Tại sao ngành sư phạm không đóng học phí

  • [ảnh minh họa]

  • Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH quy định về đối tượng không phải đóng học phí bao gồm:

    - Học sinh tiểu học trường công lập;

    - Học sinh, sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước;

    - Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    Như vậy, sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập hoặc theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước mới thuộc đối tượng không phải đóng học phí. Do đó, bạn học sư phạm trường công lập thì sẽ không phải đóng học phí.

    Trân trọng!

HUYÊN NGUYỄN   -   Thứ hai, 29/06/2020 10:04 [GMT+7]

Theo Luật Giáo dục 2019, học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học thay vì quy định không phải đóng học phí như trước đây [ảnh minh họa]. Ảnh: Hải Nguyễn

Chính sách sinh viên sư phạm không phải nộp học phí được quy định tại Điều 77, Luật Giáo dục 1998 và Điều 89 của Luật Giáo dục 2005: Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí. 

Thế nhưng, quy định này đã có thay đổi tại Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực kể từ ngày 1.7.2020. Theo đó, Điều 85 của Luật quy định: "Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo".

Ngoài ra, học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí quy định.

Theo Bộ GDĐT, chính sách miễn giảm học phí đã có tác dụng thúc đẩy nhất định khi có một số lượng sinh viên đăng kí học ngành sư phạm. Đây là một trong những lí do chính, thu hút được khoảng 50,5% sinh viên chọn ngành sư phạm. 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những sinh viên này có thực sự phù hợp với yêu cầu ngành cũng như có nhiều sinh viên giỏi vào ngành sư phạm hay không. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hướng nghiệp. Đó cũng chính là lí do vì sao nhiều năm qua sinh viên sư phạm chưa thể rơi vào miền chọn nghề tối ưu theo mô hình hướng nghiệp hiện đại.

Một trong những yếu tố khác là hiện nay chúng ta không quản lí được sinh viên hưởng chính sách miễn học phí. Theo quy định, để được hưởng chính sách miễn học phí, sinh viên phải có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ trong ngành GDĐT.

Những đối tượng không thực hiện cam kết phục vụ trong ngành GDĐT sẽ phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã được miễn đóng góp học phí trong thời gian học tại trường.

Thế nhưng, trên thực tế, trong quá trình thực thi chính sách này, không có bất cứ cơ quan, đơn vị hay bộ phận nào để kiểm tra xem sinh viên có thực hiện đúng cam kết hay không.

Điều này dẫn tới sự phí phạm ngân sách nhà nước đầu tư cho những sinh viên này và tạo ra sự bất công bằng so với những sinh viên của các ngành nghề khác ở một mức độ nhất định.

Chính sách này cũng sẽ tránh lãng phí được hàng trăm tỉ đồng/năm bởi thực tế nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước dành để thực hiện chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm không nhỏ.

Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2011- 2013 dự toán chi bù học phí cho các trường sư phạm trực thuộc Bộ GDĐT lần lượt là khoảng 250 - 354 - 484 tỉ đồng. 

Do chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, kinh phí hoạt động của các trường sư phạm chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước được tính trên đầu số sinh viên cũng hạn chế cơ hội được đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.

Chính sách sinh viên sư phạm không phải nộp học phí được quy định tại Điều 77, Luật Giáo dục 1998 và Điều 89 của Luật Giáo dục 2005: “Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí”.

Thế nhưng, quy định này đã có thay đổi tại Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020.

Theo đó, Điều 85 của Luật Giáo dục 2019 quy định: "Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.

Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo".

Ngoài ra, học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí quy định.

Ảnh minh họa: Nguồn TTXVN

Cũng có hiệu lực từ 1/7/2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 quy định hợp đồng không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 3 trường hợp sau:

Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật viên chức 2010 và người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.

Một điểm mới của Luật này là thời hạn của hợp đồng làm việc xác định thời hạn cũng được kéo dài đến 60 tháng [hiện nay tối đa chỉ đến 36 tháng].

Luật cũng quy định rõ 03 đối tượng được tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển gồm: Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

Linh Hương

Ngày 2/12/1998, Luật Giáo dục đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua. Cũng là lần đầu tiên, quy định học sinh, sinh viên ngành sư phạm, người theo học các khoá đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí. Luật này có hiệu lực bắt đầu từ năm 1999.

Chính sách này đã giúp đỡ cho những sinh viên nghèo học giỏi có điều kiện học tập và góp phần thu hút nhân tài vào ngành sư phạm. Ý nghĩa thứ hai mà nó mang lại đó là việc nhà nước được quyền điều động, sử dụng nguồn nhân lực này từ các cơ sở giáo dục. Nói dễ hiểu là một cách "đặt hàng đào tạo" của bộ cho nhóm sinh viên này.

Những mục đích cao quý trên là hoàn toàn phù hợp với tình hình Việt Nam, cũng như việc san sẻ một phần khó khăn từ sự đặc thù của nghề nghiệp. Tuy nhiên, cũng từ chính sách đó mà cũng tạo ra vô số trái ngang, từ việc điểm sàn liên tục xuống dốc, nhân lực thừa thải dẫn đến tỷ lệ theo ngành thực sự rất thấp, nguồn ngân sách hỗ trợ tăng lên làm mất tính cân bằng với các nghề nghiệp khác và mọi thứ thật sự đổ vỡ khi mà hàng loạt những bê bối diễn ra với ngành sư phạm trong thời gian gần đây.

>> Những khắc khoải về giáo dục

Vì vậy, câu chuyện có hay không, giữ hay bỏ chính sách này lại dấy lên trong lòng dư luận một lần nữa. Và rồi mọi thứ đã thay đổi, kể từ ngày 1/7 năm nay khi mà luật giáo dục năm 2019 được thông qua đã xóa bỏ hoàn toàn việc miễn học phí cho các ngành sư phạm.

Rõ ràng thời thế đã thay đổi, tư duy cục bộ cần được xóa bỏ bằng một lối nghĩ mới mẻ hơn: Đảm bảo đầu ra mới là thứ quan trọng để hút nhân tài, chứ không phải là miễn phí học phí.

Có thể nhiều người vẫn sẽ cảm thấy bây giờ chưa thích hợp vì Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo. Tuy nhiên, các sinh viên sư phạm sẽ được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ khác: miễn giảm học phí, học bổng khuyến học, trợ cấp xã hội theo quy định. Tiền đóng học phí cũng giúp mở ra sự nâng cấp của các cơ sở giáo dục. dẫn đến sự cạnh tranh từ học phí, trang thiết bị, chương trình dạy...

Biết đâu một ngày không xa sẽ có một chương trình dạy giáo viên chất lượng cao, có liên kết quốc tế thì sao nhỉ? Đó chắc chắn là có lợi cho đất nước và xã hội. Hãy chờ sự đào thải và chọn lọc từ cơ chế thị trường.

Một ngành sư phạm với tâm thế khác biệt, không bám vào chính sách và tự mình vươn lên. Đổi mới là cần thiết.

Ngô Thành Tuấn

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây

    Đang tải...

  • {{title}}

Video liên quan

Chủ Đề