Ký hiệu hct trong xét nghiệm máu là gì

Khi khám sức khỏe tổng quát, nhiều người được thực hiện xét nghiệm HCT nhưng không biết HCT là gì. Đây là một trong các xét nghiệm phổ biến để đánh giá tình trạng sức khỏe mỗi người. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về chỉ số này nhé.

HCT là chữ viết tắt của thuật ngữ Hematocrit, là tỷ lệ lượng hồng cầu có trong thể tích máu toàn phần. HCT còn được gọi là dung tích của hồng cầu. 

Nhiều người khi đi khám thường thắc mắc ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số hematocrit là gì. Câu trả lời là, chỉ số hematocrit cho biết tỷ lệ phần trăm của hồng cầu trong thể tích máu. Từ kết quả xét nghiệm HCT, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng thiếu máu, mất máu của bệnh nhân. Đồng thời có thể chẩn đoán được các bệnh lý về tim mạch, phổi hoặc bệnh tăng hồng cầu.

Chỉ số hematocrit được tính bằng công thức thể tích của hồng cầu chia cho thể tích máu, đơn vị tính là phần trăm. Công thức tính HCT là:

HCT= [ V (Hồng cầu) : V (Toàn phần)] x 100%

Khi làm xét nghiệm kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể cho bạn biết chỉ số HCT là gì

Chỉ số HCT thế nào là bình thường?

Chỉ số HCT được xem là bình thường ở người có tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh về hồng cầu.

Mức bình thường của HCT không cố định với mọi độ tuổi và giới tính. Với mỗi đối tượng, chỉ số này có sự chênh lệch cụ thể như sau: 

Dưới 15 tuổi: HCT từ 35 % đến 39%.

Trên 15 tuổi: Nữ từ 37% đến 48%, nam từ 45% đến 52%.

Nhiều người được thực hiện xét nghiệm HCT nhưng không biết HCT là gì

Xét nghiệm đo chỉ số HCT diễn ra thế nào?

Xét nghiệm HCt nằm trong bộ xét nghiệm công thức máu. Cụ thể, khi thực hiện xét nghiệm công thức máu, bệnh nhân phải trải qua các xét nghiệm như đo nồng độ hemoglobin, hematocrit, cùng xét nghiệm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu là 3 tế bào được sản xuất bởi các tủy xương. 

Trong xét nghiệm đo chỉ số Hematocrit, sau khi đã có mẫu máu lấy từ bệnh nhân, kỹ thuật viên sẽ sử dụng một máy chuyên dụng tự động để đo HCT cùng với thực hiện các xét nghiệm khác. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được các bác sĩ chỉ định áp dụng phương pháp sử dụng máy ly tâm để đo lượng hematocrit.

Xét nghiệm chỉ số HCT bằng máy ly tâm diễn ra chỉ trong khoảng vài phút và trải qua 3 bước:

  • Bệnh nhân được lấy một lượng máu từ 0.05 ml - 0.1ml. Mẫu máu này được đặt vào bên trong một ống dẫn nhỏ được bọc kín bởi đất sét hoặc sáp.
  • Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ đặt một máy quay ly tâm vào ống dẫn. Các tế bào hồng cầu sẽ bị đọng lại ở dưới phần đáy ống và sẽ tạo nên cột hồng cầu. Cột hồng cầu phía dưới được phân tách với cột huyết thanh ở phía trên.
  • Chiều cao phần hồng cầu được chia đều cho chiều cao của dịch chứa trong ống dẫn. 

Để tìm hiểu chỉ số HCT là gì cần biết đây là tỷ lệ phần trăm hồng cầu trong thể tích máu

Khi HCT tăng giảm nói lên điều gì?

HCT giảm thấp

Lượng hematocrit suy giảm thấp là biểu hiện của tình trạng thiếu máu. Có thể do các nguyên nhân sau:

  • Chấn thương, xuất huyết trong, viêm loét…gây chảy máu
  • Do hồng cầu bị phá hủy (Hồng cầu hình liềm, lách to).
  • Ung thư, suy tủy xương hoặc dùng nhiều thuốc Tây gây giảm thể tích hồng cầu.
  • Chế độ ăn thiếu hụt các chất như sắt, folate, vitamin B12.
  • Uống quá nhiều nước hoặc truyền tĩnh mạch quá mức gây dư thừa nước trong cơ thể.

