Khoảng tham chiếu trong xét nghiệm COVID là gì

Xét nghiệm ANA là nhằm phát hiện kháng thể kháng nhân [antinuclear antibody] trong máu. Hệ thống miễn dịch bình thường tạo ra các kháng thể để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ngược lại, các kháng thể kháng nhân thường tấn công các mô của chính cơ thể - nhắm mục tiêu cụ thể vào nhân của từng tế bào – là cơ chế phản ứng tự miễn dịch, trong các bệnh lý tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp hoặc xơ cứng bì.

Kháng thể kháng nhân [ANA - antinuclear antibody] là một nhóm tự kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của một người khi hệ thống miễn dịch của cơ thể không phân biệt được đầy đủ giữa "bản thân" và "không phải chính mình". Xét nghiệm ANA là nhằm phát hiện các tự kháng thể này trong máu.

ANA phản ứng với các thành phần của tế bào khỏe mạnh của chính cơ thể và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như viêm mô và cơ quan, đau khớp và cơ, sốt kéo dài. ANA nhắm mục tiêu cụ thể đến các chất được tìm thấy trong nhân tế bào. Mặc dù chúng không thể làm hỏng các tế bào sống vì chúng không thể tiếp cận nhân của chúng, ANA vẫn có thể gây tổn thương mô bằng cách phản ứng với các chất trong hạt nhân khi được giải phóng từ các tế bào bị tổn thương hoặc hoại tử.

Xét nghiệm ANA là một trong những xét nghiệm chính để giúp chẩn đoán nghi ngờ các rối loạn tự miễn dịch hoặc loại trừ các tình trạng khác có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Xét nghiệm ANA có thể dương tính với một số rối loạn tự miễn dịch. Cụ thể là bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống do rối loạn tự miễn dịch hầu như luôn dương tính với ANA. Tuy vậy, tỷ lệ bệnh nhân mắc các rối loạn tự miễn khác có kết quả ANA dương tính lại khác nhau. Ngoài ra, một số lượng đáng kể bệnh nhân mắc các bệnh lý khác, và thậm chí một số người khỏe mạnh, cũng có thể dương tính với ANA, nhưng chỉ là ở mức độ thấp.

Bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống do rối loạn tự miễn dịch hầu như luôn dương tính với ANA

Cơ thế thực hiện xét nghiệm ANA tại các phòng thí nghiệm khác nhau có thể sử dụng các phương pháp thử nghiệm khác nhau để phát hiện và đo lường nồng độ ANA, bao gồm:

Phương pháp sử dụng kháng thể huỳnh quang gián tiếp: Phương pháp này là phương pháp truyền thống. Mẫu máu của một người được trộn với các tế bào được dán vào một phiến kính. Các tự kháng thể có thể có trong máu sẽ phản ứng với các tế bào. Các phiến kính được xử lý bằng thuốc thử kháng thể huỳnh quang và được kiểm tra dưới kính hiển vi. Sự hiện diện [hoặc không có] và kiểu huỳnh quang sẽ được ghi nhận để định tính và định lượng ANA.

Phương pháp xét nghiệm miễn dịch: Các phòng thí nghiệm cũng có thể sử dụng xét nghiệm miễn dịch để sàng lọc ANA và chỉ có thể sử dụng phương pháp sử dụng kháng thể huỳnh quang gián tiếp để xác nhận lại kết quả dương tính hoặc kết quả không rõ ràng là dương tính hoặc âm tính. Trong phương pháp này, bệnh phẩm được thực hiện trên thiết bị đo đạc tự động nên có thể kém nhạy hơn so với phương pháp sử dụng kháng thể huỳnh quang gián tiếp trong việc phát hiện ANA nhưng có thể đặc hiệu hơn đối với các phương pháp xác định rối loạn tự miễn dịch khác.

Xét nghiệm ANA được chỉ định khi một bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ là do rối loạn tự miễn dịch toàn thân. Theo đó, những người bị có bệnh tự miễn có thể có nhiều triệu chứng mơ hồ và không đặc hiệu, thay đổi theo thời gian, nặng dần lên hoặc xen kẽ giữa các giai đoạn bùng phát và thuyên giảm.

