng nhỏ khi ăn.

JavaScript isn't enabled in your browser, so this file can't be opened. Enable and reload.

Ẩm thực châu Á bao gồm một số nền ẩm thực chính trong khu vực châu Á gồm: ẩm thực Đông Á, ẩm thực Nam Á, ẩm thực Đông Nam Á, ẩm thực Trung Á và ẩm thực Tây Á. Ẩm thực là một phong cách đặc trưng của truyền thống nấu ăn, chế biến thực phẩm của vùng đất này[1] thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Châu Á vốn dĩ là lục địa lớn nhất và đông dân nhất, là nơi tập trung nhiều nền văn hóa, trong đó có nhiều nền ẩm thực đặc trưng. Các thành phần nguyên liệu phổ biến đối với nhiều nền văn hóa ở khu vực Đông Á và Đông Dương [do ảnh hưởng của người Hoa ở nước ngoài] bao gồm từ gạo, gừng, tỏi, vừng, tiêu, ớt, hành khô, đậu nành và đậu phụ, những phương pháp nấu ăn phổ biến là chiên xào, hấp, luộc.

Một bữa cơm Việt [với đầy đủ cơm, xôi, thịt, canh, cá, trứng, nước mắm, dưa cải, rau thơm] là một đặc trưng trong Ẩm thực Việt Nam

Món Thukpa trong ẩm thực Ấn Độ

Mặc dù món cơm phổ biến đối với hầu hết các món ăn châu Á, nhưng các loại gạo khác nhau lại phổ biến ở các vùng khác nhau. Gạo nếp đã ăn sâu vào văn hóa, truyền thống tôn giáo và bản sắc dân tộc của Lào[2] [món xôi Lào]. Mặc dù gạo phổ biến đối với hầu hết các nền ẩm thực khu vực châu Á nhưng mỗi khu vực khác nhau lại sử dụng các loại gạo khác nhau như loại gạo Basmati phổ biến ở Nam Á, phổ biến ở tiểu lục địa Ấn Độ, gạo hương lài [gạo Jasmine] thường được tìm thấy trên khắp Đông Nam Á, gạo hạt dài ở Trung Quốc và gạo hạt ngắn ở Nhật Bản và Hàn Quốc[3][4].

Cà ri là một món ăn phổ biến ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á [đặc biệt là cà ri Nhật Bản], tuy nhiên, chúng không phổ biến trong ẩm thực Tây Á và Trung Á. Những món cà ri có nguồn gốc từ Nam Á thường có sữa chua, ở Đông Nam Á là sữa dừa và ở Đông Á là thịt hầm và rau.[5]. Các món cà ri có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ, với miền Bắc Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan ngày nay chủ yếu sử dụng sữa chua, trong khi những món ăn ở miền Nam Ấn Độ, Sri Lanka và Đông Nam Á ngày nay thường sử dụng nước cốt dừa làm nguyên liệu chính[6] Ẩm thực Nam Á và ẩm thực Đông Nam Á thường được đặc trưng bởi việc sử dụng nhiều gia vị và thảo mộc có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới của Châu Á. Ở khu vực Đông Nam Á thì nước mắm là một thành phần đặc trưng trong các bữa ăn.

 

Món Makluba [trong tiếng Ả rập có nghĩa là lộn ngược] trong Ẩm thực Palestin

 

Món Pita trong ẩm thực Ả rập

 

Bánh bao Buuz [Bô-zừ] trong Ẩm thực Mông Cổ

Ẩm thực Bắc Á:

  • Ẩm thực Nga [vùng Viễn Đông]
  • Ẩm thực Mông Cổ

Ẩm thực Đông Á:

  • Ẩm thực Trung Quốc
  • Ẩm thực Đài Loan
  • Ẩm thực Nhật Bản
  • Ẩm thực Triều Tiên
  • Ẩm thực Hàn Quốc
  • Ẩm thực Singapore

Ẩm thực Nam Á:

  • Ẩm thực Ấn Độ
  • Ẩm thực Pakistan
  • Ẩm thực Banglades
  • Ẩm thực Nepal
  • Ẩm thực Sri Lanka

Ẩm thực Đông Nam Á:

  • Ẩm thực Thái Lan
  • Ẩm thực Mã Lai
  • Ẩm thực Philippines
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Ẩm thực Indonesia
  • Ẩm thực Lào
  • Ẩm thực Campuchia
  • Ẩm thực Myanma

Ẩm thực Tây Á

  • Ẩm thực Ả rập
  • Ẩm thực Do Thái
  • Ẩm thực Lưỡng Hà
  • Ẩm thực Iran [Ẩm thực Ba Tư]
  • Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ
  • Ẩm thực Syria
  • Ẩm thực Palestine
  •  

    Món cơm trộn thịt trong ẩm thực Ấn Độ

  •  

    Thali chay Bắc Ấn truyền thống với nhiều cà ri từ Ấn Độ. Các món cà ri khác nhau được tìm thấy trên khắp Nam Á.

  •  

    Do vị trí của Quảng Đông trên bờ biển phía nam của Trung Quốc, hải sản tươi sống là một đặc sản trong ẩm thực Quảng Đông. Các chợ bán hải sản như vậy được tìm thấy trên khắp Đông Á.

  •  

    Một quầy hàng tại chợ Thanin ở Chiang Mai, Thái Lan, bán thực phẩm nấu sẵn. Các quầy hàng trong chợ bán thực phẩm được tìm thấy trên khắp Đông Nam Á.

  •  

    Một bữa tiệc của người Tajik. Một bữa tiệc lớn thường được kết hợp với các nền văn hóa của Trung Á.

  •  

    Ẩm thực của người Assyria điển hình; ví dụ về một loại bữa ăn được tìm thấy ở Tây Á.

  1. ^ "Cuisine." Thefreedictionary.com. Truy cập June 2011.
  2. ^ Sattaka, Patcha [ngày 27 tháng 12 năm 2016]. “Geographical Distribution of Glutinous Rice in the Greater Mekong Sub-region”. Journal of Mekong Societies [bằng tiếng Anh]. 12 [3]: 27–48. ISSN 2697-6056.
  3. ^ “The flavors of Asia”. Quaker Oats Company. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2008.
  4. ^ “The flavors of Asia”. Quaker Oats Company. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2008.
  5. ^ “Cuisine Areas Of Asia”. Kraft Foods [Australia]. 2007. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2008.
  6. ^ “Cuisine Areas Of Asia”. Kraft Foods [Australia]. 2007. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2008.

  • Ẩm thực
  • Ẩm thực châu Âu
  • Ẩm thực châu Mỹ
  • Ẩm thực châu Phi

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ẩm_thực_châu_Á&oldid=68313136”

Video liên quan

Chủ Đề