HCT tăng cao

cho thấy tỷ lệ phần trăm của các tế bào hồng cầu ở trong máu chiếm tỷ lệ cao hơn trên mức bình thường. Đặc biệt khi so với giới tính, độ tuổi và các yếu tố tác động khác như môi trường sống thiếu oxi, người đang mang thai. Trường hợp chỉ số HCT cao hơn 55% rất có thể cho thấy người bệnh đã bị tai biến mạch máu não.

Một số nguyên nhân khiến cho hematocrit tăng cao phải kể đến như:

  • Cơ thể bị thiếu nước.
  • Thiếu hụt oxy do nơi sống cao, hút thuốc lá, phổi bị xơ hóa.
  • Mắc bệnh tim bẩm sinh.
  • Tăng hồng cầu thứ phát khi tủy xương sản xuất hồng cầu quá mức hoặc hồng cầu bị tăng không rõ nguyên nhân.
  • Mắc các bệnh như thuyên tắc phổi, hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Làm gì để ổn định chỉ số HCT?

Để đưa chỉ số HCT trở lại mức bình thường, người bệnh cần chú ý:

  • Điều trị hiệu quả các bệnh lý căn nguyên gây tăng giảm HCT bất thường. 
  • Áp dụng lâu dài thói quen ăn uống khoa học và hợp lý. 
  • Thực hiện lối sinh hoạt hàng ngày có lợi, tránh các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu. Không nên ở môi trường thiếu oxi.

Như vậy chúng ta có thể thấy chỉ số HTC thường có trong các kết quả xét nghiệm máu khi khám sức khỏe tổng quát. Alo Xét Nghiệm à đơn vị uy tín giúp đánh giá chính xác lượng HCT có trong máu, đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống máy móc hiện đại sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm trên để có phương án điều trị tốt nhất cho bạn. 

HCT là một xét nghiệm thường được chỉ định tiến hành chúng với các xét nghiệm khác để giúp các y bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Vậy HCT trong máu là gì? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì?

HCT (Hematocrit) là chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu. HCT trong máu cho biết cơ thể bạn đang có quá nhiều hay quá ít tế bào hồng cầu. Vì vậy dựa trên kết quả xét nghiệm sẽ chẩn đoán được một số bệnh lý về hồng cầu.

Chỉ số HCT trong máu rất quan trọng vì các tế bào hồng cầu có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người. Hồng cầu chứa một loại protein quan trọng gọi là hemoglobin liên kết với oxy, từ đó cung cấp năng lượng cho mọi tế bào trong cơ thể.

Khi các tế bào hồng cầu đi qua phổi sẽ liên kết và vận chuyển oxy đến các tế bào khác. Khi trở lại phổi, chúng mang theo cacbonic để thải ra bên ngoài. Chỉ số HCT được xem là thước đo giúp xác định cơ thể có đủ tế bào hồng cầu hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn máu như thiếu máu hoặc đa hồng cầu thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm HCT để có cơ sở chẩn đoán bệnh lý.

Ký hiệu hct trong xét nghiệm máu là gì

HCT (Hematocrit) là chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu

Mục đích của việc xét nghiệm HCT trong máu là gì?

Thông thường, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm chỉ số HCT nhằm kiểm tra tình trạng máu, số lượng tế bào hồng cầu. Nếu chỉ số này thấp sẽ khiến cơ thể thiếu máu, mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt. Ngoài ra, xét nghiệm HCT còn có thể hỗ trợ sàng lọc bệnh đa hồng cầu.

Nếu bạn đang điều trị ung thư, bạn sẽ thường xuyên xét nghiệm HCT để kiểm tra xem cơ thể có đáp ứng với thuốc hay không? Từ đó mà các y bác sĩ sẽ điều chỉnh để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.

Chỉ số HCT bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số HCT bình thường cũng sẽ khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi. Kết quả Hematocrit được báo cáo dưới dạng phần trăm. Phép đo HCT trung bình ở người là 45%, điều này có nghĩa là cứ 100ml máu có 45ml hồng cầu thì được xem là bình thường.