Một số ví dụ về các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Sốt kéo dài
  • Mệt mỏi dai dẳng, suy nhược

Sốt nhẹ kéo dài có thể là một trong những dấu hiệu rối loạn tự miễn dịch toàn thân

  • Đau giống như viêm khớp ở một hoặc nhiều khớp
  • Phát ban đỏ; đối với bệnh lupus có hình dạng hồng ban cánh bướm trên mũi và má đặc hiệu
  • Da nhạy cảm với ánh sáng
  • Rụng tóc
  • Đau cơ
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Viêm và tổn thương các cơ quan và mô, bao gồm thận, phổi, tim, niêm mạc tim, hệ thần kinh trung ương và mạch máu

Kết quả đọc ANA âm tính có nghĩa là không có tự kháng thể nào trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số ANA dương tính không đồng nghĩa với việc mắc bệnh tự miễn dịch.

Tỷ lệ có kết quả ANA dương tính ở những người khỏe mạnh là khoảng 3 - 15% trong dân số chung. Việc sản xuất các tự kháng thể này phụ thuộc nhiều vào độ tuổi và sẽ tăng lên 10 - 37% ở những người khỏe mạnh trên 65 tuổi. Ngay cả những người khỏe mạnh bị nhiễm virus cũng có thể có ANA dương tính, mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, bệnh lý ung thư cũng có thể khiến ANA dương tính.

Một số loại thuốc cũng có thể khiến cho kết quả xét nghiệm ANA dương tính. Điều quan trọng là phải khai báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng - theo toa, không kê toa và cả thực phẩm chức năng bổ sung.

Như vậy, một kết quả ANA dương tính chỉ đơn giản là nền tảng cho các bác sĩ tiếp tục tìm kiếm nguyên nhân. Trên thực tế, một người bình thường vẫn có thể có ANA dương tính mà không có bất kỳ biểu hiện bệnh lý nào, có nghĩa là không có đủ bằng chứng để chẩn đoán bệnh lupus hoặc bất kỳ bệnh tự miễn dịch nào khác. Do đó, để chẩn đoán xác định nhóm bệnh này, bác sĩ sẽ cần thêm các bằng chứng trong xét nghiệm máu khác, cùng với tiền sử các triệu chứng cũng như thăm khám tổng quát.

Kết quả xét nghiệm ANA là một trong những nền tảng để bác sĩ tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh tự miễn

Nồng độ ANA thấp có thể gặp phải ở tới 40% số người khỏe mạnh. Đứng trước thực trạng này, hầu hết các phòng thí nghiệm sẽ giới hạn việc báo cáo ANA dương tính, nhằm chủ động loại trừ phần lớn các kết quả có nồng độ thấp và không có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Tuy nhiên, ít nhất 5% dân số khỏe mạnh có ANA hiệu giá trung bình được coi là dương tính; tỷ lệ này tương đối cao hơn ở phụ nữ và người cao tuổi.

Ngoài ra, tính không đặc hiệu trong xét nghiệm ANA là kết quả ANA dương tính cũng được nhìn thấy trong một số điều kiện mà lại không hữu ích về mặt chẩn đoán, bao gồm các tình trạng không tự miễn dịch như nhiễm trùng mãn tính, viêm gan virus và bệnh ác tính, và một số tình trạng tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh tuyến giáp mà sự hiện diện hoặc vắng mặt của ANA không đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán hoặc tiên lượng.

Mặt khác, nhiều bệnh nhân mắc một số bệnh tự miễn dịch cũng có thể không có kết quả ANA dương tính. Mặc dù xét nghiệm ANA có độ nhạy cao đối với một số bệnh thấp khớp như lupus ban đỏ hệ thống và bệnh xơ cứng bì toàn thân, một kết quả âm tính lại không loại trừ được một loạt các bệnh lý khác bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh thoái hóa đốt sống, bệnh cơ viêm tự phát và viêm mạch máu tự miễn.

