Kính thầy yêu bạn có nghĩa là gì

Không biết tự bao giờ mà những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã được nhân dân ta sáng tác và lưu truyền cho tới tận bây giờ. Những câu ca dao tục ngữ ấy chính là những bài học đạo lí, những kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đúc rút lại để dặn dò con cháu sau này. Một trong những đạo lí truyền thống mà mỗi người con của mảnh đất Việt Nam ta đều biết đến đó là: lá rụng về côi, suối chảy về nguồn, mỗi người chúng ta ai ai cũng phải luôn biết ơn và khắc ghi công lao mà các bậc cha anh để lại. Điều đó đã được nhân dân ta đúc rút thành những câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

“Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đều là những câu tục ngữ mà nhắc đến lối sống ân tình, tình nghĩa của nhân dân ta, gợi nhắc con người về lòng biết ơn đói với thế hệ đi trước – thế hệ mà biết bao con người đã đánh đổi công sức, đánh đổi mồ hôi, thậm chí là đánh đổi cả máu và nước mắt để có được chúng ta ngày hôm nay, để có một đất nước hòa bình như thế này.

Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, điều đó được thể hiện qua bề dày những câu ca dao tục ngữ truyền miệng từ ngàn đời về đạo lí sống của con người:

“Cây có cội mới nảy mầm xanh lá

Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu”

Hay bài:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho trong chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay bài ca dao nói về công lao của những người đi trước nhằm nhắc nhở chúng ta phải luôn trân trọng, biết ơn giá trị của cuộc sống hiện tại:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”

Không chỉ vậy, lòng biết ơn còn là thước đo phẩm chất và nhân cách của mỗi người. Chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô ơn, sống hoài sống phí, chúng ta liệu có muốn biến mình trở thành một dứa con bất hiếu hay một người học trò vô lễ? chúng ta liệu có ai muốn mình trở thành những kẻ ngang nhiên ăn không trái chín trên cây của một người nông dân nghèo khổ, vất vả? Ắt hẳn không ai trong chúng ta mong muốn như vậy. Khi chúng ta biết trân trọng thành quả của người khác, chúng ta sẽ được mọi người thêm tôn trọng và yêu mến hơn, khi ấy những gì mà chúng ta trao cho người khác cũng được nâng niu và công nhận.

Bên cạnh giá trị truyền thống vốn có của mình, lòng biết ơn còn được coi là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất. Nếu chúng ta không biết trân trọng công lao của người khác thì chúng ta đang hưởng thụ cuộc sống ngày hôm nay một cách vô ơn, vô nghĩa. Được sinh ra và lớn lên, chúng ta phải khắc ghi công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. Để được nên người, được nâng tầm tri thức, chúng ta phải biết ơn công lao giáo dục của thầy cô và gia đình. Để được hưởng cơm ngon, trái ngọt mỗi ngày, chúng ta phải biết ơn những người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Và để được sống dười nền trời hòa bình, không có khói lửa chiến tranh như ngày hôm nay, chúng ta phải biết ơn Cách Mạng, biết ơn những người anh hùng đã hi sinh, biết ơn nhân dân đã thầm lặng cống hiến để có được Tổ Quốc ta ngày hôm nay… Mọi thứ trên đời không tự nhiên sinh ra hay mất đi, để có được những thành quả ấy là cả một hành trình dài của bao đời người, bao thế hệ. Chúng ta phải trân trọng nó. Nhưng bên cạnh sự biết ơn, chúng ta phải là những người duy trì, phát triển từ những thành quả vốn có ấy, để chúng ta nối bước cha ông, lại trở thành những người đi trước với thế hệ sau, chúng ta phải đóng góp, chúng ta phải cống hiên, để những trái ngọt ngày không mất đi mà ngày thêm căng mọng, ngọt ngào.

Từ đạo lí mà cha ông ta ta răn dạy, chúng ta lên án phê phán những kẻ có lỗi sống vô ơn, coi những điều mình được hưởng thụ là tất yếu, là đương nhiên, không biết phấn đấu, phát huy những gì mình đang có. Những kẻ như vậy ắt sẽ bị xã hội coi thường, không tôn trọng và yêu mến.