Chỉ số HCT bình thường ở một người có sức khỏe tốt trong khoảng:

Để thực hiện xét nghiệm HCT trong máu, bệnh nhân sẽ được lấy máu vào trong ống dẫn nhỏ. Sau đó, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để đo chỉ số HCT. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm chỉ số HCT có thể bị một số tác nhân làm ảnh hưởng, thậm chí mang lại kết quả không chính xác như: Thai kỳ, cơ thể bị mất nước, mất máu...

Ký hiệu hct trong xét nghiệm máu là gì

Chỉ số HCT sẽ cung cấp một phần thông tin về sức khoẻ của bạn

Tuy nhiên, xét nghiệm HCT trong máu chỉ cung cấp một phần thông tin về sức khỏe của bạn. Do đó, sau khi có kết quả xét nghiệm bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình. Việc tìm một địa chỉ y khoa uy tín để làm xét nghiệm là rất quan trọng, có như vậy bạn mới nhanh chóng có được kết quả chính xác cũng như những chỉ dẫn về một phác đồ điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân dẫn đến chỉ số HCT quá cao hoặc quá thấp

Chỉ số HCT trong máu cao có nghĩa là phần trăm tế bào hồng cầu trong máu cao bất thường, nguyên nhân có thể là do: Khó thở khi ngủ, bệnh tim, hút thuốc lá, bệnh tủy xương...

Nếu chỉ số HCT thấp có nghĩa là bạn đang gặp tình trạng thiếu máu, lượng hồng cầu thấp hơn bình thường, nguyên nhân khiến chỉ số HCT thấp có thể do mất máu, các vấn đề về xương, thiếu sắt, vitamin B12, vitamin B6, hoặc cơ thể bị thừa nước...

Cách tăng chỉ số HCT trong máu

Ở một số trường hợp, lượng HCT trong máu thấp là do bị thiếu sắt. Vì vậy, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt và vitamin hàng ngày để hạn chế nguyên nhân dẫn đến hematocrit thấp. Một số loại thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như:

  • Các sản phẩm từ đậu nành.
  • Hoa quả sấy khô, quả hạch, đậu.

Ký hiệu hct trong xét nghiệm máu là gì

Bổ sung các loại thịt đỏ có thể giúp tăng chỉ số HCT

Bên cạnh đó, Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt được tốt hơn. Vì thế, bạn cũng nên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu Vitamin C như các loại trái cây họ cam quýt. Nên hạn chế uống cà phê hoặc trà trong bữa ăn vì hai loại thức uống này có thể làm giảm sự hấp thụ sắt.

Thông qua bài viết này, chắc hẳn quý đọc giả đã biết rõ HCT trong máu là gì? Việc ăn uống khoa học kết hợp với điều trị các bệnh lý mãn tính sẽ có thể giúp chỉ số HCT trong máu trở lại mức bình thường nên bạn không cần quá lo lắng nếu không may chỉ số này cao.

Chỉ số HCT bao nhiêu là nguy hiểm?

- Đối với nam giới, chỉ số HCT bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 41% đến 50%. - Với nữ giới, chỉ số HCT được đánh giá bình thường khi đạt 36% đến 44%. - Chỉ số HCT bình thường ở trẻ nhỏ sẽ 32% đến 42%. - Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số HCT đạt 45% đến 61% được cho bình thường.

Chỉ số HCT thấp là gì?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số hct trong máu của bạn quá thấp, thì tức các tế bào trong cơ thể không nhận đủ oxy. Nguyên nhân có thể do: Thiếu máu. Mất máu.

Hematocrit cao là bệnh gì?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mức Hematocrit của bạn quá cao, đây có thể dấu hiệu nhận biết của các tình trạng sau: Mất nước – một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của nồng độ hematocrit cao trong máu. Việc uống nhiều chất lỏng hơn sẽ giúp đưa mức hematocrit của bạn trở lại bình thường. Bệnh tim bẩm sinh.

Trọng sốt xuất huyết tỉ lệ HCT là bao nhiêu số với bình thường?

Hematocrit: khi giá trị hematocrit tăng trên 20% so với trị số bình thường trước đó thì bệnh nhân được coi có cô đặc máu. Đây một tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết dengue. Nếu không biết được giá trị hematocrit bình thường của bệnh nhân thì có thể xem giá trị > 45% mốc chẩn đoán (6).