Tóm lại, xét nghiệm kháng thể kháng nhân [ANA] được sử dụng rộng rãi như một dấu hiệu huyết thanh của bệnh tự miễn. Khi được chỉ định và sử dụng một cách chọn lọc, xét nghiệm ANA có thể là một công cụ hữu ích để giúp xác nhận hoặc loại trừ chẩn đoán nhóm bệnh tự miễn toàn thân. Tuy nhiên, vì tỷ lệ ANA dương tính là tương đối cao trong các tình trạng viêm nhiễm khác, cũng như ở những người khỏe mạnh, kết quả này đòi hỏi cần phải biết cách biện luận dựa trên các bằng chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vui lòng liên hệ Website để được phục vụ tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Khoảng tham chiếu của một xét nghiệm là một khoảng giá trị, gồm giới hạn trên và giới hạn dưới, được xây dựng dựa trên các nghiên cứu đánh giá ở quần thể những người khỏe mạnh. Trước đây, thường được gọi là “giá trị bình thường”.

Khi có kết quả xét nghiệm, kết quả đó sẽ được so sánh với khoảng tham chiếu, xem có “nằm trong” hay “nằm ngoài” khoảng tham chiếu không, để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại là khỏe mạnh [kết quả nằm trong dải] hay bất thường [kết quả nằm ngoài dải]. Khi đánh giá kết quả xét nghiệm cần chú ý các yếu tố về tuổi, giới tính, bệnh phẩm [máu, nước tiểu, dịch não tủy,…], tình trạng trước lấy mẫu [nhịn đói, vận động mạnh,..], các yếu tố này góp phần  làm thay đổi khoảng tham chiếu, nếu không sử dụng phù hợp có thể đánh giá lầm kết quả xét nghiệm.

ba điều quan trọng cần nhớ về khoảng tham chiếu, đó là:

Kết quả xét nghiệm bình thường, nhưng có thể là bất thường ở phòng xét nghiệm khác: Điều này có nghĩa là nếu thực hiện xét nghiệm ở đâu thì cần đánh giá kết quả xét nghiệm dựa trên khoảng tham chiếu ở đó cung cấp. Bởi giữa các phòng xét nghiệm khác nhau sẽ sử dụng khoảng tham chiếu khác nhau, sở dĩ như vậy bởi vì:

- Thiết bị phân tích khách nhau: thiết bị xét nghiệm, hóa chất, kỹ thuật phân tích

- Điều kiện phân tích khác nhau: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng

- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng khỏe mạnh khác nhau

- Quần thể bệnh nhân khác nhau

- Cách chuẩn bị và thu thập mẫu khác nhau

Một kết quả xét nghiệm bình thường không đồng nghĩa với khỏe mạnh [không bị bệnh]: Nếu kết quả xét nghiệm nằm trong khoảng tham chiếu, thì đây là dấu hiệu tốt, nhưng không hoàn toàn chắc chắn không bị bệnh. Nhiều xét nghiệm có khoảng tham chiếu chồng chéo giữa bị bệnh và không bị bệnh, bởi vậy vẫn có khả năng bị bệnh nhưng kết quả xét nghiệm nằm trong dải bình thường, đặc biệt ở giai đoạn đầu của một số bệnh.

Một kết quả xét nghiệm bất thường chưa thể khẳng định là bị bệnh:  Bởi vì khoảng tham chiếu là một khái niệm thống kê, được xây dựng dựa trên khoảng 95% những người khỏe mạnh, như vậy sẽ có 5% người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng có kết quả nằm ngoài khoảng tham chiếu. Những người này không nhất định có bệnh, chỉ là họ khác biệt với số đông. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm bất thường là tín hiệu cảnh báo về khả năng bệnh tật có thể xảy ra, đặc biệt là giá trị nằm xa so với khoảng tham chiếu.

Tác giả: Lê Văn Công – Chuyên viên quản lý sản phẩm Phương Đông

Tài liệu tham khảo:

1. //www.clinlabnavigator.com/reference-ranges.html

2. //labtestsonline.org/articles/laboratory-test-reference-ranges

Video liên quan

Chủ Đề