“Uống nước nhớ nguồn” và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ lâu đã là những câu nó truyền đời, truyền thống của nhân dân ta. Mỗi lần đọc lại những lời dặn dò ấy, em lại tự nhủ sẽ cố gắng phấn đấu hơn để sẽ luôn nhớ ơn những công lao vô bờ ấy, để góp phần xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu đẹp.

chúc bn hok tốt , tk cho mik nha

ĐỀ: Suy nghĩ ,hành động cụ thể của anh [chị] về quy định trong nội quy THPT Võ Thị Sáu:”Học sinh phải kính thầy ,yêu bạn, thực hiện lối sống văn hoá,trang phục gọn gang phù hợp với lối sống học sinh”
BÀI LÀM
Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ,dạy kiến thức mà còn là nơi dạy lễ nghĩa,cách đối nhân xử thế và dạy cả những lối sống lành mạnh cho học sinh.Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường học sinh đã biết tuân thủ những nội quy mà trường đề ra để rèn luyện nhân cách cho mình thật tốt. Điều đó cũng được đặt ra trong nội quy THPT Võ Thị Sáu:” Học sinh phải kính thầy,yêu bạn, thực hiện lối sống văn hoá,trang phục gọn gàng phù hợp với lối sống học sinh”
Nội quy trên là muốn khuyên học sinh phải biết kính trọng ,lễ phép với thầy cô,yêu mến ,than thiện với bạn bè và có một lối sống lành mạnh ,trang phuc gọn gàng ,sạch sẽ.Chúng ta có thể thấy rất nhiều những biểu hiện về quy định này trong môi trường học đường.Các bạn học sinh nói chuyện,xưng hô với rất lễ phép với thầy cô,gặp thầy cô dù không dạy mình nhưng vẫn cuối đầu chào.Còn đối với bạn bè luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập.Kông chỉ vậy,các bạn còn thể hiện mình là những công dân nhỏ tuổi có văn hoá khi không nói tục chữi thề,không tham gia bài bạc, có một lối sống vô cùng lành mạnh.Khi đến trường các bạn có đồng phục gọn gàng-một nét đẹp của học sinh thì ngoài trường các bạn vẫn giữ được nét trong , hồn nhiên với trang phục đời thường giản dị.
Việc có quy định này trong bản nội quy của trường là một điều rất đúng đắn,cần thiết và vô cùng bổ ích cho học sinh.Nhà trường đưa ra quy định cũng chính là hướng cho các em đi theo 1 con đường đúng đắn để trở thành một học sinh tốt ở hiện tại và một công dân tốt trong tương lai.Nhờ quy định này mà học sinh biết được đâu là điều tốt mình nên làm hay mình còn đang thiếu sót những điểm nào để sửa chữa.Quy định”thực hiện nếp sống văn hoá”giúp các học sinh hiểu rằng mình cần phải là một công dân có văn hoá ngay từ lúc nay chứ không phải việc sống có văn hoá là nhiệm vụ của những người trưởng thành ngoài xã hội.Cũng như quy định “trang phục gọn gàng phù hợp với lối sống học sinh”giúp các em yêu mến,tuân thủ đồng phục đi học mặc nghiêm chỉnh tạo nên nát đẹp hồn nhiên tuổi học trò và biết được rằng ở lứa tuổi mình mặc gọn gàng, giản dị mới là đẹp nhất.Ví vậy,quy định này rất cần thiết và quan trọng đối với học sinh.Nó như một trong những bản chỉ dẫn hướng dẫn các em cách đi trên con đường bước vào cuộc đời mà cụ thể hơn là ở “trạm” trường học
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng đồng tình, nghiêm túc chấp hành nội quy này.Một số em tỏ ra vô lễ với giáo viên,có đôi khi còn hành hung cả giáo viên -những người đả dạy dỗ mình.Bằng chứng của những hành động đó là càng ngày vấn đề bạo lực học đường càng đến mức báo động.Còn cách ăn mặc thì chải chuốt phấn son.Thái độ cua những học sinh ấy trước quy định này thật đáng chê trách.Những học sinh cố tình vi phạm nội quy nhà trường là những học sinh đáng báo động về nhân cách Nếu còn là học sinh mà đã ngang ngạnh không coi nội quy trường ra gì thì sau này đến pháp luật,kỉ cương thi sẽ như thế nào?Vì vậy cần có những biện pháp răn đe,giáo dục hướng các học sinh không tuân thủ quy định này trở nên vui vẻ chấp hành và yêu mến nội quy
Là một thành viên mới của đại gia đình THPT Võ Thị Sáu em rất tán thành và tự hào khi có quy định này trong nội quy trường.Em xin hứa sẽ nghiêm túc,tự nguyện và vui vẻ chấp hành quy định cũng như là tuyên truyền các bạn khác thực hiện thật tốt.Em còn sẽ giao lưu quy định này của trường mình cho các bạn hoc sinh trường khác hưởng ứng vì em rất tự hào về quy định của trường em.
------
Bảo Hân -10a8 -2011-2012

Chủ Đề