Làm bao nhiêu tháng là phải đóng bhxh bặt buộc

Với các loại bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia. Vậy các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn bao lâu thì phải đóng bảo hiểm?

Show

    Hiện nay, khi ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể sẽ phải đóng 03 loại bảo hiểm bắt bắt buộc gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nhiệp, bảo hiểm y tế.

    1. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

    Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
    1. Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
    1. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
    […]

    Theo quy định này, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

    Do đó, nếu khi các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH bắt buộc.

    Căn cứ Điều 85, Điều 86 Luật BHXH năm 2014 và Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH với tỷ lệ như sau:

    - Người lao động: Đóng 8% tiền lương.

    - Người sử dụng lao động:

    + Đóng 3% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản.

    + Đóng 1% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    + Đóng 14% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    Làm bao nhiêu tháng là phải đóng bhxh bặt buộc

    2. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

    Điều 43 Luật Việc làm 2013 đã ghi nhận về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

    Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

    1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

    1. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
    1. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
    1. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
    […]

    Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    Như vậy, khi ký hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

    Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm, hằng tháng, các bên sẽ phải bỏ ra một số tiền nhất định để đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:

    - Người lao động đóng 1% tiền lương.

    - Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    3. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm y tế?

    Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014 đã quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
    1. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

    Với quy định này, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ trở thành đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

    Như vậy, nếu ký hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì các bên sẽ phải đóng bảo hiểm y tế.

    Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hằng tháng, mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động và người sử dụng lao động được xác định như sau:

    Ông Trần Thanh Mai được nhận vào làm nhân viên trắc địa tại 1 công ty, ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn dưới 3 tháng. Sau đó, Công ty ký tiếp HĐLĐ lần thứ 2 cũng có thời hạn dưới 3 tháng và không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Ông Mai hỏi, Công ty ông làm như vậy có đúng quy định không?

    Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời ông Trần Thanh Mai như sau:

    Quy định về các loại HĐLĐ

    Điều 22 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) quy định, HĐLĐ phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    - HĐLĐ không xác định thời hạn (là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng).

    - HĐLĐ xác định thời hạn (là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

    - HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Khi HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết HĐLĐ mới thì HĐLĐ xác định thời hạn đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đã giao kết trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

    Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn.

    Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

    Quy định về tham gia BHXH bắt buộc

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2015) thì, người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

    Trường hợp ông Trần Thanh Mai phản ánh, ông được nhận vào làm việc tại 1 công ty với vị trí nhân viên trắc địa theo HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng, sau khi hết hạn hợp đồng công ty ký tiếp HĐLĐ lần thứ 2 cũng có thời hạn dưới 3 tháng.

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 BLLĐ thì HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng chỉ được áp dụng đối với những công việc có tính chất đột xuất, không thường xuyên hoặc để tạm thời thay thế người lao động khác đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

    Tuy nhiên, trên thực tế đã có doanh nghiệp vi phạm quy định này, với tính chất công việc thường xuyên trên 12 tháng đáng lẽ phải áp dụng loại HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hoặc HĐLĐ không xác định thời hạn, nhưng doanh nghiệp chỉ ký kết HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT bắt buộc đối với người lao động. Bởi, theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2006 đối với người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên mới phải tham gia BHXH bắt buộc.

    Như vậy, nếu công ty nhận ông Mai vào làm việc không phải là trường hợp để tạm thời thay thế người lao động khác đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác; và công việc trắc địa mà ông Mai đảm nhiệm là công việc thường xuyên của công ty từ 12 tháng trở lên thì, việc công ty 2 lần ký kết HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng đối với ông Mai là vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 22 BLLĐ.

    Kể từ ngày 1/1/2016 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thay thế Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Để khắc phục tình trạng trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng hình thức chỉ ký kết HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng đối với công việc có tính chất thường xuyên trên 12 tháng, tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

    Theo khoản 1 Điều 124 Luật BHXH năm 2014, đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này là người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng sẽ được tham gia BHXH bắt buộc kể từ ngày 1/1/2018.